Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




240. ĐỘT SẮC XOA BÀ DẠ

突瑟叉婆夜

DRAKSABHAYA

 

 

Năng trì giới pháp ly khổ ách

Trừ cơ cận nạn đắc giải thoát

Thủ hộ Kim Cang uy thần lực

Bần cùng đống nỗi tất phục hoạt.

 

能持戒法離苦厄

除饑饉難得解

守護金剛威神力

貧窮凍餒悉復活



Those who can hold precepts will leave suffering and hardship.

Immune from the distress of hunger and famine, they will gain liberation.

Vajra Knights will protect them with awesome spiritual might.

Those dying of poverty, those freezing or starving will come back to life.



 ŌM!  ĐỘT SẮC XOA BÀ DẠ


Chủng tánh tà, thác tri giải,

Bất đạt Như Lai viên đốn chế.

Nhị thừa tinh tấn vật đạo tâm,

Ngoại đạo thông minh vô trí huệ.

Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi,

Không quyền chỉ thượng sanh thực giải.

Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công,

Căn cảnh pháp trung hư niết quái.


Bất kiến nhất pháp tức Như Lai,

Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.

Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,

Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.


Cơ phùng vương thiện bất năng san,

Bệnh ngộ y vương tranh đắc sái !



TEXT:

WHEN THE NATURE OF THE SEED IS DEVIANT,
ONE'S KNOWLEDGE AND UNDERSTANDING WILL BE WRONG.
ONE WILL NOT ATTAIN THE THUS COME ONE'S COMPLETE AND
SUDDEN MEASURE.
THOSE OF THE TWO VEHICLES ARE VIGOROUS, BUT LACK THE
HEART OF THE WAY.

THOSE OF EXTERNAL PATHS MAY BE INTELLIGENT, BUT THEY LACK WISDOM.
THEY ARE STUPID, PETTY, AND FOOLISH.
THEY MISTAKE THE EMPTY FIST AND POINTING FINGER AS PRODUCING GENUINE KNOWLEDGE;
BUT BECOMING ATTACHED TO THE FINGER AS BEING THE MOON IS A WASTE OF EFFORT.

AMIDST THE DHARMAS OF SENSE ORGANS' STATES,
IT IS BLAMEWORTHY TO MAKE EMPTY FABRICATIONS.
NOT TO PERCEIVE A SINGLE DHARMA: THIS IS THE THUS COME ONE.
THEN ONE MAY BE CALLED "ONE WHO CONTEMPLATES AT EASE."

ONCE ONE HAS UNDERSTOOD, KARMIC OBSTRUCTIONS ARE BASICALLY EMPTY.
BEFORE ONE HAS UNDERSTOOD, DEBTS FROM THE PAST MUST BE REPAID.
THE FAMISHED ENCOUNTER THE ROYAL BANQUET, YET CANNOT EAT.
THE SICK MEET THE PHYSICIAN KING, YET HOW CAN THEY BE CURED?


COMMENTARY:

WHEN THE NATURE OF THE SEED IS DEVIANT, ONE'S KNOWLEDGE AND UNDERSTANDING WILL BE WRONG. When the seed is improperly planted or cultivated, the root-nature will be deviant. One's views and understanding will be wrong, but one will suppose them to be correct, and one won't know to reform.

ONE WILL NOT ATTAIN THE THUS COME ONE'S COMPLETE AND SUDDEN MEASURE. Since one's knowledge and understanding are wrong, one cannot see clearly and penetrate through to the mind-dharma of the world honored One, to the great measure and degree of the wonderful principle of the Perfect and Sudden, where one fathoms the essential path from beginning to end.

THOSE OF THE TWO VEHICLES ARE VIGOROUS, BUT LACK THE HEART OF TE WAY. Though the dull-rooted Arhats of the Two Vehicles practice with vigor, they lack the wisdom to awaken to the way.

THOSE OF EXTERNAL PATHS MAY BE INTELLIGENT, BUT THEY LACK WISDOM. The intelligence of most people who take side doors and external paths does mot go beyond worldly knowledge and cleverness in debate. By no means is it Ultimate, Perfect, Sudden, and Genuine Wisdom.

THEY ARE STUPID, PETTY, AND FOOLISH. They are stupid, and yet self-satisfied. They are base, yet they like to act authoritatively. They do not like to learn with an open mind, and do not have the earnestness to learn from those beneath them. Like animals, their behavior ia vague and dull. This describes the dull-rooted living beings, who all consider themselves to be extraordinary.

THEY MISTAKE THE EMPTY FIST AND POINTING FINGER AS PRODUCING GENUINE KNOWLEDGE. It is like the Buddha's empty fist that saved the little child, or like seeing the moon because of the finger that pointed to it. How could anyone who comes later gain genuine understanding from an empty fist or a pointing finger?

BUT BECOMING ATTACHED TO THE FINGER AS BEING THE MOON IS A WASTE OF EFFORT. If one becomes attached to the pointing finger as being the moon--not realizing that the finger is basically not the moon, but that one merely makes use of the finger to see the moon--then one might cultivate the Way for a myriad aeons, but it would be a total waste of effort.

AMIDST THE DHARMAS OF SENSE ORGANS' STATES, IT IS BLAMEWORTHY TO MAKE EMPTY FABRICATIONS. The dharmas of the states of the six sense organs (eyes, ears, nose, tongue, body, and mind), and their objects--forms, sounds, smells, tastes, objects of touch, and dharmas--are empty fabrications, and imaginary creations.

NOT TO PERCEIVE A SINGLE DHARMA: THIS IS THE THUS COME ONE. The eighty-four thousand Dharma-doors are all established to counteract the sicknesses of the eighty-four thousand kinds of afflictions of living beings. When their diseases are cured, the medicines have no further use. It is the same with the Buddha's speaking Dharma.

THEN ONE MAY BE CALLED "ONE WHO CONTEMPLATES AT EASE." Those who can speak the Dharma, and the Dharma that is spoken, are in substance basically empty, and completely without a nature of their own. Upon awakening to the basic substance of the source of the Dharma, not a single dharma is established, and the ten-thousand dharmas are all thus. One totally understands the great functions of the entire substance. And when people and dharmas are both forgotten, this is contemplating at ease.

ONCE ONE HAS UNDERSTOOD, KARMIC OBSTRUCTIONS ARE BASICALLY EMPTY. After one has understood the mind and seen the nature, there are basically no karmic obstructions in the inherent nature. When this principle is understood, one knows that all karmic hindrances are basically empty, formless, shapeless, and without a nature of their own.

BEFORE ONE HAS UNDERSTOOD, DEBTS FROM THE PAST MUST BE REPAID. If one has not yet been able to understand this principle of the original source of all dharmas, then one will be summoned by one's past karma to undergo the retribution.

THE FAMISHED ENCOUNTER THE ROYAL BANQUET, YET CANNOT EAT. The Buddha is like a king. Although he has rare delicacies of a hundred flavors at his table, no one dares eat of them if the king does not permit it.

THE SICK MEET THE PHYSICIAN KING, YET HOW CAN THEY BE CURED? The Buddha is like a physician king; although he has woderful, life-prolonging medicine, people who have no wisdom are unwilling to take it. How then can their illnesses be cured? 


Song of Enlightenment


 

Phật Học Tinh Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

 

Tiết VI: Thọ Dụng Của Hữu Tình

 

1. Khổ lạc thọ dụng: Sự thọ dụng của loài hữu-tình như về khổ lạc thọ dụng, thì chúng-sanh ở Địa-ngục chịu đựng nhiều phần hình phạt khổ sở. Chúng-hữu-tình thuộc Bàng-sanh-thú chịu nhiều phần khổ về sự ăn nuốt lẫn nhau, chút ít phần vui. Chúng-hữu-tình thuộc Quỷ-thần-thú chịu nhiều phần khổ về sự đói khát, chút ít phần vui; trừ loại Quỷ-thần có uy phước. Chúng-hữu-tình thuộc A-tu-la và Nhơn-thú thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc nhiều hoặc ít tùy theo tội phước hơn kém. Chư thiên ở cõi Dục thọ dụng nhiều phần vui, ít phần khổ về sự suy não đọa lạc. Thiên-chúng ở cõi Hóa-Lạc tự biến ra lạc cảnh để làm vui. Thiên-chúng ở cõi Tha-Hóa lấy hóa cảnh dục lạc của trời Hóa-Lạc làm vui. Ở Sắc-giới từ Sơ-thiền đến Tam-thiền chư thiên lấy định cảnh làm vui, sự vui cùng cực duy ở cõi Tam-thiền. Từ trời Tứ-thiền cho đến cõi Vô-sắc thì không có khổ lạc thọ. (Luận Du-Già, Luận Câu-Xá)


2. Ẩm thực thọ dụng: Về ẩm thực thọ dụng, chúng-hữu-tình ở Nại-lạc-ca đều dùng thức thực mà duy trì thân. Loài nầy cũng có thọ dụng phần đoạn thực vi tế, là ở nơi tạng phủ có hơi gió thoảng động, do nhân duyên nầy mà được sống lâu. Các Bàng-sanh, Quỷ-thần đều dùng thô đoạn thực. Các loài rồng thường dùng cá, rùa, trùng, ếch nhái làm thức ăn. Những vị Long-vương có phước báo cũng thọ dụng các trân vị như hương phạn, cam lồ, nhưng miếng ăn sau rốt hóa thành ếch nhái. Loài Kim-súy-điểu dùng rồng làm thức ăn. Loài Quỷ-thần có uy phước thọ dụng những trân vị. Loại Quỷ-thần không uy phước thường đói khát, khi ăn đồ bất tịnh. Loại Ngạ-quỷ nghiệp nặng khi dùng nước hoặc thức ăn, thì những thứ nầy đều hóa thành máu, lửa, hoặc cát, sạn.


Chúng A-tu-la và Nhơn-thú thọ dụng thô đoạn thực và tế đoạn thực. Tế đoạn thực là khi ở trong thai thọ dụng huyết phần của mẹ. Thô đoạn thực là ăn những thức: cơm, bánh, trái, cá, thịt, hoặc các thứ trân vị khác. Các A-tu-la ở cõi trời cũng dùng vị tô đà như chư thiên. Trong bốn châu ở cõi người, riêng về Bắc-châu thì do phước báo nhiều, nên sự ăn mặc tự nhiên mà có, không cần phải tạo tác như ba châu kia. Nói rộng ra ngoài việc ăn uống, các sự thọ dụng khác như phòng nhà, chăn gối, tắm gội, xông ướp hương, thoa dầu phấn, xoa nắn thân thể... cũng gọi là vi tế thực.


Chư thiên ở Dục-giới thọ dụng những trân vị như cam lộ, tô đà, cùng trăm món quí lạ khác, khi ăn vào liền tiêu hóa không có đại tiểu tiện. Còn các sự thọ dụng vi tế như những âm nhạc, xướng hát, du ngoạn, cung điện thất bảo... thì rất thù thắng nhiệm mầu. Tuy nhiên, chư thiên phước báo cũng có dày mỏng nên có vị thì sự thọ dụng đầy đủ, có vị sự thọ dụng lại không xứng tâm. Như chư thiên ăn chung trong một bảo khí, vị phước đức bậc thượng thấy cơm sắc trắng, vị phước đức bậc trung thấy cơm sắc vàng, vị phước đức bậc hạ thấy cơm sắc đỏ, mùi vị cũng có thứ bậc ngon dở hơn kém. Chư thiên ở Sắc-giới thọ phần tư thực, dùng sự vui thiền định để nuôi dưỡng sắc thân. Còn chư thiên ở cõi Vô-sắc thì chỉ có thức thực. (Kinh Chánh-Pháp-Niệm, Kinh Khởi-Thế, Luận Du-Già)


3. Dục nhiễm thọ dụng: Về dục nhiễm thọ dụng, thì loài hữu-tình ở Địa-ngục không có sự dâm, vì bị nhiều hình phạt quá đau khổ. Các hữu-tình thuộc Bàng-sanh, Quỷ-thần, A-tu-la và Người, do vì khổ vui xen lẫn, nên có sự dâm dục. Ở các cõi nầy, khi hai giống giao hợp, liền có chất bất tịnh thoát ra. Thiên-chúng ở Dục-giới khi gần gũi nhau, không có thứ bất tịnh ấy, duy nơi căn môn có hơi gió nhẹ thổi ra, dục niệm liền tiêu. Trời Tứ-Vương và Đao-Lợi sự giao hợp cũng như loài người. Trời Dạ-Ma, nam nữ chỉ ôm nhau là dục niệm đã thỏa mãn. Trời Đâu-Suất, hai bên nắm tay nhau dục niệm liền tiêu. Trời Hóa-Lạc, chư thiên nam nữ chỉ chăm chú nhìn nhau cười, là dục sự đầy đủ. Trời Tha-Hóa, chư thiên nam nữ chỉ liếc nhau là đã xong rồi dục sự. Chư thiên cõi Sắc và Vô-sắc đều tu phạm hạnh, không có dục nhiễm thọ dụng.


Các loại Bàng-sanh, Quỷ-thần, A-tu-la, tùy theo hạng cao thấp, hoặc có giá thú, đôi bạn, hoặc si mê giao hợp xen tạp. Loài người ở Nam, Tây, Đông-châu, có lễ giá thú, đôi bạn và thê thiếp riêng. Loài người ở Bắc-châu, vì không ngã sở nên không có sự giá thú. Đại-lực-quỷ và chư thiên cõi Dục cũng có đôi bạn thê thiếp riêng như người ở ba châu kia, duy trừ trời Hóa-Lạc và Tha-Hóa-Tự-Tại. (Luận Du-Già-Sư-Địa)


Chúng-sanh trong ba cõi chen chúc nhau nhiều đến số vô lượng, nhưng do đâu mà bị luân chuyển và sẽ đi về đâu? Kinh nói: “Tất cả hữu-tình đều nương sự ăn mà trụ. Tất cả chúng-sanh đều lấy dâm dục làm phần chánh cho mạng sống”. Chữ “dâm” ở đây cũng có nghĩa là tham nhiễm, dù là tham nhiễm thiền lạc, không định. Sự khổ của thế gian bắt nguồn từ điểm nầy. Muốn thoát khổ phải trừ lòng tham, muốn trừ tham nhiễm phải dứt ngã chấp. (Lục-Đạo-Tập)

Comments

Popular posts from this blog