Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




242. A CA RA

阿迦囉

AKĀRA

 

 

Hoạnh tử phi mạng thái bi thương

Lục hải không nạn bất thắng phòng

Tối thượng niệm tụng trừ tai chướng

Kim Cang đại tướng độ thập phương.

 

橫死非命太悲傷

陸海空難不勝防

最上念誦除災障

金剛大將度十方



Untimely and accidental deaths are truly mournful.

The disasters of land, sea, and air cannot be prevented.

Uphold and recite this supreme mantra to eradicate calamities and obstacles.

The great Vajra General rescues beings throughout the ten directions.



   ŌM! A CA RA



Bạch đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì thần chú Đại Bi, thì không bị 15 việc chết xấu, sẽ được 15 chỗ sanh tốt. 

 

 

Thế nào là 15 việc chết xấu?

 

1. Không bị chết do đói khát khốn khổ. 
2. Không bị chết do gông tù đánh đập. 
3. Không bị chết vì oan gia thù địch. 
4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau. 
5. Không bị chết do cọp sói cùng ác thú tàn hại. 
6. Không bị chết bởi rắn rít độc cắn. 
7. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy. 
8. Không bị chết bởi phạm nhằm thuốc độc. 
9. Không bị chết do loài sâu trùng độc làm hại. 
10. Không bị chết vì điên cuồng mê loạn. 
11. Không bị chết do té cây, té xuống núi. 
12. Không bị chết bởi người ác trù ếm. 
13. Không bị chết bởi tà thần, ác quỷ làm hại. 
14. Không bị chết vì bịnh ác lâm thân. 
15. Không bị chết vì phi mạng tự hại.

 

 

Tụng trì thần chú Đại Bi, không bị 15 việc chết xấu như thế.

 

Sao gọi là 15 chỗ sanh tốt? 

 



1. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp đấng quốc vương hiền lành. 
2. Tùy theo chỗ sanh, thường ở cõi nước an lành. 
3. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp thời đại tốt, 
4. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp bạn lành. 
5. Tùy theo chỗ sanh, thân căn thường được đầy đủ. 
6. Tùy theo chỗ sanh, đạo tâm thuần thục. 
7. Tùy theo chỗ sanh, không phạm cấm giới. 
8. Tùy theo chỗ sanh, thường được quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa. 
9. Tùy theo chỗ sanh, vật dụng, thức ăn uống thường được đầy đủ. 
10. Tùy theo chỗ sanh, thường được người cung kính giúp đỡ. 
11. Tùy theo chỗ sanh, tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt. 
12. Tùy theo chỗ sanh, những việc mong cầu đều được toại nguyện. 
13. Tùy theo chỗ sanh, long thiên, thiện thần thường theo ủng hộ. 
14. Tùy theo chỗ sanh, thường được thấy Phật nghe pháp. 
15. Tùy theo chỗ sanh, khi nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.

 

Nếu kẻ nào trì tụng chú Đại Bi, sẽ được 15 chỗ sanh tốt như thế! Cho nên tất cả hàng trời, người, đều nên thường tụng trì, chớ sanh lòng biếng trễ. 

Khi đức Quán Thế Âm Bồ Tát nói lời ấy rồi, liền ở trước chúng hội, chắp tay đứng thẳng, nở mặt mỉm cười, nói chương cú màu nhiệm
 Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni rằng: 

 

 

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát

Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà-Ra-Ni



Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1

Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bát ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, án7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.

Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.

Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha. 

Án18, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu- lô cu-lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.

Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắt ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.

Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67

Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.

Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.

Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.


Án tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta bà ha84.

 


Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất 6 phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, 10 phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng. Hoặc có vị chứng quả Tu đà hoàn, có vị chứng quả Tư đà hoàn, hoặc có vị chứng quả A na hàm, có vị chứng quả A la hán, hoặc có vị chứng được sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa cho đến thập địa, vô lượng chúng sanh phát lòng bồ đề.

 

 

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát 

Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh



Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma

Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.

 

 

KINH VĂN:

Âm: PHỤC BẠCH PHẬT NGÔN: "THẾ TÔN! NHƯỢC CHƯ NHÂN THIÊN TỤNG TRÌ ÐẠI BI TÂM CHÚ GIẢ, ÐẮC THẬP NGŨ CHỦNG THIỆN SANH, BẤT THỌ THẬP NGŨ CHỦNG ÁC TỬ DÃ."

Nghĩa: Ngài lại bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Ðại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh và không phải chịu mười lăm loại ác tử."

 

LƯỢC GIẢNG:

Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Ðại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh." "Thiện sanh" tức là sự sinh sống tốt lành.

Nếu loài người ở nhân gian hoặc chư thiên ở cõi trời có thể học thuộc và siêng năng thọ trì Kinh Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni cùng Chú Ðại Bi, thì họ sẽ được mười lăm việc tốt lành; "và không phải chịu mười lăm loại ác tử." "Ác tử" là những cái chết tức tưởi do rủi ro, bất trắc. Nếu quý vị thành tâm trì tụng Chú Ðại Bi thì sẽ tránh được mười lăm loại "ác tử."

 

KINH VĂN:

Âm: "KỲ ÁC TỬ GIẢ:

NHẤT GIẢ, BẤT LINH KỲ CƠ NGẠ KHỐN KHỔ TỬ;

NHỊ GIẢ, BẤT VI GIÀ CẤM TRƯỢNG SỞ TỬ;

TAM GIẢ, BẤT VI OÁN GIA THÙ ÐỐI TỬ;

TỨ GIẢ, BẤT VI QUÂN TRẬN TƯƠNG SÁT TỬ;

NGŨ GIẢ, BẤT VI HỔ LANG ÁC THÚ TÀN HẠI TỬ;

LỤC GIẢ, BẤT VI ÐỘC XÀ NGOAN YẾT SỞ TRÚNG TỬ;

THẤT GIẢ, BẤT VI THUỶ HỎA PHẦN PHIÊU TỬ;

BÁT GIẢ, BẤT VI ÐỘC DƯỢC SỞ TRÚNG TỬ;

CỬU GIẢ, BẤT VI CỔ ÐỘC HẠI TỬ;

THẬP GIẢ, BẤT VI CUỒNG LOẠN THẤT NIỆM TỬ;

THẬP NHẤT GIẢ, BẤT VI SƠN THỌ NHAI NGẠN ÐỌA LẠC TỬ;

THẬP NHỊ GIẢ, BẤT VI ÁC NHÂN YẾM MỴ TỬ;

THẬP TAM GIẢ, BẤT VI TÀ THẦN ÁC QUỶ ÐẮC TIỆN TỬ;

THẬP TỨ GIẢ, BẤT VI ÁC BỆNH TRIỀN THÂN TỬ;

THẬP NGŨ GIẢ, BẤT VI PHI PHẬN TỰ HẠI TỬ."

 

Nghĩa: "Các loại ác tử đó là:

Một là không bị chết vì đói khát, khốn khổ;

Hai là không bị chết vì gông, tù, đòn roi;

Ba là không bị chết vì oan gia thù nghịch;

Bốn là không bị chết vì chiến trận tương tàn;

Năm là không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại;

Sáu là không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp;

Bảy là không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu;

Tám là không bị chết vì trúng phải độc dược;

Chín là không bị chết vì cổ độc tác hại;

Mười là không bị chết vì điên loạn, mất trí;

Mười một là không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp;

Mười hai là không bị chết vì kẻ ác thư ếm;

Mười ba là không bị chết vì tà thần, ác quỉ thừa cơ làm hại;

Mười bốn là không bị chết vì ác bệnh triền thân;

Mười lăm là không bị chết vì tự sát, tự tử."

 

LƯỢC GIẢNG:

Quán Thế Âm Bồ-tát bạch với Ðức Phật: "Các loại ác tử đó là: Một là không bị chết vì đói khát, khốn khổ." Loại "ác tử" (cái chết xấu) thứ nhất là "chết vì đói khát, khốn khổ." Nếu quý vị tụng trì Chú Ðại Bi thì sẽ không bao giờ bị đói khát, thiếu thốn. "Ðói khát" tức là không có cơm ăn nước uống, phải chịu đói chịu khát mà chết. "Khốn khổ" tức là vô cùng vất vả cực khổ, không được vui sướng thảnh thơi. Con người có thể bị chết do đói, do lạnh, hoặc do nghèo nàn khốn khó; song nếu thành tâm trì tụng Chú Ðại Bi thì chúng ta sẽ không phải lâm vào các hoàn cảnh đó.

"Hai là không bị chết vì gông, tù, đòn roi." Loại "ác tử" thứ hai là "chết vì gông, tù, đòn roi."

"Gông" là thứ hình cụ đeo ở cổ tội nhân. Ở Mỹ quốc không biết có thứ hình cụ này không, chứ ở nước Trung Hoa thì thời xưa người ta thường tròng cái gông vào cổ của kẻ phạm pháp, rồi bắt đi diễu qua các đường phố cho mọi người đều trông thấy.

Nếu quý vị có thể thành tâm trì tụng Chú Ðại Bi thì sẽ không bị chết do phải mang gông cùm quá lâu ngày hoặc do tù đày khổ sở, và cũng không bị đánh đập đến gãy tay gãy chân, đau đớn quá mà chết.

"Ba là không bị chết vì oan gia thù nghịch." Loại "ác tử" thứ ba là "chết vì oan gia thù nghịch." Trên thế gian này, chúng ta hầu như ai cũng có "oan gia đối đầu." "Oan gia" (kẻ có oán thù) tức là kẻ chỉ có thù hận, oán ghét, chứ không có thiện duyên với quý vị.

Những kẻ cứ mang lòng thù hận cũng rất đáng thương, vì tâm tư họ luôn trĩu nặng một nỗi phẫn uất, không thể nào giải tỏa được. Nói chung, họ bị bao phủ bởi một thứ oán khí u ám và sống trong sự thù ghét, hằn học tôi thù anh, anh hận tôi. Chữ "thù" này cũng đồng nghĩa với chữ "cừu," có nghĩa là căm ghét, thù hận. Người ta thường do những việc không ưng ý mà sanh ra thù hằn, chống đối lẫn nhau.

"Bốn là không bị chết vì chiến trận tương tàn." Loại "ác tử" thứ tư là "chết vì chiến trận tương tàn." Những người có trì tụng Thần Chú Ðại Bi thì cho dù phải ra chiến trường chiến đấu với địch quân, cũng không bị chết vì tên bay đạn lạc.

Cho nên, nếu quý vị nào có nhiệm vụ huấn luyện binh lính thì hãy dạy cho họ trì niệm Chú Ðại Bi, để đến khi giao chiến họ không bị trúng đạn mà tử thương. Thế nhưng, nếu quý vị dùng Chú Ðại Bi để huấn luyện binh lính đi gây chiến, thì tuy không bị tử trận, song cũng chẳng thể đánh thắng được! Ðó là vì Bồ-tát không muốn nhân loại gây khởi chiến tranh, chém giết lẫn nhau.

"Năm là không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại." Loại "ác tử" thứ năm là "chết vì bị cọp, sói, ác thú tàn hại." Nếu quý vị trì tụng Chú Ðại Bi thì sẽ không bị cọp beo, chó sói, hoặc những thú dữ khác cắn chết hay tàn hại.

"Sáu là không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp." Loại "ác tử" thứ sáu là "chết vì bị trúng độc của rắn, rết, bò cạp." Rắn, rết (một loại rắn thân màu đen tuyền) và bò cạp đều có nọc độc; người nào chẳng may trúng phải nọc độc của chúng thì đành bó tay chịu chết, vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, nếu quý vị trì tụng Chú Ðại Bi thì sẽ không bị nọc của các độc trùng đó làm hại đến tánh mạng.

"Bảy là không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu." Loại "ác tử" thứ bảy là "chết vì bị nước cuốn, lửa thiêu." Người trì tụng Chú Ðại Bi thì "xuống nước không chìm, vào lửa không cháy." Thế nào là "xuống nước không chìm, vào lửa không cháy"? Trước đây tôi có kể cho quý vị nghe một công án về vấn đề này, song vẫn có nhiều người chưa được nghe, vậy hôm nay tôi kể lại một lần nữa.

Thuở trước, có một Ðạo-sĩ nọ chuyên tu luyện công phu "xuất huyền nhập tẫn." Công phu "xuất huyền nhập tẫn" là gì? Người luyện được công phu này thì có thể khiến cho một hình nhân nho nhỏ xuất ra từ đỉnh đầu của mình để đi đây đi đó, và rồi vẫn có thể trở về nhập vào xác thân lại như cũ. Hình nhân xuất ra gọi là "xuất huyền," trở về lại với nhục thân gọi là "nhập tẫn."

Vị Ðạo-sĩ "xuất huyền nhập tẫn" này thường đi khắp nơi để tham vấn, học hỏi. Một hôm, ông đi ngang qua một ngôi chùa nhỏ, trong chùa chỉ có một thầy Tỳ-kheo già và một chú Sa-di còn nhỏ tuổi ở đó tu hành. Bấy giờ trời cũng vừa sập tối, ông bèn vào chùa xin tá túc qua đêm.

Ðến khuya hôm ấy, vị Ðạo-sĩ ngồi tĩnh tọa, dùng công phu "xuất huyền" mà xuất ra ngoài dạo chơi. Ông tới thăm Nhật Bản, rồi sang Ðức, sang Úc... Tuy những nơi đó toàn là người ngoại quốc và ông cũng chẳng hiểu được ngôn ngữ của họ, song ông vẫn muốn viếng thăm các danh lam thắng cảnh cho thỏa lòng hiếu kỳ. Ông cứ thong thả dạo khắp đó đây, ung dung chiêm ngưỡng các kỳ quan của thế giới. Rất có thể là ông cũng có đến Hoa Kỳ và ngắm nghía cầu Kim Môn (Golden Gate Bridge): "Ồ! Cầu Kim Môn có kiến trúc đẹp thật, quả là một công trình vĩ đại!"; rồi mải mê nhìn ngắm đến quên mất chuyện trở về.

Sáng sớm hôm sau, lúc ăn điểm tâm, vị Tỳ-kheo già bảo chú Sa-di: "Con hãy vào mời ông khách ngủ trọ hôm qua ra dùng điểm tâm!"

Chú Sa-di đến phòng dành cho vị Ðạo-sĩ thì thấy ông đang ngồi yên... bất động: "Ồ! Ông ấy ngồi mà viên tịch rồi!" Thế là chú hớt hãi chạy đi báo cho vị Tỳ-kheo hay: "Sư-phụ ơi! Ông khách xin tá túc tối qua đã viên tịch rồi!"

Vị Tỳ-kheo vội vã vào xem thì thấy quả thật vị Ðạo-sĩ đã chết rồi. Thật ra, đó là vì trong khi "xuất huyền" thì nhục thân của ông Ðạo-sĩ nọ không còn hô hấp, mà tim mạch cũng ngừng đập, nên tình trạng lúc ấy trông chẳng khác gì một xác chết vậy.

Vị Tỳ-kheo già bảo: "Ồ! Ông ấy chết thật rồi! Thôi thì chúng ta hãy làm lễ hỏa táng cho ông ấy vậy." Và chẳng mấy chốc thì nhục thân của vị Ðạo-sĩ đã trở thành một đống tro tàn!

Bấy giờ, vị Ðạo-sĩ sau khi "xuất huyền"?đi du ngoạn thỏa thích rồi (mà không tốn tiền mua vé máy bay!), bèn tính chuyện trở về để "nhập tẫn." Trở về, mới hay nhục thân của mình không còn ở chỗ cũ nữa, ông hốt hoảng lùng kiếm khắp nơi song vẫn không tìm ra. Thế là tối đến, ông liền tới ngôi chùa nhỏ nọ quát hỏi om sòm: "Các người đem cái "nhà" của ta đi đâu? Hãy trả "nhà" lại cho ta!" ("nhà" là ám chỉ nhục thân của ông.)

Vị Tỳ-kheo già cùng chú Sa-di nghe thấy thì kinh ngạc nhìn nhau: "Ai thế? Ai nói gì đấy?" Bởi vì tuy cũng là người tu hành, song họ chưa có được Ngũ Nhãn, Lục Thông; bằng không, họ có thể nhìn thấy và biết rằng vị khách hôm nọ đã trở về. Chính vì chỉ nghe có tiếng nói chứ không thấy dáng người nên cả hai thầy trò đều cho rằng đó là ma quỷ đến quấy phá: "Ồ, đó hẳn là hồn ma của ông khách hôm nọ trở về đòi nhà chứ gì?!"

Hôm đầu tiên thì đêm đến "hồn ma" của vị Ðạo-sĩ mới tới chùa để đòi nha? nhưng qua hôm sau thì trời vừa nhá nhem tối là ông đã đến rồi. Và kể từ đó, hôm nào ông cũng đến, có lúc ngay cả giữa ban ngày mà ông cũng đến kêu réo đòi nhà. Trong khoảng hơn một tháng, ngày nào ông cũng đến chùa nằng nặc đòi nhà như thế, khiến cho lão Tỳ-kheo và chú Sa-di sanh lòng sợ hãi: "Chậc, trong chùa có ma thật rồi! Thế này thì e rằng chúng ta phải lánh đi nơi khác mà thôi; không thể nào ở đây được nữa!" Thế là họ quyết định bỏ chùa mà đi.

Chiều hôm đó, hai thầy trò đang chuẩn bị để ngày mai dọn đi, thì có một nhà Sư đến xin tá túc. Bấy giờ, vị Tỳ-kheo già bảo chú Sa-di: "Con hãy thưa với ông ấy rằng chúng ta hiện nay không cho khách ngủ trọ nữa! Lần trước đã xảy ra chuyện rắc rối quá rồi!"

Chú Sa-di thưa lại với vị Sư mới đến: "Xin Thầy hãy đến nơi khác tá túc. Chùa chúng con hiện nay không cho ngủ trọ nữa ạ."

Vị Sư nọ gạn hỏi: "Nhà chùa hiện nay không cho ngủ trọ nữa ư? Như thế có nghĩa là trước kia thì chùa vẫn cho khách ngủ trọ! Vậy thì tại sao bây giờ lại không cho nữa? Chú có thể cho ta biết nguyên do chăng?"

Chú Sa-di bèn kể lể sự tình: "Bởi vì trước kia có một ông khách xin tá túc và rồi viên tịch tại đây. Chúng con đã hỏa thiêu nhục thân của ông ấy, bây giờ ngày nào hồn ma của ông ấy cũng đến đòi nhà. Cho nên nay nhà chùa không dám cho khách ngủ trọ nữa; vả lại, chùa chúng con cũng sắp dọn đi nơi khác rồi."

Vị Sư nọ gật gù: "Ồ, thì ra là như thế! Không sao, ta có thể trị được ma quỷ. Ta có cách khiến cho con ma đó phải chịu đầu hàng, tòng phục."

Nghe vị Sư nói như thế thì chú Sa-di mừng rỡ reo lên: "Thế thì để con vào thưa lại với Sư-phụ, xem Sư-phụ định liệu ra sao!" Nói dứt lời, chú hớn hở chạy về liêu phòng bạch cùng vị Tỳ-kheo: "Bạch Sư-phụ! Ông Sư mới đến ấy bảo rằng có thể trị được ma quỷ. Ông ấy muốn ngủ trọ một đêm, chẳng hay Sư-phụ có bằng lòng chăng?"

Vị Tỳ-kheo đáp với vẻ đắn đo: "Ậy! Ông ta nói trị được ma quỷ là nói gạt con đấy! Chúng ta là người xuất gia mà đều không trị được ma quỷ, ông ấy cũng như chúng ta thôi, thì làm sao mà trị được chúng? Mà thôi, bất luận có trị được hay không thì chúng ta cũng cứ để cho ông ấy tá túc một đêm rồi hẵng hay!" Chủ ý của vị Tỳ-kheo là cứ thử xem sao, vị Sư nọ nếu trị được con ma này thì tốt, mà dẫu không trị nổi nó thì cũng không sao, đằng nào ông ta cũng chỉ ở nhờ có một đêm! Và thế là vị Sư nọ được mời ở lại chùa.

Bấy giờ, vị Sư nọ hỏi hai thầy trò: "Chẳng hay ông khách nọ chết ở phòng nào? Bây giờ ông ta đòi trả nhà, thế thì ông ta ở đâu chui ra mà đòi nhà?"

Vị Tỳ-kheo đáp: "Ông ấy ở tại liêu phòng phía tây. Ông ấy đến hôm trước thì hôm sau viên tịch; và cũng từ đó bắt đầu có ma quỷ đến đòi nhà. Hễ mặt trời vừa lặn là ông ấy lại đến; theo Thầy thì chúng ta phải làm gì bây giờ?"

Vị Sư nói: "Dễ thôi! Xin Sư-phụ hãy chuẩn bị cho tôi một chậu nước thật lớn, đồng thời đốt một đống lửa trong phòng của tôi. Sư-phụ hãy làm theo lời tôi dặn đi, rồi đâu sẽ vào đấy thôi!"

Tối hôm đó, quả nhiên có tiếng kêu réo: "Bớ các người, các người đem cái nhà của ta đi đâu? Hãy trả nhà lại cho ta, mau lên!"

Khi ấy, nhà Sư biết trị quỷ mới cất tiếng hỏi: "Nhà của ông ư? Nhà của ông ở trong chậu nước ấy, ông vào trong đó mà tìm!" Thế là vị Ðạo-sĩ liền nhảy vào chậu nước, loay hoay tìm kiếm, rồi nói: "Không có!"

Vị Sư nọ điềm nhiên hỏi lại: "Không có à? Thế thì phải ở trong đống lửa đằng kia đấy thôi, ông mau đến đó tìm thử xem!" Ông Ðạo-sĩ lại nhảy vào đống lửa, chạy vô chạy ra sục sạo một lúc lâu, rồi thất vọng la lên: "Cũng không có! Nhà của ta không có trong đống lửa này!"

Bấy giờ vị Sư mới chậm rãi hỏi: "Này Thượng Tọa? Ông bây giờ xuống nước không chìm, vào lửa không cháy; thế thì ông còn tìm nhà để làm gì nữa?!" Nghe nói như thế, vị Ðạo-sĩ chợt khai ngộ: "Ừ nhỉ!" Và từ đó, ngôi chùa nhỏ được yên ổn, không bị ma quỷ quấy rầy nữa, và vị Tỳ-kheo già cùng chú Sa-di cũng không phải dọn đi nơi khác.

Trên đây là một nguy cơ của việc sử dụng công phu "xuất huyền nhập tẫn." Tuy là có thể dạo chơi khắp nơi tùy thích, nhưng nếu không gặp được người thông hiểu hoặc có kinh nghiệm về công phu này, rủi ro bị kẻ khác thiêu mất xác thân của mình, thì sẽ không còn "nhà" mà trở về nữa!

"Tám là không bị chết vì trúng phải độc dược." Loại "ác tử" thứ tám là "chết vì trúng phải độc dược."

Thuở trước, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã từng ăn thức ăn có trộn thuốc độc, và khi Ngài nôn ra lại thì các thức ấy đều biến thành rắn cả là vì những kẻ đố kỵ Ngài đã trộn nọc rắn vào thức ăn để đầu độc Ngài; song nhờ Ngài trì tụng Chú Ðại Bi nên không bị chết bởi thuốc độc. Ngài bị đầu độc đến sáu lần; sau cùng Ngài tự nghĩ: "Cần gì mà phải rắc rối như thế nhỉ? Ta chỉ làm cho người khác thêm sanh ác tâm mà thôi!" Và thế là Tổ Sư Bồ Ðề Ðạt Ma bèn giả vờ bị trúng độc mà chết, chứ sự thật thì Ngài không phải chết vì độc dược; vì sao? Vì Ngài có trì tụng Chú Ðại Bi!

"Chín là không bị chết vì cổ độc tác hại." Loại "ác tử" thứ chín là "chết vì bị cổ độc tác hại." Ở Nam Dương, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, và luôn cả ở tỉnh Quảng-đông (Trung Hoa), người ta có luyện được những loại thuốc độc cực mạnh và vô cùng lợi hại, gọi là "cổ độc." Có rất nhiều loại "cổ độc"; có loại chỉ cần ăn một chút xíu nhưng khi vào đến bụng thì nó lại phình to ra, khiến cho nạn nhân bị trướng bụng mà chết. Tuy nhiên, nếu quý vị thành tâm trì tụng Chú Ðại Bi thì không có độc chất nào có thể hại được quý vị.

"Mười là không bị chết vì điên loạn, mất trí." Loại "ác tử" thứ mười là "chết vì bị điên loạn, mất trí." Người trì tụng Chú Ðại Bi thì không bị chết do điên cuồng mê loạn, hoặc do đầu óc không được tỉnh táo.

"Mười một là không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp." Loại "ác tử" thứ mười một là "chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp." Những người chuyên tâm trì tụng Chú Ðại Bi thì không bị các cây to ngã xuống đè chết, không bị đá từ trên núi lăn xuống đè chết, và cũng không bị tường thành đổ sập xuống đè chết.

"Mười hai là không bị chết vì kẻ ác thư ếm." Loại "ác tử" thứ mười hai là "chết vì bị kẻ ác thư ếm." Có nhiều kẻ dùng "ác chú" để trù ếm, khiến cho người ta nằm mộng thấy những điều sợ hãi, hoặc dùng tà thuật để "thư" cho người ta chết.

"Kẻ ác thư ếm" tức là kẻ ác ấy có "tà chú" nên có thể âm thầm ám hại người khác; tương tự như trường hợp cô gái Ma Ðăng Già dùng tà chú của phái ngoại đạo "hoàng phát" (tóc vàng) để bắt cóc Tôn-giả A-Nan vậy. Tà chú có thể làm cho đầu óc người ta trở nên mê muội, không còn tri giác, cũng không còn sáng suốt để làm chủ chính mình nữa; do đó bị kẻ dùng chú khống chế, sai sử một cách dễ dàng.

"Mười ba là không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại." Loại "ác tử" thứ mười ba là "chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại." Quý vị trì tụng Chú Ðại Bi thì tà thần, ác quỷ không có cơ hội hãm hại hoặc giết chết quý vị.

"Mười bốn là không bị chết vì ác bệnh triền thân." Loại "ác tử" thứ mười bốn là "chết vì ác bệnh triền thân." Người trì tụng Chú Ðại Bi thì không bị mắc phải "ác bệnh." "Ác bệnh" tức là các loại bệnh trầm trọng, ngặt nghèo, như bệnh tê bại, không nhúc nhích được, hoặc các bệnh nan y khác. Cancer (ung thư) cũng thuộc loại "ác bệnh" vậy.

Ở Hồng-kông có một vị Hòa Thượng rất nổi tiếng tên là Ðịnh Tây, ông mắc bệnh cancer và sau hơn một năm thì chết vì "ác bệnh" này. Tôi tin rằng ông ta không thành tâm tin tưởng ở Chú Ðại Bi! Tuy rằng ông bảo người ta tu hành song chính bản thân ông lại chẳng mấy chú ý dụng công tu tập, cho nên mới mắc cancer.

Tôi bảo cho quý vị biết, ông ta là người rất háo danh, ở Hồng-kông chuyên môn "mua danh chuốc tiếng"! Ông rêu rao cùng khắp cả Hồng-kông rằng Pháp Sư Ðộ Luân là đệ tử của ông ta! Thật là hoang đường! Hoàn toàn không có chuyện đó! Tôi với ông ta phải nói là chẳng quen biết, chẳng liên can gì với nhau cả, thậm chí còn ở cách xa nhau cả mấy ngàn dặm đường!

Lúc tôi còn ở Ðông Bắc thì ông ta hoàn toàn không biết gì về tôi cả. Chỉ có sau khi tôi đến Hồng-kông thì số người tín ngưỡng tôi rất đông đảo, ông bèn nói với mọi người rằng tôi là đệ tử của ông! Bởi rất nhiều người tin tưởng tôi, vậy nếu ông ta là sư phụ của tôi thì đương nhiên là ai nấy sẽ càng tôn kính ông ta hơn nữa; cũng tương tự như trường hợp một vị Pháp Sư nọ nói Hư Vân Lão Hòa Thượng là đệ tử của y vậy!

Lúc tôi ở Hồng-kông, có một người họ Trương nọ mắc bệnh cancer mà sáu vị bác sĩ nổi tiếng là cao minh nhất của Hồng-kông thời ấy đều chẩn đoán về bệnh tình của anh ta rằng: "Nội trong một trăm ngày chắc chắn sẽ chết, không thể nào sống nổi!"

Họ Trương này quy y với tôi vào ngày 18 tháng 5 âm lịch, và sau lễ quy y thì tôi có khuyên anh ta nên phát tâm làm chút việc công đức. Tôi nói: "Nếu anh chịu làm đúng theo lời tôi dặn thì tôi bảo đảm rằng không phải chỉ nội trong một trăm ngày, mà ngoài một trăm ngày, anh vẫn chưa phải chết! Nhưng, phải nhớ là làm theo cách tôi đã bảo!" Tức là phải làm gì?

Nhân vì lúc bấy giờ người xuất gia từ Ðại-lục (Trung Quốc) tỵ nạn sang Hồng-kông rất đông, có đến ba, bốn ngàn vị, mà hầu hết đều bị thiếu thốn về mọi mặt; tôi bèn khuyên họ Trương rằng: "Anh nên phát tâm cúng dường mỗi vị xuất gia hai mươi đồng và một súc vải Hoa-kỳ (một súc vải có thể may được tới mấy bộ đồ). Nếu anh có thể làm như thế để kết thiện duyên với những vị xuất gia này, tôi bảo đảm rằng anh sẽ chưa phải chết!"

Họ Trương liền phát nguyện, hứa sẽ y lời. Anh ta còn nói là nếu trong vòng một trăm ngày mà anh ta không chết, thì sẽ bố thí cho tôi hai trăm ngàn Mỹ kim. Anh ta là một người rất giàu có ở Hồng-kông, tài sản có đến bạc tỷ; song đều là do làm ăn bất chánh mà có được.

Ðến kỳ hạn một trăm ngày mà bác sĩ đã chẩn định, họ Trương quả nhiên vẫn chưa chết. Trong thời gian này, vị Hòa Thượng bị cancer mà tôi nói ban nãy (bấy giờ chưa bị cancer), có giúp họ Trương lạy sám hối. Lạy sám gì? Lạy Dược Sư Sám, mỗi tuần mỗi lạy Sám Dược Sư. Thấy đã quá một trăm ngày mà họ Trương vẫn chưa chết, vị Hòa Thượng nọ bèn kể lể với anh ta rằng đó là nhờ công đức bái sám của mình!

Thật ra, chỉ vì họ Trương là người giàu có, chứ nếu là kẻ không có tiền thì ông Hòa Thượng nọ nhất định chẳng chịu bái sám cho! Và rốt cuộc là họ Trương nọ, với tôi thì chẳng thực hiện lời hứa; còn vị Hòa Thượng nọ thì đã có công bái sám nên được tặng cho năm ngàn đồng. Vị Hòa Thượng đó còn nói với họ Trương: "Năm ngàn đồng này là phí tổn hành lễ bái sám, nhờ công đức bái sám này mà anh khỏi phải chết đấy!"

Người họ Trương này chính là Trương Ngọc Giai. Sau đó, họ Trương sống thêm được tám năm nữa. Vào tháng giêng năm ấy, nhân ngày đầu năm, tôi nói với mọi người rằng: "Năm nay, nếu Trương Ngọc Giai có gặp phải chuyện gì mà đến khẩn cầu tôi, thì cho dù anh ta có quỳ trước cửa đến ba năm đi nữa, tôi cũng chẳng ngó ngàng tới!"

Bởi tôi chờ đợi đã tám năm rồi mà anh ta vẫn chưa chịu thực hiện lời nguyện. Tôi không thể xem đó như món nợ, phải đi đòi: "Anh chưa chết, thế thì phải đưa tôi hai trăm ngàn Mỹ kim!" Tôi không làm như thế được, cho nên tôi chỉ tuyên bố: "Tôi đợi đã tám năm rồi mà anh ta vẫn không phát tâm; vậy bắt đầu từ hôm nay trở đi, nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra cho Trương Ngọc Giai, tôi đều không biết đến!"

Sau khi tôi tuyên bố như thế chưa được bao lâu, Trương Ngọc Giai bịnh nặng trở lại và lâm vào tình trạng nguy kịch. Họ Trương bèn bảo người nhà đến tìm tôi, nhưng bao nhiêu lần tôi đều từ chối không gặp, thậm chí không mở cửa cho họ vào nữa: "Các người đến tìm tôi, song tôi không muốn tiếp các người!" Ðây là một việc mà hầu hết những người xuất gia ở Hồng-kông chẳng mấy ai làm được! Người giàu có như thế đến thăm mà còn không chịu tiếp, không cho gặp mặt, thì thật là... không thể hiểu nổi!!! Cho nên tôi bị rất nhiều người phê bình: "Thật là không thông hiểu Phật Pháp gì cả! Người ta tới xin gặp mà cứ không chịu cho gặp!"

Có một lần, họ Trương cho người mang đến tặng tôi hai trăm đồng, tôi ném tiền ra ngoài cửa trả lại cho y. Do đó, những người xuất gia ở chỗ vị Hòa Thượng nọ đều bất bình và chỉ trích tôi: "Ông ta không phải là người xuất gia! Người ta cúng dường mà không chịu nhận, lại còn ném trả lại nữa; tại sao ông ta lại quá quắt đến thế? Thật là chẳng biết điều chút nào!"

Khoảng chừng ba tháng sau thì Trương Ngọc Giai chết vì chứng cancer. Chẳng bao lâu sau thì vị Hòa Thượng nọ cũng bị cancer, bấy giờ có ai bái sám cho ông ta thì ông cũng không khỏi bệnh được. Ông ta có thể bái sám cho người khác được khỏi bệnh; thế mà bây giờ tất cả Hòa Thượng ở Hồng-kông đều bái sám, niệm Phật cho ông ta, thì lại không linh nghiệm, bệnh ông ta vẫn không thuyên giảm. Sau đó khoảng hơn một năm thì ông "Sư-phụ giả mạo" của tôi tạ thế. Ðó cũng là "chết vì ác bệnh triền thân" vậy.

"Mười lăm là không bị chết vì tự sát, tự tử." Loại "ác tử" thứ mười lăm là "chết vì tự sát, tự tử."

"Tự sát, tự tử" (phi phận tự hại) tức là tự đi tìm cái chết cho mình bằng cách uống thuốc độc, treo cổ, nhảy xuống giếng, lao xuống biển... hoặc vô số cách khác, vì chính mình không còn muốn sống nữa. Người trì tụng Chú Ðại Bi thì không bao giờ tự hủy hoại đời mình.

 

KINH VĂN:

Âm: "TỤNG TRÌ ÐẠI BI THẦN CHÚ GIẢ, BẤT BỊ NHƯ THỊ THẬP NGŨ CHỦNG ÁC TỬ DÃ, ÐẮC THẬP NGŨ CHỦNG THIỆN SANH GIẢ:

NHẤT GIẢ, SỞ SANH CHI XỨ, THƯỜNG PHÙNG THIỆN VƯƠNG;

NHỊ GIẢ, THƯỜNG SANH THIỆN QUỐC;

TAM GIẢ, THƯỜNG TRỊ HẢO THỜI;

TỨ GIẢ, THƯỜNG PHÙNG THIỆN HỮU;

NGŨ GIẢ, THÂN CĂN THƯỜNG ÐẮC CỤ TÚC;

LỤC GIẢ, ÐẠO TÂM THUẦN THỤC;

THẤT GIẢ, BẤT PHẠM CẤM GIỚI;

BÁT GIẢ, SỞ HỮU QUYẾN THUỘC, ÂN NGHĨA HÒA THUẬN;

CỬU GIẢ, TƯ CỤ TÀI THỰC, THƯỜNG ÐẮC PHONG TÚC;

THẬP GIẢ, HẰNG ÐẮC THA NHÂN CUNG KÍNH PHÙ TIẾP;

THẬP NHẤT GIẢ, SỞ HỮU TÀI BẢO, VÔ THA KIẾP ÐOẠT;

THẬP NHỊ GIẢ, Ý DỤC SỞ CẦU, GIAI TẤT XƯNG TOẠI;

THẬP TAM GIẢ, LONG THIÊN THIỆN THẦN HẰNG THƯỜNG ỦNG VỆ;

THẬP TỨ GIẢ, SỞ SANH CHI XỨ, KIẾN PHẬT VĂN PHÁP;

THẬP NGŨ GIẢ, SỞ VĂN CHÁNH PHÁP, NGỘ THẬM THÂM NGHĨA."

 

Nghĩa: "Người nào tụng trì Thần Chú Ðại Bi thì chẳng những không bị mười lăm loại ác tử như thế, mà còn sẽ được mười lăm loại thiện sanh:

Một là sanh ra ở nơi thường gặp bậc thiện vương;

Hai là thường sanh ra ở thiện quốc;

Ba là thường gặp thời đại tốt;

Bốn là thường gặp thiện hữu;

Năm là thân căn thường được đầy đủ;

Sáu là Ðạo tâm thuần thục;

Bảy là không phạm cấm giới;

Tám là tất cả quyến thuộc đều hòa thuận, có ân nghĩa;

Chín là đồ dùng, tiền tài, vật thực thường được đầy đủ;

Mười là luôn được người khác cung kính, giúp đỡ;

Mười một là tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt;

Mười hai là những việc mong cầu đều được toại nguyện;

Mười ba là long, thiên, thiện thần thường theo ủng hộ;

Mười bốn là sanh ở nơi nào cũng được thấy Phật nghe Pháp;

Mười lăm là được nghe Chánh Pháp và tỏ ngộ nghĩa lý thâm sâu."

 

LƯỢC GIẢNG:

Quán Thế Âm Bồ-tát lại bạch cùng Ðức Thế Tôn: "Người nào tụng trì Thần Chú Ðại Bi thì không bị mười lăm loại ác tử như vậy, mà sẽ được mười lăm loại thiện sanh." Mười lăm thứ "thiện sanh" đó là gồm những gì?

"Một là sanh ra ở nơi thường gặp bậc thiện vương." Nếu quý vị tụng trì Chú Ðại Bi thì sẽ được sanh trưởng ở những đất nước có vị quốc vương biết tu Ngũ Giới và hành Thập Thiện.

"Hai là thường sanh ra ở thiện quốc." "Thiện quốc" tức là một đất nước không có chiến tranh loạn lạc, không có giặc giã đao binh, không có lũ lụt, hỏa hoạn, và cũng không có các bệnh dịch hoành hành. Ngoài ra, dân chúng ở đất nước đó đều là những người rất lương thiện, ai nấy đều chung sống thuận hòa chứ không tàn sát lẫn nhau.

"Ba là thường gặp thời đại tốt." Trì tụng Ðại Bi Chú, quý vị sẽ được sanh vào thời thái bình thịnh trị, không gặp cảnh chiến tranh giặc giã.

"Bốn là thường gặp thiện hữu." "Thiện hữu" tức là những người bạn tốt, biết khuyến khích quý vị học tập Phật Pháp, chăm chỉ tu hành.

"Năm là thân căn thường được đầy đủ." Nếu quý vị thường niệm Chú Ðại Bi thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của quý vị đều vô cùng xinh đẹp, viên mãn.

"Sáu là Ðạo tâm thuần thục." "Thuần" tức là thuần nhất, không hỗn tạp, không xen lẫn gì cả. "Thục" tức là thành thục, chín muồi. Vậy, nếu quý vị tụng trì Chú Ðại Bi, thì cái tâm thuần thành tu Ðạo của quý vị chẳng những kiên cố mà còn sắp thành thục nữa.

"Bảy là không phạm cấm giới." Phàm là tu Ðạo, quý vị hễ thọ giới nào rồi thì không được vi phạm giới đó. Trong Giới Luật có bảo quý vị chớ làm việc gì đó song quý vị vẫn cứ làm, như thế là "phạm cấm giới" vậy.

"Tám là tất cả quyến thuộc đều hòa thuận, có ân nghĩa." Tất cả bà con họ hàng của gia đình quý vị đều biết cảm ân báo đức lẫn nhau; quý vị tử tế với họ và họ cũng tử tế với quý vị, không ai có lòng ích kỷ hoặc mưu đồ lợi lộc riêng tư.

"Chín là đồ dùng, tiền tài, vật thực thường được đầy đủ." Quý vị được sở hữu rất nhiều tài bảo, vật dụng, đồ ăn thức uống; và luôn luôn sống trong sự sung túc, dư dả, không bao giờ bị thiếu thốn.

"Mười là luôn được người khác cung kính, giúp đỡ." Hễ ai gặp quý vị cũng đều tỏ ra cung kính và sẵn lòng giúp đỡ quý vị.

"Mười một là tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt." Các tài bảo của riêng quý vị thì không bị người khác đến tranh giành, cướp đoạt.

"Mười hai là những việc mong cầu đều được toại nguyện." Quý vị ao ước điều gì thì cũng đều được thỏa mãn, vừa lòng đẹp ý.

"Mười ba là long, thiên, thiện thần thường theo ủng hộ." Thiên, long, bát bộ, cùng tất cả thiện thần đều luôn luôn phù hộ, che chở cho quý vị.

"Mười bốn là sanh ở nơi nào cũng được thấy Phật nghe Pháp." Nếu quý vị trì tụng Chú Ðại Bi thì sanh ra ở xứ sở nào cũng đều được thấy Phật và được nghe Pháp. Nay tuy Ðức Phật đã nhập Niết-bàn, song chúng ta trông thấy tượng Phật thì cũng như được "thấy Phật," và nghe giảng Phật Pháp tức là được "nghe Pháp" vậy.

"Mười lăm là được nghe Chánh Pháp và tỏ ngộ nghĩa lý thâm sâu." Những điều quý vị được nghe thì đều thuộc về Chánh Pháp, và quý vị có thể hiểu được những đạo lý rất thâm sâu.

 

KINH VĂN:

Âm: "NHƯỢC HỮU TỤNG TRÌ ÐẠI BI TÂM ÐÀ-LA-NI GIẢ, ÐẮC NHƯ THỊ ÐẲNG THẬP NGŨ CHỦNG THIỆN SANH DÃ, NHẤT THIẾT THIÊN NHÂN, ƯNG THƯỜNG TỤNG TRÌ, VẬT SANH GIẢI ÐÃI."

Nghĩa: "Nếu người nào trì tụng Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni thì sẽ được mười lăm chỗ thiện sanh như thế. Tất cả hàng Trời, người nên thường xuyên trì tụng, chớ sanh biếng nhác!"

 

LƯỢC GIẢNG:

"Nếu người nào trì tụng Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni thì sẽ được mười lăm chỗ thiện sanh như thế. Tất cả hàng Trời, người, nên thường xuyên trì tụng, chớ sanh biếng nhác!" Hết thảy thiên nhân trên các cõi trời cũng như loài người chúng ta ở chốn nhân gian đều nên chuyên cần trì tụng Chú Ðại Bi, và phải nhớ kỹ là đừng lười biếng, xao lãng! Chúng ta cần phải nhớ là chớ nên tham ăn, tham ngủ! Nếu quý vị có thể chú trọng việc trì niệm Chú Ðại Bi như việc ăn uống, quan tâm đến việc trì tụng Chú Ðại Bi như việc ngủ nghỉ, thì tốt biết bao: "Hễ hôm nào mà không tụng Chú Ðại Bi là tôi cảm thấy như thiếu ăn thiếu ngủ vậy!"

Quý vị hãy xem việc trì niệm Chú Ðại Bi cũng thiết yếu như việc ăn uống, ngủ nghỉ; chớ nên giải đãi, lười biếng. Chuyển cái tâm thích ăn thành cái tâm thích trì tụng Chú Ðại Bi, đổi cái tâm thích ngủ thành cái tâm thiết tha tụng trì Ðại Bi Chú; quý vị xem, như thế chẳng phải là kỳ diệu sao?

 

Kinh Văn:

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT THUYẾT THỊ NGỮ DĨ, Ư CHÚNG HỘI TIỀN, HỢP CHƯỞNG CHÁNH TRỤ, Ư CHƯ CHÚNG SANH, KHỞI ĐẠI BI TÂM, KHAI NHAN HÀM TIẾU, TỨC THUYẾT NHƯ THỊ QUẢNG ĐẠI VIÊN MÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ-LA-NI THẦN DIỆU CHƯƠNG CÚ. ĐÀ-LA-NI VIẾT: ...

Nghĩa: Quán Thế Âm Bồ-tát nói lời ấy rồi, liền ở trước chúng hội chắp tay đứng thẳng, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, tươi mặt cười nụ, tuyên thuyết chương cú thần diệu Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà-La-Ni. Đà-La-Ni đó như vầy: ...

Lược giảng:

Quán Thế Âm Bồ-tát nói lời ấy rồi, liền ở trước chúng hội chắp tay đứng thẳng, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, tươi mặt cười nụ... “Tươi mặt cười nụ” tức là miệng cười chúm chím, nét mặt lộ vẻ hân hoan. Nếu mặt mày quạu quọ, lầm lì nhăn nhó, thì gọi là “xụ mặt.” Quý vị cần phải rạng rỡ tươi vui, chứ đừng nên lúc nào cũng mặt ủ mày chau, hoặc sầm đen lại như đang giận ai vậy. (Ở Trung Hoa có ông Bao Công mặt sắt đen sì, song đó không phải là dấu hiệu của sự giận dữ!)

Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ-tát chắp hai tay lại và đứng ngay ngắn trước mặt Đức Phật cùng đại chúng, rồi sanh lòng đại từ đại bi thương xót tất cả chúng sanh, Ngài tươi cười rạng rỡ và lập tức tuyên thuyết chương cú thần diệu Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà-La-Ni. Đà-La-Ni đó như vầy: ...

Kinh Văn:

NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐA RA DẠ DA. NAM MÔ A RỊ DA. BÀ LÔ KIẾT ĐẾ, THƯỚC BÁT RA DA. BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA BÀ DA. MA HA TÁT ĐỎA BÀ DA. MA HA CA LÔ NI CA DA. ÁN. TÁT BÀN RA PHẠT DUỆ. SÓC ĐÁT NA ĐÁT TẢ. NAM MÔ TẤT KIẾT LẬT ĐỎA Y MÔNG A RỊ DA. BÀ LÔ KIẾT ĐẾ THẤT PHẬT RA LĂNG ĐÀ BÀ. NAM MÔ NA RA CẨN TRÌ. HÊ RỊ MA HA BÀN ĐA SA MẾ. TÁT BÀ A THA ĐẬU DU BẰNG. A THỆ DỰNG. TÁT BÀ TÁT ĐÁ, NA MA BÀ TÁT ĐA, NA MA BÀ GIÀ. MA PHẠT ĐẶC ĐẬU. ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN, A BÀ LÔ HÊ. LÔ CA ĐẾ. CA RA ĐẾ. DI HÊ RỊ. MA HA BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA. TÁT BÀ TÁT BÀ. MA RA MA RA. MA HÊ MA HÊ, RỊ ĐÀ DỰNG. CU LÔ CU LÔ YẾT MÔNG. ĐỘ LÔ ĐỘ LÔ, PHẠT GIÀ RA ĐẾ. MA HA PHẠT GIÀ DA ĐẾ. ĐÀ LA ĐÀ LA. ĐỊA LỴ NI. THẤT PHẬT RA DA. GIÁ RA GIÁ RA. MA MA PHẠT MA RA. MỤC ĐẾ LỆ. Y HÊ DI HÊ. THẤT NA THẤT NA. A RA SAM PHẬT RA XÁ LỢI. PHẠT SA PHẠT SAM. PHẬT RA XÁ DA. HÔ LÔ HÔ LÔ MA RA. HÔ LÔ HÔ LÔ HÊ RỊ. TA RA TA RA. TẤT LỴ TẤT LỴ. TÔ RÔ TÔ RÔ. BỒ ĐỀ DẠ, BỒ ĐỀ DẠ. BỒ ĐÀ DẠ, BỒ ĐÀ DẠ. DI ĐẾ RỊ DẠ. NA RA CẨN TRÌ. ĐỊA LỴ SẮT NI NA. BA DẠ MA NA. TA BÀ HA. TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. MA HA TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. TẤT ĐÀ DU NGHỆ. THẤT BÀN RA DẠ. TA BÀ HA. NA RA CẨN TRÌ. TA BÀ HA. MA RA NA RA. TA BÀ HA. TẤT LỖ TĂNG A MỤC KHƯ DA. TA BÀ HA. TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. GIẢ CÁT RA A TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. BA ĐÀ MA YẾT TẤT ĐÀ DẠ. TA BÀ HA. NA RA CẨN TRÌ, BÀN GIÀ RA DA. TA BÀ HA. MA BÀ LỢI THẮNG, YẾT RA DA. TA BÀ HA. NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐA RA DẠ DA. NAM MÔ A LỊ DA. BÀ LÔ KIẾT ĐẾ. THƯỚC BÀN RA DẠ. TA BÀ HA. ÁN, TẤT ĐIỆN ĐÔ. MẠN ĐÀ RA. BẠT ĐÀ DA. TA BÀ HA.

Lược giảng:

Hiện tại chúng ta đang nghiên cứu Kinh Đại Bi Đà La Ni, do đó tạm thời chưa giảng đến bài Chú Đại Bi này. Chỉ riêng một bài Chú này thôi cũng phải cần rất nhiều thời gian mới giảng giải cho tường tận được; do đó, bây giờ tôi chỉ giảng phần Kinh văn, còn ý nghĩa của Chú (Chú nghĩa) thì để khi nào có cơ hội tôi sẽ giải thích cặn kẽ sau. Và, luôn cả Chú Lăng Nghiêm cũng vậy, trong tương lai, nếu có cơ duyên thuận tiện thì tôi sẽ giảng nghĩa cho quý vị nghe; còn hôm nay thì tôi chỉ giải thích sơ lược về câu đầu và câu cuối của bài Chú Đại Bi này mà thôi.

Câu đầu tiên của Chú Đại Bi là “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da.” 

“Nam mô” có nghĩa là quy y, quay về nương tựa; do đó câu chú trên trở thành “Quy y Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da,” và có nghĩa là “quy y tận hư không, biến Pháp Giới, thập phương tam thế, vô tận vô tận Tam Bảo” (con về nương tựa vô lượng vô biên Tam Bảo ở tận cùng hư không và khắp cả Pháp Giới trong mười phương ba đời). Nói theo đồ hình thì đây là bổn thân của Quán Thế Âm Bồ-tát. Nếu quý vị trì niệm câu chú này thì Quán Thế Âm Bồ-tát sẽ giúp cho mọi sở cầu của quý vị đều được toại nguyện, viên mãn như ý. 

Câu cuối cùng của bài Chú Đại Bi là “Án Tất Điện Đô. Mạn Đà Ra. Mạt Đà Da. Ta Bà Ha.” Câu này nghĩa là gì? Câu này hàm ý là tất cả mọi nguyện vọng thiết tha của hành giả đều sẽ mau chóng được thành tựu. Quý vị trì niệm câu Chú này thì những điều nguyện ước hoặc hy vọng của quý vị sẽ không những được thành tựu mà còn thành tựu một cách nhanh chóng nữa.

Trên đây là sơ lược về ý nghĩa của câu đầu và câu cuối của bài Chú Đại Bi.

Kinh Văn:

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT THUYẾT THỬ CHÚ DĨ, ĐẠI ĐỊA LỤC BIẾN CHẤN ĐỘNG, THIÊN VŨ BẢO HOA, TÂN PHÂN NHI HẠ. THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT, TẤT GIAI HOAN HỶ. THIÊN MA NGOẠI ĐẠO, KHỦNG BỐ MAO THỤ. NHẤT THIẾT CHÚNG HỘI, GIAI HOẠCH QUẢ CHỨNG: HOẶC ĐẮC TU-ĐÀ-HOÀN QUẢ, HOẶC ĐẮC TƯ-ĐÀ-HÀM QUẢ, HOẶC ĐẮC A-NA-HÀM QUẢ, HOẶC ĐẮC A-LA-HÁN QUẢ, HOẶC ĐẮC NHẤT ĐỊA, NHỊ ĐỊA, TAM ĐỊA, TỨ ĐỊA, NGŨ ĐỊA, NÃI CHÍ THẬP ĐỊA GIẢ. VÔ LƯỢNG CHÚNG SANH PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM.

Nghĩa: Quán Thế Âm Bồ-tát tuyên thuyết Chú này xong, đại địa chấn động sáu cách, trời mưa hoa báu xuống lả tả, mười phương chư Phật thảy đều hoan hỷ; thiên ma ngoại đạo sợ hãi đến dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng—hoặc đắc quả Tu-đà-hoàn, hoặc đắc quả Tư-đà-hàm, hoặc đắc quả A-na-hàm, hoặc đắc quả A-la-hán, hoặc đắc Nhất Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa, Ngũ Địa, cho đến Thập Địa; vô lượng chúng sanh phát Bồ Đề tâm.

Lược giảng:


Quán Thế Âm Bồ-tát tuyên thuyết Chú này xong, đại địa chấn động sáu cách ... “Đại địa” (cõi đất lớn) tức là mặt đất mà chúng sanh chúng ta đang cư ngụ. Như đã đề cập trong phần trước, sáu loại chấn động của đại địa (lục chủng chấn động) là chấn, hống, kích, động, dũng và khởi. 

1) Chấn tức là chấn động (vang dội, rúng động); 
2) Hống là gầm rống, gào thét; 
3) Kích có nghĩa là va chạm, đập vào nhau.
Chấn, hống và kích là những chấn động thuộc về âm thanh.
4) Động tức là động cựa hướng về phía trên; 
5) Dũng là dũng hiện, hàm ý phun vọt lên trên; 
6) Khởi tức là vùng dậy, khởi lên. 

Động, dũng và khởi là những chấn động về mặt hình thể.

Sáu loại chấn động này lại có thể biến chuyển thành mười tám thứ chấn động khác nhau mà trước đây tôi đã có giảng rồi, và tôi tin rằng quý vị vẫn còn nhớ cho nên không cần phải giảng tỉ mỉ lại nữa!

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chấn động của đại địa. Sáu loại chấn động có thể xảy ra do: 1) ở thế gian có người thành Phật; 2) có người chứng đắc quả vị A-la-hán; 3) có chư Phật hoặc Bồ-tát tuyên thuyết kinh điển Đại Thừa. 
Ba sự kiện trên là thuộc về phương diện thiện (điềm lành) và khi xảy ra thì cả đại địa đều chấn động sáu cách. Ngoài ra, địa chấn cũng có thể xảy ra do: 1) có Ma-vương xuất hiện (Ma-vương có thể dùng ma lực của mình để làm cho đại địa biến thành chấn động sáu cách); 2) có thiên tai nhân họa xảy ra bởi nghiệp cảm của chúng sanh; 3) trời đất phát sinh tai biến.
Địa chấn thì có loại tốt, có loại không tốt. Địa chấn xảy ra bởi ba nguyên nhân đầu thì không gây tổn hại gì cho nhân loại cả; còn địa chấn bởi ba nguyên nhân sau thì đều là những tai họa đối với loài người. Thế nhưng, mức độ tác hại do địa chấn gây ra, như tôi vừa nói ban nãy, còn tùy thuộc vào nghiệp cảm của chúng sanh nữa. Mặc dù nói rằng nếu nghiệp lực của chúng sanh quá nặng thì biến cố sẽ xảy ra, nhưng nếu ở nơi đáng lẽ phải có tai ương giáng xuống đó mà có bậc thánh nhân—Phật, Bồ-tát, A-la-hán—ra đời, thì tai ương của nơi đó có thể sẽ chuyển dời sang nơi khác, hoặc có thể từ họa lớn biến thành họa nhỏ, hoặc từ họa nhỏ biến thành tiêu tan. Cho nên, ở thế gian này chẳng có gì là nhất định cả.
Vừa rồi chỉ là sơ lược về ý nghĩa cùng tình hình của hiện tượng địa chấn; nếu đi sâu vào chi tiết, thì còn có rất nhiều quan hệ và nguyên nhân vi tế khác vô cùng phức tạp.

Trời mưa hoa báu xuống lả tả. Các thiên nữ ở cõi trời đua nhau rải hoa báu xuống, cứ hết đóa này đến đóa khác liên tiếp rơi xuống như mưa.

Mười phương chư Phật thảy đều hoan hỷ; thiên ma ngoại đạo sợ hãi đến dựng lông tóc. Lúc bấy giờ, tất cả chư Phật trong mười phương đều sanh tâm hoan hỷ; còn các Ma-vương và hàng ngoại đạo trên cõi trời thì đều rùng mình khiếp sợ, sợ đến nỗi bao nhiêu lông tóc đều dựng đứng lên cả.

Tất cả chúng hội đều được quả chứng—hoặc đắc quả Tu-đà-hoàn, hoặc đắc quả Tư-đà-hàm, hoặc đắc quả A-na-hàm, hoặc đắc quả A-la-hán. Sau khi nghe Quán Thế Âm Bồ-tát tuyên thuyết Chú Đại Bi xong, trong đại chúng có rất nhiều vị chứng được Sơ Quả A-la-hán, Nhị Quả A-la-hán, Tam Quả A-la-hán hoặc Tứ Quả A-la-hán.

Hoặc đắc Nhất Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa cho đến Thập Địa. Lại nữa, trong Pháp Hội cũng có rất nhiều vị chứng đắc được các địa vị của Bồ-tát Đại Thừa như Nhất Địa (Hoan Hỷ Địa), Nhị Địa (Ly Cấu Địa), Tam Địa (Phát Quang Địa), Tứ Địa (Diệm Huệ Địa), Ngũ Địa (Nan Thắng Địa), Lục Địa (Hiện Tiền Địa), Thất Địa (Viễn Hành Địa), Bát Địa (Bất Động Địa), Cửu Địa (Thiện Huệ Địa), và Thập Địa (Pháp Vân Địa).

Vô lượng chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Ngoài ra, ngay lúc ấy còn có vô lượng vô biên chúng sanh phát khởi tâm Bồ-Đề rộng lớn.



Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Ba


Vị đạo cầu tiên nguyện trường sinh
Thọ dữ thiên tề bất giảm tăng
Toại tâm như ý thông biến hóa
Ngũ sắc tường vân túc hạ đăng.



Ma Hê Ma Hê [26]
Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.


 ŌM! A CA RA.



23.   The Five-colored Cloud Hand and Eye
         
Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp

For the Tao (Way) one seeks immortality and long life,
For a lifespan as long as the heavens last, neither more nor less.
Just as you wish, auspiciously, penetrations and changes abound,
With a lucky cloud of Five-colors underneath your feet.

Comments

Popular posts from this blog