Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
275. CHẤT ĐA HA RỊ NỮ
質多訶唎女
CINCA HĀRINYĀ
Thực
đăng ẩm quang thôn hỏa yên
Háo
thắng cang cường tranh trường đoản
Tâm
vô quái ngại ly khủng bố
Điên
đảo mộng tưởng nhất khái quyên.
食燈飲光吞火煙
好勝剛強爭長短
心無罣礙離恐怖
顛倒夢想一概蠲
Eating lamps, drinking light, and swallowing flames of fire,
These ghosts are competitive and obstinate; they fight about
who's right and who's wrong.
When the mind is without obstacles, one leaves fear far behind,
And confused dream thinking is entirely cast away.
Nếu muốn cho tất cả loài Quỷ ăn QUANG-MINH được no đủ, nên thường tụng câu chú nầy.
Ly mỵ vọng lượng câu độn hình
Bồ đề đạo tâm thường bất thoái
Kim thân nãi chí thành Phật thân.
38. The Non-retreating Gold Wheel Hand and Eye
Bất-Thối Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Phẩm Nhập Pháp Giới
Thứ ba mươi chín
Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 4 tháng 3 năm 1990
4.- DI GIÀ ÐẠI SĨ
Lúc đó Thiện Tài đồng tử nhất tâm chánh niệm pháp môn pháp quang minh tin sâu xu nhập. Chuyên niệm Phật chẳng dứt ngôi Tam Bảo. Khen tánh ly dục. Nhớ thiện tri thức. Chiếu khắp tam thế. Nhớ những đại nguyện khắp cứu chúng sanh. Chẳng chấp hữu vi. Rốt ráo tư duy tự tánh của các pháp. Ðều có thể nghiêm tịnh tất cả thế giới. Nơi chúng hội đạo tràng của tất cả chư Phật, lòng không chấp trước.
Thiện tài đồng tử đi lần qua phương Nam đến thành Tự Tại tìm DI GIÀ, thấy người này đang ngồi trên pháp tòa sư tử nơi chợ giảng thuyết pháp môn luân tự trang nghiêm . Có mười ngàn người vây quanh nghe pháp.
Thiện tài đồng tử đảnh lễ chân Di Già, hữu nhiễu vô lượng vòng , chắp tay cung kính bạch rằng :
Bạch đức Thánh ! Tôi đã pháp tâm Vô thượng Bồ đề, mà tôi chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo ? Thế nào lưu chuyển trong các loài mà chẳng quên mất tâm Bồ đề ? Thế nào được ý bình đẳng kiên cố bất động ? Thế nào được tâm thanh tịnh không gì trở ngại được ? Thế nào phát sanh sức đại bi hằng không mỏi nhọc ? Thế nào nhập đà la ni khắp được thanh tịnh ? Thế nào phát sanh trì huệ quảng đại quang minh nơi tất cả pháp lìa những ám chướng ? Thế nào đủ sức vô ngại giải biện tài quyết rõ tất cả nghĩa tạng thậm thâm ? Thế nào được sức chánh niệm ghi nhớ thọ trì tất cả pháp luân sai biệt ? Thế nào được sức tịnh đạo, nơi tất cả loài khắp diễn thuyết các pháp ? Thế nào được sức trí tuệ nơi tất cả pháp đều có thể quyết định phân biệt nghĩa đó ?
Di Già bảo Thiện Tài rằng :
- Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề rồi ư ?
- Vâng, tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Di Già liền vội vàng rời tòa sư tử mọp lạy Thiện Tài. Rồi lại rải bông kim ngân, bửu châu vô giá, cùng với bột mịn chiên đàn, vô lượng thứ y trùm trên mình Thiện Tài.
Di Già lại rải vô lượng những thứ hương hoa, các thứ phẩm vật để cúng dường. Sau đó mới đứng dậy khen rằng :
Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử có thể phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Này thiện nam tử ! Nếu có ai phát được tâm Vô thượng Bồ đề thời là chẳng dứt mất tất cả Phật chủng. Thời là nghiêm tịnh tất cả Phật độ. Thời là thành thục tất cả chúng sanh. Thời là thấu rỏ tất cả pháp tánh. Thời là tỏ ngộ tất cả ngiệp chủng. Thời là viên mãn tất cả các hạnh. Thời là chẳng dứt tất cả đại nguyện. Thời là thiệt hiểu chủng tánh ly tham. Thời có thể thấy rõ tam thế sai biệt. Thời làm cho tín giải trọn được kiên cố. Thời được tất cả Như Lai nhiếp trì. Thời được tất cả chư Phật ức niệm. Thời bình đẳng với tất cả Bồ Tát. Thời được tất cả Hiền Thánh khen mừng. Thời được tất cả Phạm Vương kính lễ. Thời được tất cả Thiên Vương cúng dường. Thời được tất cả Dạ Xoa thủ hộ. Thời được tất cả La Sát hầu hạ. Thời được tất cả Long Vương nghinh tiếp. Thời được tất cả Khẩn Na La Vương ca ngâm khen ngợi. Thời được tất cả các Thế Chủ khen ngợi mừng vui. Thời làm cho tất cả chúng sanh giới đều được an ổn.
Những là làm cho họ bỏ ác thú. Làm cho họ ra khỏi chỗ nạn. Làm cho họ dứt tất cả cội gốc nghèo cùng. Làm cho họ sanh tất cả trời người vui sướng. Làm cho họ thân cận thiện tri thức. Làm cho họ được nghe và thọ trì pháp quảng đại. Làm cho họ sanh tâm Bồ đề. Làm cho họ tịnh tâm Bồ đề. Làm cho họ rõ Bồ Tát đạo. Làm cho họ nhập Bồ Tát trí. Làm cho họ trụ Bồ Tát địa.
Này thiện nam tử ! Phải biết chỗ làm của Bồ Tát rất khó, khó ra, khó gặp. Người được thấy Bồ Tát lại còn khó có hơn.
Vì Bồ Tát là chỗ tất cả chúng nương nhờ mà được sanh trưởng thành tựu. Là chỗ cứu tế của tất cả chúng sanh, vì Bồ Tát cứu họ khỏi khổ nạn. Là chỗ y tựa của tất cả chúng sanh, vì thủ hộ thế gian. Là người cứu hộ tất cả chúng sanh, vì làm cho họ khỏi sự kinh sợ.
Bồ Tát như phong luân, vì gìn giữ các thế gian chẳng cho đọa lạc ác đạo.
Bồ Tát như đại địa vì tăng trưởng thiện căn cho chúng sanh.
Bồ Tát như đại hải, vì phước đức sung mãn vô tận.
Bồ Tát như mặt trời, vì trí huệ quang minh chiếu khắp nơi.
Bồ Tát như núi Tu Di, vì thiện căn cao xuất.
Bồ Tát như minh nguyệt, vì trí quang xuất hiện.
Bồ Tát như mãnh tướng, vì xô dẹp ma quân.
Bồ Tát như quân chủ, vì được tự tại trong thành trì Phật pháp.
Bồ Tát như ngọn lửa mạnh, vì cháy sạch tâm ngã ái của chúng sanh.
Bồ Tát như mây lớn, vì mưa vô lượng diệu pháp.
Bồ Tát như mưa phải thời, vì làm thêm lớn mầm tất cả tín căn.
Bồ Tát như Thuyền sư, vì chỉ dẫn bờ mé pháp hải.
Bồ Tát như cầu đò, vì làm cho chúng sanh qua khỏi biển sanh tử.
Di Già tán thán Thiện Tài như vậy, làm cho chư Bồ Tát hoan hỉ rồi, từ trên mặt phóng ra những ánh sáng chiếu khắp Ðại Thiên thế giới.
Chúng sanh trong cõi Ðại Thiên gặp ánh sáng này, từ Long Thần nhẫn đến Phạm Thiên đều đến chỗ Di Già.
Di Già ÐẠI SĨ liền dùng phương tiện vì họ mà khai thị giải thích pháp môn luân tự phẩm trang nghiêm.
Ðại chúng nghe pháp xong, đều được chẳng thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề.
Lúc bấy giờ Di Già trở lại lên bổn tòa bảo Thiện Tài rằng :
Thiện nam tử ! Ta đã được diệu âm đà la ni. Có thể phân biệt biết ngử ngôn của tất cả chúng sanh, chư Thiên, Long, Bát Bộ, trong cõi Ðại Thiên. Cũng như cõi Ðại Thiên này, vô số thế giới nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới khắp mười phương đều biết rõ ngữ ngôn cả.
Này thiện nam tử ! Ta chỉ biết “PHÁP MÔN BỒ TÁT DIỆU ÂM ĐÀ LA NI QUANG MINH” này.
Như Chư đại Bồ Tát có thể vào khắp biển những tư tưởng của tất cả chúng sanh, biển những sự thi thiết, biển những danh hiệu, biển những ngữ ngôn của tất cả chúng sanh.
Có thể vào khắp diễn thuyết biển tất cả pháp cú thâm mật. Diễn thuyết biển tất cả pháp cú cứu cánh. Diễn thuyết biển pháp cú trong tất cả sở duyên có tất cả tam thế sở duyên. Diễn thuyết biển thượng pháp cú. Diễn thuyết biển thượng thượng pháp cú. Diễn thuyết biển pháp cú sai biệt. Diễn thuyết biển pháp cú tất cả sai biệt.
Có thể vào khắp tất cả thế gian chú thuật hải. Tất cả âm thanh trang nghiêm luân. Tất cả sai biệt tự luân tế.
Những công đức như vậy, nay ta làm sao biết hết được, nói hết được.
Này thiện nam tử ! Từ đây qua phương Nam có một tụ lạc tên là Trụ Lâm. Nơi đó có một Trưởng giả tên là Giải Thoát.
Ngươi đến đó hỏi Bồ Tát thế nào tu Bồ Tát hạnh ? Bồ Tát thế nào thành Bồ Tát hạnh ? Bồ Tát thế nào tích tập Bồ Tát hạnh ? Bồ Tát thế nào tư duy Bồ Tát hạnh ?
Bấy giờ Thiện Tài đồng tử nhờ thiện tri thức nên đối với pháp nhứt thiết trí rất tôn trọng. Trồng sâu gốc tịnh tín. Thêm nhiều lợi ích.
Thiện Tài đảnh lễ chân Di Già, rơi lệ buồn khóc nhiễu vô lượng vòng, luyến mộ chiêm ngưỡng từ tạ mà đi.
Kinh:
Này thiện nam tử, từ đây qua phương nam có một nước tên là Đạt Lý Tỹ Trà, có thành tên là Tự Tại, trong đó có một người tên là Di Già.
Giảng:
Theo tôi hiểu, chữ “Di Già” cũng có nghĩa là mây, vị này là một vị Ưu Bà Tắc, không xuất gia. Trong kinh, rải từ các vị Tỳ Kheo đến Ưu Bà Tắc, rồi qua đến cả ngoại đạo nữa, cả tiên ông, và những vị Bà La Môn. Và ngài Thiện Tài học được rất nhiều ở những vị nữ nhân, và có những người nữ rất giỏi. Nên đi tìm cầu thiện tri thức có thể ở bất cứ tôn giáo nào cũng được, nhưng phải giữ tâm mình thật khéo ở giữa Bát Nhã và Đại Bi thì đi chỗ nào cũng không lạc được. Ngay ở những vị Bà La Môn cũng có thể học được nhiều điều, vì sao? Vì có nhiều vị Bồ Tát thị hiện vào hàng Bà La Môn để giáo hóa họ. Nên ta có thể gặp mọi người, rồi dùng trí huệ tìm hiểu biết vị này là đi con đường chính đạo mà thị hiện, hay là vị đó là ngoại đạo. Vì dù ở bất cứ tôn giáo nào, nếu là một vị Bồ Tát thị hiện, các ngài luôn luôn giữ tâm song chiếu, đúng theo Bát Nhã và Từ Bi mà không có gì khác cả.
Kinh:
Lúc đó Thiện Tài Đồng Tử nhất tâm chánh niệm pháp môn pháp quang minh tin sâu xu nhập.
Giảng:
Chánh niệm là gì? Ta có thể nói chánh niệm có nhiều mức độ, như ta có thể chánh niệm hơi thở, nhưng cũng chưa phải là chánh niệm cao, mà cái cao nhất (như ngài Mã Minh nói) là phải chánh niệm duy tâm sở hiện, tức là nhìn cảnh giới như hoa trong gương, trăng đáy nước. Khi tâm chúng ta nhìn, thấy cả pháp giới đều chỉ là hoa trong gương, trăng đáy nước thì dễ đạt được tâm tịch tĩnh. Còn chánh niệm hơi thở thì ta mới mức độ sắc ấm mà thôi, hoặc chánh niệm tứ đế thì ta lên được mức Thanh Văn thừa. Đến khi nào ta lâm chung, ta có thể nghĩ được rằng, thân này cũng chỉ là sự biến hóa trong tàng thức, như hoa trong gương, trăng đáy nước, và nếu giữ được niệm đó mà chết thì không cách nào bị đọa được. Nếu thêm được câu niệm Phật thì chắc sẽ được vãng sanh, chúng ta cũng nên thử so sánh mức độ ngài Thiện Tài với những vị vãng sanh bên Cực Lạc. Tôi thiển nghĩ những vị ở thượng phẩm có thể hơn mức độ định của ngài Thiện Tài lúc bắt đầu đi tìm cầu thiện tri thức, (tuy rằng không có tạng công đức như ngài), vì những phẩm trên đều đã vào được định, có đủ ngũ thông rồi. Như vậy, càng suy nghĩ ta càng nên đảnh lễ chư Phật đã bày ra pháp môn tịnh độ cho chúng ta tu hành. Là vì tất cả những cảnh giới thị hiện trong phẩm Nhập Pháp Giới, thường thường cũng tương tự như cảnh giới bên Cực Lạc, hoặc cao thấp hơn một chút mà thôi. Vả lại, cảnh giới Cực Lạc cũng chính là cảnh giới nở ra từ tàng thức của đức Phật A Di Đà. Cho nên Thiện Tài Đồng Tử nhất tâm chánh niệm pháp môn pháp quang minh tin sâu xu nhập nơi tàng thức. Nên khi giảng kinh, nếu không giảng về quang minh thì kinh rất khó hiểu.
Kinh:
Chuyên niệm Phật chẳng dứt ngôi tam bảo. Khen tánh ly dục.
Giảng:
Ở đây, chữ dục này bao gồm chữ dục thường của thế gian, và ngay cả thắng dục, tức là cái tâm muốn đi lên và tâm ái luyến pháp của mình cũng phải ly. Như một hành giả tu đắc được một pháp nào đó rồi khởi tâm Ưa thích, thì điều đó cũng phải bỏ…
Kinh:
Chiếu khắp tam thế. Nhớ những đại nguyện khắp cứu chúng sanh. Chẳng chấp hữu vi… (bỏ một đoạn kinh…), đi lần đến thành Tự Tại tìm Di Già, thấy người này đang ngồi trên pháp tòa sư tử nơi chợ giảng thuyết pháp môn luân-tự-trang-nghiêm. Có mười ngàn người vây quanh nghe pháp.
Giảng:
Thiện Tài đến thì thấy ngài Di Già ngồi giữa chợ đang thuyết pháp cho dân chúng nghe về pháp môn “luân-tự-trang-nghiêm,” luân là bánh xe, tự là chữ, như chữ “ÚM,” hoặc chữ “A,” hay chữ “HỒNG” v.v… thì ngài dạy chúng ta phải quán những chữ có xoáy tròn thì đó là pháp môn luân-tự-trang-nghiêm.
ThưỜng thường tu theo mật tông, quí vị cũng nên biết là hành giả phải tụng chú đồng thời phải quán những luân xa trong người xoay tròn, đồng thời quán một mẫu tự chính nào đó, như chữ “ÚM,” quán đến khi nào mẫu tự đó đỏ rực lên xoáy tròn và bay lên, nhập vào miệng hành giả, rồi rơi vào tâm nguyệt luân. Tại sao phải quán thế? Vì mật tông cho rằng pháp giới này được dệt nên bởi quang minh và diệu âm, diệu âm sau viết thành chữ, nên phải quán những chữ đó. Vì trong giáo lý nhà Phật, chữ của thế gian là thứ chữ thường do người đặt ra, như chữ Việt chúng ta thì do ông giám mục Bá Đa Lộc đặt ra, còn chữ của Trung Hoa thì do ông Thương Hiệt đặt ra. Nhưng có một loại chữ nguồn gốc, gọi là chữ thánh là do các bậc thánh đặt ra, những bậc đó thường có thiên nhãn hoặc huệ nhãn, nên các ngài nhìn vào những rung động của các quang minh nguyên sơ để đặt ra thứ chữ đó. Nên khi hành giả mật tông quán những chữ nguyên sơ ấy, tức là đặt tâm mình vào nhịp rung chuyển nguyên sơ của những quang minh, rồi họ lập đàn tràng, tụng chú, quán mẫu tự, bay lớn lên không trùm cả pháp giới. Nhưng chúng ta cũng khó có người làm được điều Ấy, vì tâm chúng ta thường quen tán loạn. Vì vậy, pháp môn của ngài Di Già gọi là “luân-tự-trang-nghiêm.” Ở đây, trên thực tế, cũng có một vị Di Già ngồi giữa chợ thật, chung quanh có mười ngàn người nghe pháp, đồng thời chúng ta cũng phải nghĩ theo nghĩa bóng rằng trong tàng thức của ngài Di Già có mười ngàn hạnh nở ra.
Khi đọc kinh, ta bao giờ cũng cần hiểu theo hai nghĩa, một nghĩa trong, và một nghĩa bên ngoài thì mới đúng ý kinh. Và trong kinh vẫn nói, hành giả tu cao sẽ làm nở vô lượng diệu đức, vô lượng hoa lá của thần thông, mỗi thứ hành một hạnh, hạnh bi, hạnh xả, từ v.v…
Kinh:
Thiện Tài Đồng Tử đảnh lễ chân Di Già hữu nhiễu vô lượng vòng chắp tay cung kính bạch rằng… Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, nhưng tôi chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo…, thế nào lưu chuyển trong các loài mà chẳng quên mất tâm bồ đề,…
Giảng:
Lưu chuyển trong các loài, tức là lưu chuyển trong hai mươi lăm cõi mà không bao giờ quên tâm bồ đề…
Kinh:
Thế nào được ý bình đẳng kiên cố bất động,… thế nào phát sanh sức đại bi hằng không mỏi nhọc…, thế nào phát sanh tất cả quang minh nơi tất cả pháp lìa những ám chướng, thế nào đủ sức vô ngại giải biện tài quyết rõ tất cả nghĩa tạng thậm thâm, thế nào được sức chánh niệm ghi nhớ thọ trì tất cả pháp luân sai biệt, thế nào được sức tịnh đạo, nơi tất cả loài khắp diễn thuyết các pháp, thế nào được sức trí huệ nói tất cả pháp đều có thể quyết định phân biệt nghĩa đó??
Giảng:
Ở đây, Thiện Tài hỏi về đại bi, về sự lưu chuyển từ cõi đời này sang cõi đời khác mà không quên tâm bồ đề. Và hỏi về trí huệ…
Kinh:
Di Già bảo Thiện Tài rằng: Ngươi đã phát tâm bồ đề rồi ư? —Vâng, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề. Di Già liền vội vàng rời tòa sư tử mọp lạy Thiện Tài. Rồi lại rải bông bột mịn chiên đàn, vô lượng thứ y trùm trên mình Thiện Tài.
Giảng:
Tại sao ngài Di Già lại phải lễ ngài Thiện Tài cung kính như thế? Tức là không phải lễ Thiện Tài đâu, mà đó là lễ lậy Bồ Đề Tâm và trùm y lên Bồ Đề Tâm của Thiện Tài. Sau này, đến đoạn Thiện Tài đến gặp ngài Di Lặc, trong kinh sẽ nói về Bồ Đề Tâm một cách huy hoàng. Tỷ dụ như, ngài Di Lặc nói rằng: “Nếu có người mang mão Bồ Đề Tâm, khi đi xuống nước không thể chìm, các Long Vương đều theo hộ trì và nước cũng dạt ra hai bên, và người nào tin được điều này mới thực là khó.” Mà nghĩ cho cùng thì sẽ thấy đúng, có điều là Bồ Đề Tâm của chúng ta quá nhỏ nên hay khởi tâm không tin, và không chịu hiểu.
Sau đó, ngài Di Già nói một tràng dài đại khái ca tụng tâm bồ đề, chẳng hạn như: “Bồ Tát như phong luân, Bồ Tát như đại địa, Bồ Tát như đại hải, Bồ Tát như mặt trời, Bồ Tát như núi Tu Di, Bồ Tát như minh nguyệt, BồTát như mãnh tướng, Bồ Tát như quân chủ v.v…”
Kinh:
Di Già tán thán Thiện Tài như vậy, làm cho chư Bồ Tát hoan hỉ rồi, từ trên mặt phóng ra những ánh sáng chiếu khắp Đại Thiên thế giới.
Giảng:
Sau khi ngài Di Già tán thán Bồ Đề Tâm của Thiện Tài rồi thì ngài phóng quang, nhưng ngài chỉ phóng quang chiếu một đại thiên thế giới thôi.
Kinh:
Chúng sanh trong cõi Đại Thiên gặp ánh sáng này, từ Long Thần nhẫn đến Phạm Thiên đều đến chỗ Di Già.
Giảng:
Ở đây, nên để ý đến một tiểu tiết rằng, vì ngài Di Già phóng ánh sáng cho một cõi đại thiên thôi, nên chỉ có Long Thần nhẫn đến Phạm Thiên đến nghe pháp. Và không thấy nói tới các vị Bồ Tát ở các cõi khác. Sau khi các Long Thần và chư Thiên vân tập đến rồi, thì Di Già đại sĩ liền vì họ mà khai thị pháp môn Luân Tự Phẩm Trang Nghiêm. Có nghĩa rằng ngài dạy tu về Mật Tông, tụng chú, lập đàn tràng và quán những chủng tự, như chữ “ÚM, A, HỒNG” v.v…
Kinh:
Đại chúng nghe pháp xong đều được chẳng thối chuyển nơi vô thượng bồ đề.
Giảng:
Nếu một hành giả tu đến mức độ không thối chuyển nơi vô thượng bồ đề thì cũng cao lắm rồi, gần tương đương đến địa thứ bảy, hay thứ tám của Bồ Tát. Thực ra, các vị Phạm Thiên phần nhiều cũng đã tu đến những địa thứ tư hoặc thứ năm rồi…
Kinh:
Lúc bấy giờ Di Già trở lại lên bổn tòa bảo Thiện Tài rằng: Thiện nam tử, ta đã được Diệu Âm Đà La Ni. Có thể phân biệt ngữ ngôn của tất cả chúng sanh, chư Thiên Long Bát Bộ trong cõi Đại Thiên. Cũng như cõi Đại Thiên này, vô số thế giới nhẫn đến bất khả thuyết, bất khả thuyết thế giới khắp mười phương đều biết rõ ngữ ngôn cả. Này thiện nam tử, ta chỉ biết pháp môn Bồ Tát diệu âm đà la ni quang minh này.
Giảng:
Chúng ta thấy rõ, bốn vị thiện tri thức đầu tiên dạy Thiện Tài những nét chính trong con đường Bồ Tát đạo, phải tu tập thế nào, còn những vị sau thì như thêm hoa, thêm lá để Thiện Tài biết rõ tất cả sự kỳ ảo của diệu tâm mà thôi. Nên đến vị thiện tri thức thứ 5 là ngài bắt đầu cho Thiện Tài nhập tam muội ngay, ngài nhập tam muội đó, thu pháp giới vào trong thân mình để cho Thiện Tài thấy. Tức là ngài “nhập pháp giới” ở một mức độ thấp. (Tuy gọi là thấp nhưng chỉ thấp đối với chư Phật mà thôi, còn đối với phàm phu chúng ta thì thực tình mà nói, không biết phải lẽo đẽo tu đến bao nhiêu kiếp mới được đến mức độ này).
Thôi, tới đây cũng xin ngừng để đến kỳ sau…
Comments
Post a Comment