Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
333. DÀ NOA BÁC ĐẾ
伽拏般帝
GANA PATI
Căn
bổn trí huệ nguyệt ấn giang
Khí
Trượng thần danh hóa vô phương
Ưng
cưu đồng hạnh chấp câu sách
Biện
tài vô ngại thắng nghĩa cường.
根本智慧月印江
器仗神名化無方
鷹鳩同行執鉤索
辯才無礙勝議強
Tụng câu chú nầy, thì đồng hạnh với Bồ-tát Văn-Thù-Sư-Lợi.
Lời Nói Ðầu Của Dịch
Giả
Khảo cứu theo truyền sử trong đại-tạng, khi thành đạo
Vô-thượng Chánh-giác, chưa vội rời đạo-tràng Bồ-Ðề, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật
với pháp-thân Tỳ-Lô-Giá-Na, cùng chư đại Bồ-Tát chứng giải-thoát-môn, tuyên
thuyết Kinh Hoa-Nghiêm.
Sau khi đức Phật nhập diệt lối sáu trăm năm, do Long-Thọ
Bồ-Tát, Kinh Hoa-Nghiêm này mới được lưu truyền bằng phạn-văn. Toàn bộ Kinh chữ
Phạn có một trăm ngàn bài kệ, chia làm bốn mươi tám phẩm.
Ðến nhà Ðường, Ðại-Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà từ
nước Vu-Ðiền mang bổn Kinh chữ Phạn này sang Trung-Quốc dịch ra Hán văn. Nhưng
Ðại-Sư chỉ dịch ra được ba mươi chín phẩm, từ phẩm 'Thế-Chủ Diệu-Nghiêm' đến
phẩm 'Nhập-Pháp-Giới', cộng có ba mươi sáu ngàn bài kệ theo Phạn-văn, còn lại
chín phẩm sáu mươi bốn ngàn bài kệ Phạn-văn chưa được dịch ra Hán-văn.
Kế đó, Pháp-Sư Bác-Nhã, người Kế-Tân dịch thêm
phẩm 'Phổ-Hiền-Hạnh-Nguyện' ra Hán-văn, thành phẩm thứ bốn mươi của bộ Kinh
Hoa-Nghiêm này.
Nguyên bổn chữ Hán chia ra làm tám mươi mốt quyển. Vì xét
thấy chia quyển ra như thế, có nhiều phẩm bị cắt ra làm hai ba quyển hoặc nhiều
hơn, thành thử mạch văn bị gián đoạn, nên khi phiên dịch ra Việt-văn, tôi chỉ
lấy phẩm mà không theo quyển của bổn chữ Hán. Tuy nhiên, tôi vẫn chia số quyển
của bổn chữ Hán trong bổn Việt-văn này, để tiện sự so cứu cho người đọc.
Kinh này gọi đủ là 'Ðại-Phương-Quảng
Phật Hoa-Nghiêm', ta quen gọi là Kinh Hoa-Nghiêm.
Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh-giới bất-tư-nghì
giải-thoát, chư pháp-thân Ðại-Sĩ thừa oai thần của đức Phật tuyên dương
công-đức cùng cảnh-giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh
bất-tư-nghì của chư đại Bồ-Tát.
Kinh Hoa-Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lãnh vực xứng tánh
bất-tư-nghì giải-thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này đều
lấy toàn thể pháp-giới tánh làm lượng. Ðã là toàn thể pháp-giới tánh nên tất cả
Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô-ngại, nên cũng gọi là vô-ngại
pháp-giới.
Từng bực cứu cánh của vô-ngại pháp-giới là Sự-sự vô-ngại
pháp-giới, chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp-thân Bồ-Tát thời
được từng phần.
Muốn hiểu thấu phần nào cảnh-giới trên đây, người học đạo
cần phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu
chứng :
1. Lý vô-ngại pháp-giới
2. Sự vô-ngại pháp-giới
3. Lý sự vô-ngại pháp-giới
4. Sự-sự vô-ngại pháp-giới
'Lý' tức là chơn-lý thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất
cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh hay pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả
pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông
vô-ngại, nên gọi là 'Lý vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được lý vô-ngại này
chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.
Tất cả pháp 'Sự' đều đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là
đồng lấy pháp-tánh làm tự thể. Toàn-thể 'Sự' là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã
viên-dung vô-ngại, thời toàn sự cũng vô-ngại, nên gọi là 'Sự vô-ngại
pháp-giới'. Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát
thành-tựu sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).
Lý là thể-tánh của 'Sự' (tất cả pháp), 'Sự' là hiện-tượng
của 'Lý-tánh'. Vậy thời lý-tánh tức là lý-tánh của sự, còn sự lại là sự-tướng
của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự, mà tất cả sự là toàn Lý-tánh, nên gọi là
'Lý-sự vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc
pháp-thân Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí và sai-biệt-trí).
Tất cả sự đã toàn đồng một thể-tánh mà thể-tánh thời dung
thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung
nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự,
tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự vô-ngại tự-tại, nên gọi là 'Sự-sự
vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được Sự-sự pháp-giới này là bực pháp-thân
Bồ-Tát thành-tựu nhứt-thiết chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Ðấng
Vô-Thượng-Giác (Phật Thế-Tôn ).
Sự-sự vô-ngại pháp-giới dung thông tự-tại, nội dung của toàn
bộ Kinh Hoa-Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn Kinh này. Nay xin lược
dẫn một vài đoạn văn rõ nhứt để chư học-giả tiện tham cứu :
Sự-sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể
không-gian và thời-gian.
Về không-gian dung thông vô-ngại văn Kinh nói :
Bao nhiêu vi-trần trong thế-giới
Trong mỗi vi-trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh-giới tự-tại của Như-Lai ...
Vô-lượng vô-số núi Tu-Di
Ðều đem để vào một sợi lông,
Một thế-giới để vào tất cả
Tất cả thế-giới để vào một,
Thể tướng thế-giới vẫn như cũ
Vô-đẳng vô-lượng đều cùng khắp ...
Trong một chân lông đều thấy rõ
Vô-số vô-lượng chư Như-Lai
Tất cả chân lông đều thế cả
Tôi nay kính lạy tất cả Phật ...
Về thời-gian dung-thông vô-ngại văn Kinh nói :
Kiếp quá-khứ để hiện, vị-lai,
Kiếp vị-lai để quá, hiện-tại,
Ba đời nhiều kiếp là một niệm
Chẳng phải dài vắn : hạnh giải-thoát ...
Tôi hay thâm nhập đời vị-lai
Tất cả kiếp thâu làm một niệm,
Hết thảy những kiếp trong ba đời
Làm khoảng một niệm tôi đều nhập ...
Về không-gian và thời-gian dung thông vô-ngại nhau, văn Kinh
nói :
Khắp hết mười phương các cõi nước
Mỗi đầu lông đủ có ba đời
Phật cùng quốc-độ số vô-lượng
Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.
Trong một niệm tôi thấy ba đời
Tất cả các đấng Nhơn-Sư-Tử
Cũng thường vào trong cảnh-giới Phật
Như-huyễn, giải-thoát và oai-lực ...
Tất cả sự không ngoài thời-gian và không-gian. Thời-gian
dung thông thời-gian, không-gian dung thông không-gian, thời-gian dung thông
không-gian, không-gian dung thông thời-gian. Một không-gian dung thông tất cả
không-gian, một thời-gian dung thông tất cả thời-gian, tất cả dung thông với
một, thời-gian với không-gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Ðây
chính là Sự-sự vô-ngại pháp-giới, mà cũng chính là cảnh-giới giải-thoát
bất-tư-nghì mà Kinh Hoa-Nghiêm này lấy đó làm nội-dung như đã nói ở trên ...
Lược giải một vài điều, để giúp phần nào cho học-giả khi cần
thấy phải thấu triệt nội-dung của Kinh này. Vị nào muốn nghiên cứu đầy đủ xin
xem bộ Hoa-Nghiêm đại-sớ của Tổ Thanh-Lương và Thập-huyền-môn của
Tổ Hiền Thủ.
Tôi thành kính đem công-đức phiên dịch Việt-văn này hồi
hướng cho tất cả chúng-sanh đồng về Tịnh-Ðộ, đồng sớm thành Phật.
Viết tại chùa Vạn Ðức
Thủ Ðức ngày Phật nhập Niết-Bàn
Rằm tháng Hai 2508
Dịch-Giả
Hân-Tịnh Tỳ-Kheo
Thích Trí Tịnh
Đà Ra Đà Ra [30]
NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT
( HIỆN THÂN TƯỚNG TRƯỢNG PHU )
Hiện đại trượng phu thân kỳ đặc
Pháp tướng trang nghiêm ly chư quá
Dĩ đức cảm nhân tâm thành phục
Vọng chi nghiễm nhiên tức ôn hòa.
Thọ thắng diệu lạc phúc báo toàn
Đản năng trì thử quân trì thủ
Thân thân sinh bỉ thọ như sơn.
78. 婆bà 嚧lô 吉yết 帝đế
__________________________________
法pháp 王vương 長trưởng 子tử 文văn 殊thù 尊tôn
The eldest disciple of the Dharma King is the Venerable Manjushri.
慈từ 心tâm 教giáo 化hóa 娑ta 婆bà 民dân
Kindhearted, he transforms and teaches inhabitants of the Saha world.
同đồng 願nguyện 證chứng 得đắc 無vô 量lượng 智trí
With identical vows, they certify to infinite wisdom.
常thường 寂tịch 光quang 土độ 萬vạn 佛Phật 村thôn
The Land of Stillness and Light is the village of ten thousand Buddhas.
Comments
Post a Comment