Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
204.
YẾT RA HA NHÃ XÀ
揭囉訶若闍
GRAHANAṂ
Sở hữu địa không thiên quyến thuộc
Sanh khởi vô biên sai biệt môn
Dạ Xoa La Sát phụ mẫu tử
Huynh đệ Quân tướng tạp sử thần.
所有地空天眷屬
生起無邊差別門
夜叉羅剎父母子
兄弟軍將雜使臣
All those earth and space
traveling ghosts
and their retinues
multiply into boundless, different sorts:
Yaksha and rakshasa
parents and offspring,
older and younger
brothers, generals, and various servants and officials.
GIỚI SÁT
A-nan, lại các chúng-sinh lục-đạo trong các thế-giới, nếu cái tâm không sát, thì không theo dòng sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội, cốt ra khỏi trần-lao, nếu không trừ lòng sát, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng sát, thì chắc phải lạc vào thần-đạo; người bậc trên thì thành đại-lực-quỷ, người bậc giữa thì thành phi-hành-dạ-xoa và các loài quỷ-soái, người bậc dưới thì thành địa-hành la-sát, các loài quỷ-thần kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng. Sau khi tôi diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều quỷ-thần nầy sôi-nổi trong thế-gian, tự nói rằng ăn thịt, được đạo Bồ-đề. A-nan, tôi khiến hàng tỷ-khưu ăn năm thứ tịnh-nhục, thịt kia đều do thần-lực tôi hóa-sinh ra, vốn không có mạng-căn. Xứ Bà-la-môn các ông, đất-đai phần nhiều nóng-ướt, lại thêm cát đá, rau-cỏ không sinh được; tôi dùng sức đại-bi gia-bị, nhân sức đại-từ-bi, giả gọi là thịt và các ông cũng nhận được cái vị như thịt; làm sao, sau khi Như-lai diệt-độ, người ăn thịt chúng-sinh, lại gọi là Phật-tử! Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai-ngộ, giống như Tam-ma-đề, đều là loài la-sát, quả-báo hết rồi, phải chìm-đắm trong bể khổ, không phải đệ-tử Phật. Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao, lại được ra khỏi ba cõi. Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, thứ nữa, phải đoạn lòng sát. Ấy gọi là lời dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ hai của các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn.
Vậy nên A-nan, nếu không đoạn lòng sát mà tu thiền-định, thì cũng ví-như có người tự bịt lỗ tai, cất tiếng kêu to mà trông-mong người khác không nghe; bọn này gọi là muốn giấu thì càng lộ. Hàng tỷ-khưu thanh-tịnh và các vị Bồ-tát đi trong đường rẽ, không dẫm cỏ non, huống nữa là lấy tay nhổ cỏ; làm sao đức Đại-bi, lại lấy máu thịt của các chúng-sinh, mà làm đồ-ăn?
Nếu các hàng tỷ-khưu không mặc những đồ tơ-lụa, là-lượt phương Đông và không dùng những giày-dép, áo-cừu, áo-len hay các thứ sữa, phó-mát, đề-hồ, thì những tỷ-khưu như thế, đối với thế-gian, thật là giải-thoát, trả hết nợ cũ xong, thì không vào trong ba cõi nữa, vì cớ sao? Dùng những bộ-phận thân-thể chúng-sinh, thì đều bị ảnh-hưởng chúng-sinh, cũng như con người ăn giống bách-cốc trong đất, thì chân không rời khỏi đất. Quyết phải khiến cho thân tâm, đối với thân-thể hay bộ-phận thân-thể của chúng-sinh, đều không mặc, không ăn, thì những người như thế, tôi mới gọi thật là giải-thoát. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
Đức Quán Thế Âm Bồ
Tát lại vì người tụng chú, nói bài kệ thanh lương tiêu
trừ tai họa rằng:
Hành-giả đi trong núi đồng vắng,
Gặp những cọp sói, các thú dữ,
Rắn, rít, tinh mị, quỉ vọng lượng,
Tụng tâm chú này khỏi bị hại.
Nếu đi biển cả hoặc sông, hồ,
Những rồng rắn độc, loài Ma-Kiệt ,
Dạ-Xoa, La-Sát, cá, rùa lớn
Nghe tụng chú này tự lánh xa.
Nếu bị quân trận giặc bao vây,
Hoặc gặp người ác đoạt tiền của,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Giặc cướp khởi lòng tự thương xót.
Nếu bị vua quan, quân sĩ bắt,
Gông, cùm trói buộc, giam ngục tù,
Chí thành xưng tụng chú Đại-Bi,
Vua, quan tự mở lòng ân xá.
Nếu đi vào nhà nuôi sâu độc,
Uống ăn để thuốc muốn hại nhau,
Chí thành xưng tụng chú Đại-Bi,
Thuốc độc biến thành nước cam-lộ.
Nữ-nhơn bị nạn khi sanh sản,
Khổ vì ma-quái làm ngăn cản,
Chí thành xưng tụng chú Đại-Bi,
Quỷ tà sợ trốn sanh an ổn.
Gặp rồng, dịch-quỷ gieo hơi độc,
Nóng bức khổ đau sắp mạng chung,
Chí thành xưng tụng chú Đại-Bi,
Bịnh dịch tiêu trừ mạng trường cữu.
Rồng, quỷ lưu hành bịnh thũng độc,
Ung sang lở lói nhiều khổ đau,
Chí thành xưng tụng chú Đại-Bi,
Khạc ra ba lần hơi độc mất.
Chúng-sanh đời trược khởi lòng ác,
Trù ếm hại cho thỏa oán thù,
Chí thành xưng tụng chú Đại-Bi,
Liền phản trở lại người trù ếm.
Chúng-sanh cõi trược đời mạt pháp,
Lửa dâm dục thạnh, tâm điên đảo,
Ngoại tình, xa vợ, bỏ chồng con,
Ngày đêm mãi tưởng điều sai quấy,
Nếu hay xưng tụng chú Đại-Bi,
Lửa dục tiêu trừ, tâm tà dứt.
Công lực Đại-Bi chỉ lược qua,
Nếu ta nói hết không cùng kiếp!
KINH THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN
QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT QUẢNG-ÐẠI VIÊN-MÃN
VÔ-NGẠI ĐẠI-BI-TÂM ÐÀ-RA-NI
GIỚI SÁT
One Must Cut Off Killing
A-nan, lại các chúng-sinh lục-đạo trong các thế-giới, nếu cái tâm không sát, thì không theo dòng sinh-tử tiếp-tục.
Sutra:
Further, Ananda, if living beings in the six paths of any mundane world had no thoughts of killing, they would not have to follow a continual succession of births and deaths.
Commentary:
If gods, humans, asuras, animals, hungry ghosts, and helldwellers did not harbor thoughts of killing, but instead ceased killing and liberated the living, they could get out of birth and death. Here the reference is to mere thoughts of killing, not to mention acts of killing. If one ceases killing, one does not have to undergo rebirth in the six paths and be subject to the karma that accompanies the process of birth and death.
Ông tu phép Tam-muội, cốt ra khỏi trần-lao, nếu không trừ lòng sát, thì không thể ra khỏi trần-lao được.
Sutra:
Your basic purpose in cultivating samadhi is to transcend the wearisome defilements. But if you do not renounce your thoughts of killing, you will not be able to get out of the dust.
Commentary:
Ananda, you want to cultivate samadhi power. Your basic purpose in cultivating samadhi is to transcend the wearisome defilements. Your hope from the beginning has been to get out of the mundane dust. But if you do not renounce your thoughts of killing, you will not be able to get out of the dust. How can one get rid of thoughts of killing? Cease killing and liberate the living. Above, the text says, "If you do not renounce your lustful thoughts, you cannot get out of the dust." You must sever thoughts of sexual desire in order to be free of defilements.
That's the only way you can transcend the cycle of rebirth in the six paths. But if you dispense with your thoughts of lust and still harbor thoughts of killing, you still cannot get out of the mundane world. You cannot transcend rebirth.
Dầu có nhiều trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng sát, thì chắc phải lạc vào thần-đạo; người bậc trên thì thành đại-lực-quỷ, người bậc giữa thì thành phi-hành-dạ-xoa và các loài quỷ-soái, người bậc dưới thì thành địa-hành la-sát,
Sutra:
Even though one may have some wisdom and the manifestation of Chan samadhi, one is certain to enter the path of spirits if one does not cease killing. At best, a person will become a mighty ghost; on the average, one will become a flying yaksha, a ghost leader, or the like; at the lowest level, one will become an earth-bound rakshasa.
Commentary:
Even though one may have some wisdom and the manifestation of Chan samadhi, one is certain to enter the path of spirits if one does not cease killing. "Wisdom" here refers to worldly intelligence and skill in debate, not to transcendental wisdom. It is an ordinary kind of wisdom that enables one to have a certain amount of eloquence. And even if you have cultivated to the point that you have gong fu in Chan, you've had some responses, still, if you don't get rid of thoughts of killing, you'll fall into the realm of spirits. This means you might become a ruling god in the heavens. At best, a person will become a mighty ghost, that is, a powerful heavenly general. On the average, one will become a flying yaksha. The mighty ghosts are heaven-traveling yakshas; the flying yakshas travel in space. Or one will become a ghost leader, or the like. One will be a ghost who commands other ghosts. At the lowest level, one will be an earth-bound rakshasa.
các loài quỷ-thần kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng.
Sutra:
These ghosts and spirits have their groups of disciples. Each says of himself that he has accomplished the Unsurpassed Way.
Commentary:
The ruling gods, the mighty ghosts in the heavens, the yakshas and rakshasas in the human realm, and the ghosts in the hells also have a lot of followers. There are rich ghosts, ghosts with a little wealth, and poor ghosts. There are tens of thousands of varieties of ghosts. Guan Di Gong in China is an example of a wealthy ghost. But after he took refuge with the Buddha, he came to be known as Qie Lan Bodhisattva, a dharma-protecting spirit. In the Buddha's assembly he must stand; he has no seat assignment. However, the ghosts referred to here claim to have attained the Supreme Way.
Sau khi tôi diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều quỷ-thần nầy sôi-nổi trong thế-gian, tự nói rằng ăn thịt, được đạo Bồ-đề.
Sutra:
After my extinction, in the Dharma-ending Age, these hordes of ghosts and spirits will abound, spreading like wildfire as they argue that eating meat will bring one to the Bodhi Way.
Commentary:
After my extinction, in the Dharma-ending Age, these hordes of ghosts and spirits will abound. That's the present time he's talking about, the age that you and I live in. There are innumerable ghosts and spirits in this Dharma-ending Age, all because in former lives they could not stop killing. They practiced cultivation, but could not cease killing, and so they fell into the path of the spirits. In the Dharma-ending Age, these beings will be spreading like wildfire as they argue that eating meat will bring one to the Bodhi Way. They say, "I eat meat and I've become a Buddha just the same. I didn't have to stop killing or eat vegetarian food, but I'm enlightened and have attained the Bodhi Way, that is, I am a Buddha." This is like a certain person who claims to be enlightened but who eats meat, drinks alcohol, smokes cigarettes, and has a group of young followers that he teaches to smoke marijuana and take LSD. Who ever heard of someone enlightened behaving like that? When the Buddha himself became enlightened, he did not use such dope. Now you take pills that poison your system, upset your energy balance, and bring you to the brink of death, and you still insist you are enlightened. Is that upside down or not? I ask you.
A-nan, tôi khiến hàng tỷ-khưu ăn năm thứ tịnh-nhục, thịt kia đều do thần-lực tôi hóa-sinh ra, vốn không có mạng-căn. Xứ Bà-la-môn các ông, đất-đai phần nhiều nóng-ướt, lại thêm cát đá, rau-cỏ không sinh được; tôi dùng sức đại-bi gia-bị, nhân sức đại-từ-bi, giả gọi là thịt và các ông cũng nhận được cái vị như thịt; làm sao, sau khi Như-lai diệt-độ, người ăn thịt chúng-sinh, lại gọi là Phật-tử!
Sutra:
Ananda, I permit the bhikshus to eat five kinds of pure meat. This meat is actually a transformation brought into being by my spiritual powers. It basically has no life-force. You brahmans live in a climate so hot and humid, and on such sandy and rocky land, that vegetables will not grow; therefore, I have had to assist you with spiritual powers and compassion. Because of the magnitude of this kindness and compassion, what you ea that tastes like meat is merely said to be meat; in fact, however, it is not. After my extinction, how can those who eat the flesh of living beings be called the disciples of Shakya?
Commentary:
Ananda, I permit the bhikshus to eat five kinds of pure meat. The Buddha's teaching allows these five kinds:
1) Flesh of an animal that I did not see killed.
2) Flesh of an animal that I did not hear killed.
3) Flesh of an animal that I am sure was not killed for my sake.
4) Flesh of an animal that died by itself.
5) Flesh that is the leavings of an animal after birds have scavenged.
This meat is actually a transformation brought into being by my spiritual powers. It basically has no life-force. The Buddha created these kinds of flesh; they are not from living creatures. They have no life-force; that is, no consciousness, no temperature, and no breath. You brahmans live in a climate so hot and humid, and on such sandy and rocky land, that vegetables will not grow. You who practice pure conduct live in a land full of sand and dampness. Therefore, I have had to assist you with spiritual powers and compassion. Because of the magnitude of this kindness and compassion, what you eat that tastes like meat is merely said to be meat; in fact, however, it is not. That's what you are really eating. I allow you to eat this kind of meat at present. But, after my extinction, how can those who eat the flesh of living beings be called the disciples of Shakya? They are not eating the five kinds of pure meat; they are just eating the flesh of living beings outright. Are they to be known as disciples of the Buddha? They cannot be referred to as disciples of Shakya, that is, people who left the home life.
Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai-ngộ, giống như Tam-ma-đề, đều là loài la-sát, quả-báo hết rồi, phải chìm-đắm trong bể khổ, không phải đệ-tử Phật. Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao, lại được ra khỏi ba cõi.
Sutra:
You should know that these people who eat meat may gain some awareness and may seem to be in samadhi, but they are all great rakshasas. When their retribution ends, they are bound to sink into the bitter sea of birth and death. They are not disciples of the Buddha. Such people as these kill and eat one another in a never-ending cycle. How can such people transcend the triple realm?
Commentary:
You should know that these people who eat meat may gain some awareness and may seem to be in samadhi, but they are all great rakshasas. They pay no attention to what kind of flesh they are eating. They don't care whether it is one of the three kinds of pure meat or the five kinds of pure meat; if it's meat, they'll eat it. Ananda, you should realize that after my extinction such beings will pretend to be disciples of the Buddha and will consume both alcohol and meat. They'll be completely uninhibited, saying that everyone is free to do as he or she pleases. Although they may attain a small state of awakening or gain a little wisdom, they will only appear to be in samadhi. Actually they are not. They are like the person who came here and claimed he was the same as the Sixth Patriarch.
"What evidence do you have that you are the same?" I asked him.
He replied, "I don't have any evidence that I'm not the same." He thought that was a wise answer. Actually, he was in a class with the beings described in this passage. Such people may seem to have a little samadhi power, but in fact they are great rakshasas, big demons, big ghosts.
When their retribution ends, they are bound to sink into the bitter sea of birth and death. They are not disciples of the Buddha. Although such people wear the Buddha's clothes and eat the Buddha's food, they are not disciples of the Buddha. Such people as these kills and eat one another in a never-ending cycle. They take life and eat meat and do not prohibit either one. They keep eating one another; you eat me, and I eat you; kill and eat, be killed and eaten. How can such people transcend the triple realm? Behavior like this sets up an endless cycle. In this life, you eat my flesh; and in the next life, I eat yours. In the life after that, it's your turn to eat me again, and it goes on and on. How can such beings get out of the desire realm, the form realm, and the formless realm?
Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, thứ nữa, phải đoạn lòng sát. Ấy gọi là lời dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ hai của các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn.
Sutra:
When you teach people in the world to cultivate samadhi, they must also cut off killing. This is the second clear and unalterable instruction on purity given by the Thus Come Ones and the Buddhas of the past, World Honored Ones.
Commentary:
When you teach people in the world to cultivate samadhi, they must also cut off killing. First, they must cut off sexual desire; they must also sever their thoughts of killing. This is the second clear and unalterable instruction on purity given by the Thus Come One and the Buddhas of the past, World Honored Ones. This is the teaching advocated by the Buddha. Both the Buddhas of the past and the Buddhas of the present teach this second clear and fixed instruction on purity. You must certainly revere it. If you don't, you won't be able to get out of the triple realm.
Vậy nên A-nan, nếu không đoạn lòng sát mà tu thiền-định, thì cũng ví-như có người tự bịt lỗ tai, cất tiếng kêu to mà trông-mong người khác không nghe; bọn này gọi là muốn giấu thì càng lộ.
Sutra:
Therefore, Ananda, if cultivators of Chan samadhi do not cut off killing, they are like one who stops up his ears and calls out in a loud voice, expecting no one to hear him. It is to wish to hide what is completely evident.
Commentary:
Therefore, Ananda, if cultivators of Chan samadhi do not cut off killing, they sever their compassionate seeds. Once they have lost their sense of compassion, they are like one who stops up his ears and calls out in a loud voice, expecting no one to hear him. This is known as plugging up one's ears while one steals a bell; one supposes that if one can't hear oneself, no one else can either. It is to wish to hide what is completely evident. The more one wishes to cover up one's conduct, the more it is revealed. In the same way, someone who practices samadhi but does not stop killing will find it impossible to realize his expectations.
Hàng tỷ-khưu thanh-tịnh và các vị Bồ-tát đi trong đường rẽ, không dẫm cỏ non, huống nữa là lấy tay nhổ cỏ; làm sao đức Đại-bi, lại lấy máu thịt của các chúng-sinh, mà làm đồ-ăn?
Sutra:
Bodhisattvas and bhikshus who practice purity will not even step on grass in the pathway; even less will they pull it up with their hand. How can one with great compassion pick up the flesh and blood of living beings and proceed to eat his fill?
Commentary:
Bodhisattvas and bhikshus who practice purity until their conduct is extremely pure and lofty, will not even step on grass in the pathway. At a place where several paths come together there is usually grass growing in the walkway. A pure bhikshu or Bodhisattva will not walk on growing grass. It could kill the grass. Even less will they pull it up with their hand. They don't do any weeding. How can one with great compassion pick up the flesh and blood of living beings and proceed to eat his fill? That is not permissible.
Nếu các hàng tỷ-khưu không mặc những đồ tơ-lụa, là-lượt phương Đông và không dùng những giày-dép, áo-cừu, áo-len hay các thứ sữa, phó-mát, đề-hồ, thì những tỷ-khưu như thế, đối với thế-gian, thật là giải-thoát, trả hết nợ cũ xong, thì không vào trong ba cõi nữa.
Sutra:
Bhikshus who do not wear silk, leather boots, furs, or down from this country, or consume milk, cream, or butter can truly transcend this world. When they have paid back their past debts, they will not have to re-enter the triple realm.
Commentary:
Bhikshus who do not wear silk, leather boots, furs, or down from this country, or consume milk, cream, or butter can truly transcend the world. Silk, leather, furs, and down come from living creatures. The life of the creature must be taken in order to make these things. Ordinary cotton is not included here. Therefore, they don't wear leather shoes or carry leather bags. Nor do they use milk products. When they have paid back their past debts, they will not have to re-enter the triple realm. It says here that milk and milk products should not be ingested, but in the precepts of the greater and lesser vehicles it does not state that one must certainly refrain from these things. This passage of sutra text is describing those who hold precepts with a maximum of purity. They thoroughly uphold the precept against killing. They do not use anything that has any connection with living creatures. They don't wear silk because a lot of silkworms' lives must be spent in the process of obtaining the silk. They don't eat honey, because it is made from bees. But in the vinaya proper this is an open question. There is room for flexibility. The precepts do not specifically forbid these things. For you to avoid using them is to be extremely pure. It is very good.
Vì cớ sao? Dùng những bộ-phận thân-thể chúng-sinh, thì đều bị ảnh-hưởng chúng-sinh, cũng như con người ăn giống bách-cốc trong đất, thì chân không rời khỏi đất. Quyết phải khiến cho thân tâm, đối với thân-thể hay bộ-phận thân-thể của chúng-sinh, đều không mặc, không ăn, thì những người như thế, tôi mới gọi thật là giải-thoát.
Sutra:
Why? It is because when one wears something taken from a living creature, one creates conditions with it, just as when people eat the hundred grains, their feet cannot leave the earth. Both physically and mentally one must avoid the bodies and the by-products of living beings, by neither wearing them nor eating them. I say that such people have true liberation.
Commentary:
Why? It is because when one wears something taken from a living creature, one creates conditions with it. For example, when you wear silk, you have a connection with the worms that made it. If you don't want to be that kind of creature, you should sever connections with it. It is just as when people eat the hundred grains, their feet cannot leave the earth. The first people on earth were actually heavenly beings that came down from the Great Brahma Heaven. This happened in the past when the fire of the kalpa raged over the earth until it had destroyed all signs of people. Afterward there began a barren period which extended for one knows not how long. And then, one day some heavenly beings flew down from the Brahma Heaven and alighted on earth. By this time, the earth was covered with a special something that looked quite good. They picked some and found it to be fragrant as well. So they ate it. Once they ate this "fat of the land," they could no longer fly. They couldn't mount the clouds and drive the fog. No longer mobile, they stood on earth and called out to their brothers and sisters who happened by in space. These heavenly beings landed and also partook of the "fat of the land," and so they too became earth-bound. They couldn't go back to the heavens; and that's how the human race came to be on earth. Some people hold that we came from monkeys. But if that's the case, what keeps us from turning back into monkeys? In fact, it all started when the heavenly beings came down to earth. As the number of people increased, the fat of the land was entirely consumed, and that whole species of plant died out. Then they had to eat "the hundred grains."
They are:
1. twenty varieties of rice,
2. twenty varieties of millet,
3. twenty varieties of beans,
4. twenty varieties of vegetables,
5. twenty varieties of melons.
There were more or less twenty kinds of each, making a hundred varieties in all. Once they ate them, "their feet couldn't leave the earth." We ascribe it to gravity, but the reason behind it is that people consume this kind of food.
Both physically and mentally one must avoid the bodies and by-products of living beings, by neither wearing them nor eating them. We people want to keep our bodies and minds free from karma created in connection with the bodies of other living creatures or with anything that comes from them. One cannot physically take life, nor can one do so mentally. One should not wear anything connected with the life of another being or eat the flesh of their bodies. I say that such people have true liberation. They have really become free.
Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần.
Sutra:
What I have said here is the Buddha's teaching. Any explanation counter to it is the teaching of Papiyan.
Commentary:
What I have said here is the Buddha's teaching. My explanation is the dharma spoken by the Buddhas of the ten directions and the three periods of time. Any explanation counter to it is the teaching of Papiyan. Any doctrine that agrees with my principle is dharma that the Buddhas speak. Any theory that disagrees with the principles I have explained here is the talk of a demon king.
Now that you are hearing the Shurangama Sutra, you can use it as a freak-spotting mirror. If someone is pretending to be a person and you shine the mirror on him, he will be revealed in his true form, a weirdo. Perhaps he's a pig-spirit or a cow-spirit or a horse-spirit or a mountain essence or water-monster. Maybe it's a ghost king. Whatever it might be, the mirror will show it up. Now that you've heard the Shurangama Sutra, you will be able to know whether someone is speaking the Dharma correctly by comparing it to what is told in this sutra. So it is like a freak-spotting mirror.
That's why I said earlier that the blind, deaf, and dumb have no chance to hear my explanation of the sutra. The deaf basically can't hear it, but here I'm not referring to people who are physically deaf, but to people who hear the dharma and yet are deaf to it. Mutes also miss the point when I lecture. I hope that all of you who are able to hear the Shurangama Sutra will become good knowing advisors in the future; that you will come to genuinely understand the Buddhadharma.
Then you can teach the blind, deaf, and mute. When you lecture, you can use an amplifying system, and then even though they are outside, they will be able to hear and will no longer be deaf or mute. People who don't understand the Buddhadharma are most pitiful. So, when you have mastered the Buddhadharma, you should go teach it to others. That means that at this stage you should pay special attention as you study.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
KINH VĂN:
Âm:
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỤC VỊ TỤNG TRÌ GIẢ, THUYẾT TIÊU TRỪ TAI HỌA THANH LƯƠNG CHI KỆ:
“NHƯỢC HÀNH KHOÁNG DÃ SƠN TRẠCH TRUNG,
PHÙNG TRỊ HỔ LANG CHƯ ÁC THÚ,
XÀ, NGOAN, TINH, MỊ, VỌNG LƯỢNG QUỶ,
VĂN TỤNG THỬ CHÚ MẠC NĂNG HẠI.”
Nghĩa:
Quán Thế Âm Bồ-tát lại vì kẻ tụng trì mà tuyên thuyết bài kệ Thanh Lương tiêu trừ tai họa rằng:
“Nếu vào chốn núi hồ hoang vắng,
Gặp những cọp, sói, các thú dữ,
Rắn, rít, tinh, mị, quỷ vọng lượng…,
Nghe tụng Chú này chẳng dám hại.”
LƯỢC GIẢNG:
Quán Thế Âm Bồ-tát lại vì kẻ tụng trì mà tuyên thuyết bài kệ Thanh Lương tiêu trừ tai họa rằng ... Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ-tát lại vì những người trì tụng Chú Đại Bi mà nói bài kệ tụng về việc tiêu trừ mọi tai chướng, đạt được sự thanh lương, thảnh thơi, thanh thản.
“Nếu vào chốn núi hồ hoang vắng.” “Khoáng dã” là nơi rất hoang vu vắng vẻ, cách cả mấy trăm dặm, mấy ngàn dặm không có người ở. Giả sử có người tụng trì Chú Đại Bi mà phải đi trong chốn núi rừng hoang vu, hoặc trong đầm lầy, hoặc ở sa mạc, thì người ấy có thể “gặp những cọp, sói, các thú dữ,/ Rắn, rít, tinh, mị, quỷ vọng lượng….” Người ấy có thể gặp phải loài cọp dữ hoặc chó sói vô cùng hung hãn, hoặc vô số loài ác thú, ác điểu khác. Ngoài ra, cũng có thể phải đương đầu với loài rắn đen, hoặc yêu tinh và các loài quỷ lị mị, vọng lượng nữa.
“Nghe tụng Chú này chẳng dám hại.” Tuy nhiên, nếu nghe thấy quý vị tụng Chú Đại Bi thì chúng chẳng thể nào đến làm hại quý vị được, không có cách nào làm phiền hoặc gây trở ngại cho quý vị được.
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC HÀNH GIANG HỒ THƯƠNG HẢI GIAN,
ĐỘC XÀ, GIAO LONG, MA KIỆT THÚ,
DẠ XOA, LA SÁT, NGƯ, QUY, MIẾT,
VĂN TỤNG THỬ CHÚ TỰ TÀNG ẨN.”
Nghĩa:
“Nếu đi biển cả hoặc sông hồ,
Rắn độc, giao long, loài Ma kiệt,
Dạ xoa, La sát, cá, rùa, trạnh,
Nghe tụng Chú này tự lẩn trốn.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu đi biển cả hoặc sông hồ.” “Thương hải” (biển xanh) tức là “đại hải,” biển cả. Giả sử quý vị phải đi qua con sông lớn, ao hồ lớn hoặc biển lớn, và những nơi đó thường có các loài “rắn độc, giao long, loài Ma kiệt,/ Dạ xoa, La sát, cá, rùa, trạnh” cư ngụ. “Giao long” là một loại rồng độc.
“Ma kiệt” là một loại đại quái thú sống ở dưới nước hoặc trên lục địa. Lại còn có thể có quỷ Dạ xoa, quỷ La sát, đại ngư tinh, đại điểu quy tinh, miết tinh
“Nghe tụng Chú này tự lẩn trốn.” Nếu quý vị niệm Chú Đại Bi thì những quái vật đó sẽ không làm hại quý vị, mà đều chạy trốn mất biệt, chẳng còn tác oai tác quái nữa!
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC PHÙNG QUÂN TRẬN TẶC VI NHIỄU,
HOẶC BỊ ÁC NHÂN ĐOẠT TÀI BẢO,
CHÍ THÀNH XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
BỈ KHỞI TỪ TÂM PHỤC ĐẠO QUY.”
Nghĩa:
“Nếu gặp quân trận giặc bao vây,
Hoặc bị người ác đoạt tiền của,
Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,
Họ phát từ tâm, tự quay về.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu gặp quân trận giặc bao vây.” Giả sử đất nước gặp cảnh chiến tranh, quý vị phải xông pha trước quân trận cùng giao chiến với địch quân; hoặc bị bọn thổ phỉ bao vây, muốn sát hại quý vị; “hoặc bị người ác đoạt tiền của,” hoặc gặp bọn người bất lương, cướp đoạt tiền bạc tài sản của quý vị.
Trong hoàn cảnh đó, quý vị hãy “chí thành xưng tụng Chú Đại Bi.” Thế nào gọi là “chí thành”? Đó là chuyên tâm nhất ý, thiết tha thành khẩn, không có vọng tưởng nào khác.
“Họ phát từ tâm, tự quay về.” “Họ” tức là bọn thổ phỉ, những tên đạo tặc. Kẻ đạo tặc vốn không có lòng từ bi, mà chỉ có tánh “Tu la”; nhưng nhờ “cảm ứng đạo giao” do quý vị niệm Chú Đại Bi, cho nên mặc dù là người không có từ bi tâm, cũng phải sanh lòng từ bi, không muốn cướp đoạt của cải nữa, mà tự động rút lui, trở về. Họ đến từ nơi nào thì trở về lại nơi đó.
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC VI VƯƠNG QUAN THÂU LỤC THÂN,
LINH NGỮ CẤM BẾ NỮU GIÀ TỎA,
CHÍ THÀNH XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
QUAN TỰ KHAI ÂN THÍCH PHÓNG HOÀN.”
Nghĩa:
“Nếu bị lệnh vua quan bắt bớ,
Giam cầm, xiềng xích, lại gông cùm,
Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,
Quan tự khai ân phóng thích về.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu bị lệnh vua quan bắt bớ,/ Giam cầm, xiềng xích, lại gông cùm.” Nếu quý vị có phạm pháp hoặc không phạm pháp mà bị chính phủ bắt giam vào tù. “Linh ngữ” tức là nhà tù. “Cấm bế” có nghĩa là bị nhốt, bị giam giữ trong ngục, tù túng, không còn được tự do nữa. “Nữu” là còng tay, xích chân. “Già tỏa” là gông đầu và xiềng xích. Lại còn buộc quý vị phải đeo còng nơi tay, cùm nơi chân, cổ bị đóng gông đeo xiềng.
“Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,/ Quan tự khai ân phóng thích về.” Gặp cảnh ngộ như thế, quý vị thành tâm khẩn thiết tụng niệm Chú Đại Bi Đà La Ni, thì quan sẽ khai ân. “Khai ân” tức là ân xá, tha thứ, nhận thấy rằng quý vị vô tội, bèn phóng thích, cho quý vị trở về nhà.
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC NHẬP DÃ ĐẠO CỔ ĐỘC GIA,
ẨM THỰC HỮU DƯỢC DỤC TƯƠNG HẠI,
CHÍ THÀNH XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
ĐỘC DƯỢC BIẾN THÀNH CAM LỒ TƯƠNG.”
Nghĩa:
“Vào nhà ngoại đạo dùng tà thuật,
Ở thức uống, ăn có yếm độc,
Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,
Thuốc độc biến thành nước Cam Lồ.”
LƯỢC GIẢNG:
Vào nhà ngoại đạo dùng tà thuật ( nguyên văn câu Hán Việt: “Nhược nhập dã đạo, cổ độc gia.”), “Dã đạo” tức là bàng môn tả đạo, bởi vì họ không giữ chánh quy nên gọi là “dã đạo.” “Cổ,” ở Trung Hoa gọi là “lạc cáng đầu” [luò gàng tóu], có một loại “cổ thuật” là cho người ta uống ly nước trà, uống vào thì bị trúng “cổ”; hoặc cho một chút thức ăn, ăn vào cũng trúng “cổ”; hoặc là để một món đồ gì đó ngoài đường, quý vị nhặt lên thì liền bị trúng độc. Bà Ma Đăng Già (phái ngoại đạo Hoàng Phát) đã dùng chú Tiên Phạm Thiên, đều gọi là “cổ độc.” Đây đều gọi là “cổ độc gia.”
“Ở thức uống, ăn có yếm độc.” Hoặc là trong thức ăn, họ trộn “cổ độc” vào để ám hại quý vị.
“Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi.” Lúc bấy giờ, nếu quý vị chí thành xưng tụng Thần Chú Đại Bi Đà La Ni, thì “thuốc độc biến thành nước Cam Lồ.” Tuy là “cổ độc,” cũng sẽ biến thành mùi vị cam lồ!
KINH VĂN:
Âm:
“NỮ NHÂN LÂM NẠN SANH SẢN THỜI,
TÀ MA GIÀ CHƯỚNG KHỔ NAN NHẪN,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
QUỶ THẦN THOÁI TÁN AN LẠC SANH.”
Nghĩa:
“Phụ nữ lâm nguy lúc sanh sản,
Tà ma ngăn trở, khổ khó cam,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Quỷ thần rút lui, sanh bình yên.”
LƯỢC GIẢNG:
“Phụ nữ lâm nguy lúc sanh sản.” Việc sanh nở có trường hợp sanh khó, người mẹ đau đớn quằn quại có khi suốt một hai ngày mà vẫn không sanh được; thậm chí ba hôm, năm hôm cũng chưa sanh được. Ôi! Lúc đó người mẹ đau đớn tột cùng!
“Tà ma ngăn trở, khổ khó cam.” Vì sao sản phụ lại lâm vào tình cảnh ấy? Bởi vì có yêu ma quỷ quái đến cản trở, làm cho sản phụ vô cùng đau đớn khổ sở, không dễ gì mà chịu đựng được.
Tôi còn nhớ ở Đông Bắc, lúc tôi đang thủ hiếu bên mộ phần thân mẫu, có một phụ nữ họ Đường nọ đau đẻ [chuyển dạ] đã ba hôm mà vẫn chưa sanh được. Về sau người nhà đến tìm, tôi để thỉnh giáo, hỏi tôi phải làm sao cho sản phụ sanh nở được dễ dàng. Tôi bèn khuyên họ niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát và tụng Chú Đại Bi. Về nhà trì niệm chưa được bao lâu thì quả nhiên sanh được; tuy nhiên đứa bé sơ sinh thì đã chết rồi, còn người mẹ thì được vô sự, không việc gì. Cho nên, đây đều có sự cảm ứng đặc biệt của Quán Thế Âm Bồ tát cả.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi, / Quỷ thần rút lui, sanh bình yên.” Lúc bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết trì niệm Chú Đại Bi Đà La Ni, thì quỷ thần nghe thấy sẽ bỏ chạy tán loạn, sản phụ sẽ không bị nguy hiểm nữa.
KINH VĂN:
Âm:
“ÁC LONG DỊCH QUỶ HÀNH ĐỘC KHÍ,
NHIỆT BỆNH XÂM LĂNG MẠNG DỤC CHUNG,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
DỊCH BỆNH TIÊU TRỪ THỌ MẠNG TRƯỜNG.”
Nghĩa:
“Ác long, dịch quỷ gieo độc khí,
Bệnh sốt xâm nhập sắp mạng chung,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Bệnh dịch tiêu trừ, tuổi thọ tăng.”
LƯỢC GIẢNG:
“Ác long, dịch quỷ gieo độc khí.” “Rồng” thì có rồng ở trên trời (thiên long), có rồng sống ở biển, có rồng sống trên đất liền. Rồng lại có rất nhiều chủng loại—rồng độc (độc long), rồng dữ (ác long), rồng đen (hắc long), rồng trắng (bạch long), rồng lửa (hỏa long), và còn có cả rồng vàng (kim long) nữa. Tại miền Đông Bắc nước Trung Hoa, có một tỉnh lỵ có tên là tỉnh Hắc long giang, bởi có dính líu tới chuyện một con rồng đen. Con rồng đen này thường xuất hiện trên sông nước, cho nên con sông đó được gọi là “Hắc long giang.”
“Dịch” tức là ôn dịch. Bệnh ôn dịch, hoặc là bệnh tả [hoắc loạn=hùo lùan], hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, đều do loài “dịch quỷ” tác oai tác quái. Loài “dịch quỷ” này đem vi khuẩn mầm bệnh hại người gieo rắc khắp nơi, người nào hít phải khí độc do chúng tán rải thì liền sanh bệnh, có thể chết.
“Bệnh sốt xâm nhập sắp mạng chung.” Bệnh nhân bị nóng sốt, bệnh thâm nhập vào cơ thể, sắp kết thúc sanh mạng, cái chết đang cận kề.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,/ Bệnh dịch tiêu trừ, tuổi thọ tăng.” Nếu quý vị có thể chí thành khẩn thiết niệm Chú Đại Bi thì bệnh ôn dịch sẽ bị tiêu tan, không còn nữa, thọ mạng cũng có thể lâu dài hơn.
KINH VĂN:
Âm:
LONG QUỶ LƯU HÀNH CHƯ ĐỘC THŨNG,
UNG SANG HUYẾT THỐNG PHẢ KHAM,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
TAM THÓA ĐỘC THŨNG TÙY KHẨU TIÊU.
Nghĩa:
“Rồng, quỷ lưu hành bệnh thũng độc,
Ung nhọt lở loét đau nhức nhối,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Thổi qua ba lần độc thũng tiêu.”
LƯỢC GIẢNG:
“Rồng, quỷ lưu hành bệnh thũng độc.” Có loài rồng hoặc quỷ thường đi gieo rắc mầm độc, trúng vào ai thì khắp mình mẩy đều bị sưng phù lên.
“Ung nhọt lở loét đau nhức nhối.” Hoặc là sanh bệnh ung thư, mọc ra nhiều mụn nhọt. “Ung thư” tức là trên người mọc ra một vài cục u. “Sang” là mụn nhọt có khi lở loét máu mủ chảy ra. Các chứng bệnh này vô cùng đau đớn khổ sở, con bệnh không thể nào chịu đựng nổi, cho nên nói là “thống phả kham,” tức là không dễ gì mà nhẫn chịu được, nhức nhối đến nỗi không cách nào chịu đựng thêm nữa.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Lúc bấy giờ, nếu quý vị chí tâm thành khẩn tụng Chú Đại Bi, thì chỉ cần “thổi qua ba lần độc thũng tiêu.” Quý vị niệm Chú Đại Bi, rồi lấy hơi thổi ra ba lần nơi mụn nhọt đó. “Tam thóa” tức là ba luồng hơi thở. Ba hơi thở này quý vị thấy thì rất bình thường, song lại làm cho chỗ sưng xẹp xuống và tiêu tan; rất là kỳ lạ!
KINH VĂN:
Âm:
CHÚNG SANH TRƯỢC ÁC KHỞI BẤT THIỆN,
YẾM MỊ CHÚ THƯ KẾT OÁN THÙ,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
YẾM MỊ HOÀN TRƯỚC Ư BỔN NHÂN.
Nghĩa:
“Chúng sanh ác trược khởi lòng ác,
Trù ếm thư chú kết oán thù,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Trù ếm trở về người trù yếm.”
LƯỢC GIẢNG:
“Chúng sanh ác trược, lòng bất thiện.” Có nhiều chúng sanh, quý vị bảo họ sanh thiện tâm thì họ không chịu nghe theo, nhưng bảo họ hãy thường xuyên sanh lòng bất thiện, tâm đố kỵ, tâm chướng ngại, thì họ lại nảy sanh những thứ tâm ấy rất dễ dàng.
“Trù ếm thư chú kết oán thù.” “Yếm mị chú thư” tức là tà chú, tà thuật thư ếm hại người. Có phái ngoại đạo dường như có một loại chú thư. Trong Mật Tông chẳng hạn, có một loại chú mà kẻ nào niệm được bài chú này, tu luyện được thứ phép thuật này, thì nội trong bảy ngày, kẻ ấy bảo quý vị chết thì quý vị sẽ chết, bảo quý vị sống thì quý vị được sống. Cho nên, Mật Tông xem ra cũng rất lợi hại! Quý vị nào có bạn bè theo Mật Tông thì cần phải cẩn thận một chút! Nếu quý ý đắc tội với họ, thì coi chừng họ sẽ niệm chú cho quý vị chết! Thế nhưng, đây chính là một thứ tánh nết của A tu la, không có tâm từ bi. Như vậy tức là “yếm mị.”
Họ làm một “tiểu nhân” tức là một hình nhân nho nhỏ, trên đó có ghi rõ “sanh thần bát tự” [năm tháng ngày giờ sinh viết theo can chi] của quý vị; rồi hôm nay thì lấy kim chọc vào mắt hình nhân cho mù, ngày mai dùng kim đâm vào tai hình nhân cho điếc, ngày mốt lấy kim châm vào cổ họng hình nhân—và bấy giờ quý vị sẽ bị đứt hơi mà chết! Đây là phép thuật của bàng môn tả đạo.
Tuy nhiên, quý vị chớ nên sợ hãi, chỉ cần quý vị có thể niệm Chú Đại Bi, thì họ có dùng phép thuật gì cũng đều không công hiệu cả.
“Kết oán thù.” “Kết” tức là cột vào với nhau; “oán thù” tức là thù hận vô cùng sâu nặng.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết xưng tụng Thần chú Đại Bi, thì “trù ếm trở về nơi bổn nhân.” Họ muốn ám hại người khác, nhưng các phép thuật độc ác đó lại trở về nơi thân họ, khiến họ tự thọ quả báo!
KINH VĂN:
Âm:
ÁC SANH TRƯỢC LOẠN PHÁP DIỆT THỜI,
DÂM DỤC HỎA THẠNH TÂM MÊ ĐẢO,
KHÍ BỐI THÊ TẾ NGOẠI THAM NHIỄM,
TRÚ DẠ TÀ TƯ VÔ TẠM ĐÌNH.
Nghĩa:
“Chúng sanh ác trược thời Mạt Pháp,
Lửa dâm thiêu đốt, tâm mê loạn,
Ngoại tình, bỏ vợ, bỏ chồng con,
Ngày đêm tà tưởng không dừng nghỉ.”
LƯỢC GIẢNG:
“Khi Pháp diệt, ác sanh trược loạn.” Thời Mạt Pháp, đầy dẫy tội ác, cõi Ngũ trược ác thế rối ren loạn lạc, Phật Pháp cũng bị hủy diệt. Lúc bấy giờ, “lửa dâm lớn mạnh, tâm mê đảo.”
Một số người trong chúng ta hiện nay, tâm dâm dục nặng hơn tâm học Phật Pháp. Những người đó không hề nghĩ rằng: “Hằng ngày tôi đều nghiên cứu Phật Pháp, không ngừng tìm tòi học hỏi. Ngủ không được thì tôi nghiên cứu Phật Pháp; lúc thức dậy thì tôi càng nên học hỏi Phật Pháp nhiều hơn nữa!” Họ không nghĩ như thế! Trằn trọc, ngủ không được, họ lại sanh tâm dâm dục, cứ thấy rằng nghiên cứu Phật Pháp chẳng ý vị gì cả. Một khi dâm tâm dấy khởi, họ cảm thấy đó là điều vô cùng thích thú kỳ diệu, và đó là một thứ vô minh đang chi phối họ đến tâm thần điên đảo, mê muội!
Quán Thế Âm Bồ tát đã sớm biết rằng con người ở thời Mạt Pháp là như vậy—tâm trí mê loạn điên đảo. “Mê” tức là không còn tỉnh táo, sáng suốt nữa. Cũng như người nào đó, gặp bạn gái là mừng rỡ tíu tít, quên hết mọi chuyện chung quanh; như thế cũng gọi là “mê đảo,” confused! Thật là kỳ lạ!
“Vợ chồng ruồng bỏ, sanh ngoại tình.” “Khí” tức là phao khí, bỏ rơi, ruồng bỏ. “Bối” tức là vị bối. “Thê” là vợ; “tế” tức là chồng. Hoặc là người vợ lén lút tìm người đàn ông khác, kiếm tình phu; hoặc là người chồng vụng trộm tìm người đàn bà khác, kiếm tình phụ. “Tham nhiễm” tức là vì phát tiết lửa dâm dục; cho nên đây gọi là “ngoại tham nhiễm,” ra ngoài để tham nhiễm.
“Ngày đêm tà tưởng chẳng tạm dừng.” Ban ngày tơ tưởng đến việc này, tối đến cũng nghĩ ngợi về chuyện này—trong từng giây từng khắc, cái ý nghĩ tà vạy, không chánh đáng này cứ không ngừng lởn vởn trong đầu óc. Quý vị cũng biết đấy, có nhiều người đi nhà thờ không phải để làm lễ Misa, mà chủ yếu là để tìm đối tượng; cả nam và nữ đều có tư tưởng như thế. Có người thì đến trường không phải để học hành, mà là muốn tìm đối tượng. Vậy, lửa dâm dục đương mạnh mẽ, dù là tạm thời cũng không đình chỉ được.
KINH VĂN:
Âm:
NHƯỢC NĂNG XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
DÂM DỤC HỎA DIỆT, TÀ TÂM TRỪ.
NGÃ NHƯỢC QUẢNG TÁN CHÚ CÔNG LỰC,
NHẤT KIẾP XƯNG DƯƠNG VÔ TẬN KỲ.”
Nghĩa:
“Nếu thường xưng tụng Chú Đại Bi,
Lửa dâm dục tắt, tà tâm dứt.
Công lực Thần Chú nếu xưng tán
Hết kiếp xưng dương không cùng tận.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu thường xưng tụng Chú Đại Bi.” Trong lúc này, nếu quý vị có thể xưng niệm Chú Đại Bi, thì “lửa dâm dục tắt, tà tâm dứt.” Lửa dâm dục trong lòng quý vị sẽ tàn lụi dần dần rồi tắt ngấm, và tà tâm cũng từ từ được trừ khử.
Giảng đến đây tôi muốn lưu ý quý vị một điều—quý vị, bất luận là nam hay nữ, nếu tâm dâm dục quá lớn mạnh, sung mãn, thì quý vị có thể ngày ngày chí thành khẩn thiết xưng tụng Chú Đại Bi, lâu dần dâm tâm sẽ bị tiêu diệt, tà tri tà kiến cũng bị trừ khử!
“Công lực Thần Chú nếu xưng tán.” Quán Thế Âm Bồ tát nói rằng: “Nếu tôi tán thán công đức từ năng lực của Chú Đại Bi một cách rộng rãi, thì e rằng hết kiếp xưng dương không cùng tận. Cho dù tôi có xưng dương tán thán Chú Đại Bi trong mọi thời, ở mọi chốn, tại mọi kiếp, thì cũng không thể nào nói hết được!”
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát
Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh
Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma
Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.
Comments
Post a Comment