Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
404. TỲ ĐỊA DẠ
毗地夜
VIDYĀ
Nhất
niệm giác ngộ sơ phát tâm
Vạn
duyên phóng hạ thỷ hiện chân
Thập
địa viên thành Bồ Tát hạnh
Bách
thiên tam muội hỏa trung kim.
一念覺悟初發心
萬緣放下始現真
十地圓成菩薩行
百千三昧火中金
Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả các pháp tánh vốn trụ nơi vô trụ, sao ông lại cầu
mong đức Như Lai trụ.
Nầy Thiện Nam Tử ! Phàm nói rằng trụ đó thời gọi là
sắc pháp từ nơi nhơn duyên mà sanh, nên gọi là trụ. Nhơn duyên không nơi chỗ
nên gọi là vô trụ.Đức Như Lai đã dứt tất cả sự ràng buộc của sắc, sao lại nói rằng
Như Lai trụ ? Như sắc pháp, thọ tưởng hành thức cũng vậy.
Nầy Thiện Nam Tử ! Trụ gọi là kiêu mạn, vì kiêu mạn
nên chẳng được giải thoát, vì chẳng được giải thoát nên gọi là trụ. Ai có kiêu
mạn ? Từ chỗ nào mà đến ? Do đây nên được gọi là trụ nơi vô trụ.
Đức Như Lai đã dứt tất cả kiêu mạn, sao lại nói rằng
ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?
Trụ đó gọi là pháp hữu vi, đức Như lai đã dứt pháp hữu
vi, nên là chẳng trụ.
Trụ đó gọi là pháp không, Đức Như Lai đã dứt pháp
không như vậy nên được thường, lạc, ngã, tịnh. Tại sao nói rằng ngưỡng mong đức
Như Lai trụ ?
Trụ đó gọi là hai mươi lăm cõi. Đức Như lai đã dứt
hai mươi lăm cõi. Sao lại nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?
Trụ đó chính là tất cả phàm phu. Các bực thánh nhơn
thời không khứ, không lai, không trụ. Đức Như Lai đã dứt những tướng khứ, lai,
trụ. Sao lại nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?
Luận về vô trụ gọi là vô biên thân. Vì thân vô biên
nên chớ nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ nơi rừng Ta La. Nếu trụ nơi rừng nầy
thời là hữu biên. Nếu là thân hữu biên thời là vô thường. Đức Như Lai là thường,
sao lại nói rằng trụ ?
- Luận về vô trụ gọi là hư không, tánh của Như Lai đồng
với hư không, sao lại nói rằng trụ ?
Lại vô trụ gọi là Kim Cang Tam Muội. Kim Cang Tam Muội
phá hoại tất cả trụ. Kim Cang Tam Muội chính là Như Lai, sao lại nói rằng trụ ?
Lại vô trụ gọi là huyễn, Như Lai đồng huyễn, sao lại
nói rằng trụ ?
Lại vô trụ gọi là vô chung vô thỉ, tánh Như Lai
không có thỉ chung, sao lại gọi rằng trụ.
Lại vô trụ là pháp giới vô biên, pháp giới vô biên
chính là Như Lai, sao lại nói rằng trụ ?
Lại vô trụ gọi là Thủ Lăng Nghiêm tam muội.
Tam muội nầy biết tất cả pháp mà không chấp trước, vì không chấp trước nên gọi
là Thủ Lăng Nghiêm.
Đức Như Lai đầy đủ chánh định Thủ Lăng Nghiêm, sao lại
gọi rằng trụ ?
Lại vô trụ gọi xứ phi xứ trí lực. Đức Như Lai thành
tựu trí lực nầy, sao lại gọi rằng trụ ?
Lại vô trụ gọi là Đàn Ba La Mật. Nếu Đàn Ba La Mật
mà có trụ thời chẳng đến được Thi La Ba La Mật, nhẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, do
nghĩa nầy nên Đàn Ba La Mật gọi là vô trụ. Đức Như Lai chẳng trụ Đàn Ba La Mật
nhẫn đến chẳng trụ Bát Nhã Ba La Mật, sao lại nguyện rằng đức Như Lai thường trụ
nơi rừng Ta La.
Lại vô trụ gọi là tu pháp Tứ Niệm Xứ. Nếu đức Như
Lai trụ nơi pháp Tứ Niệm Xứ, thời không thể được Vô Thựơng Bồ Đề, đây gọi là trụ
nơi chẳng trụ.
Lại vô trụ gọi là chúng sanh giới vô biên. Đức Như
Lai đã đến tột ngằn mé vô biên của tất cả chúng sanh giới mà không chỗ trụ.
Lại vô trụ gọi là không nhà cửa, không nhà cửa gọi
là không chỗ có, không chỗ có gọi là vô sanh, vô sanh gọi là vô diệt, vô diệt gọi
là vô tướng, vô tướng gọi là không hệ phước, không hệ phược gọi là không chấp
trước, không chấp trước gọi là vô lậu, vô lậu chính là thiện, thiện chính là vô
vi, vô vi chính là Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn chính là thường, thường chính là
ngã, ngã chính là tịnh, tịnh chính là lạc. Thường,
lạc, ngã, tịnh chính là Như Lai.
Kinh Đại Bát Niết Bàn
Việt Dịch HT. Trí Tịnh
Comments
Post a Comment