Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
245. BA GIÀ BA ĐÀ BÀ DẠ
波伽波陀婆夜
PA YAPADA BHAYA
Kim
ngân sa thạch thổ mộc độc
Tụng
trì Thần chú biến cam lộ
Hộ
thọ tối thượng Kim cang ký
Bồ
Tát vị hữu đức bất cô.
金銀砂石土木毒
誦持神咒變甘露
護授最上金剛記
菩薩為友德不孤
Poisons
in gold and silver, pebbles, soil and trees
Turn
into sweet dew as the spiritual mantra is recited.
It
bestows the most superior vajra prediction.
Virtuous ones will not be lonely with Bodhisattvas for company.
ŌM! BA GIÀ BA ĐÀ BÀ DẠ
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lại vì người tụng chú,
nói bài kệ thanh lương tiêu trừ tai họa rằng:
Hành giả đi trong núi đồng vắng,
Gặp những cọp sói, các thú dữ,
Rắn, rít, tinh mị, quỉ vọng lượng.
Tụng tâm chú này khỏi bị hại.
Nếu đi biển cả hoặc sông, hồ,
Những rồng rắn độc, loài Ma Kiệt, (56)
Dạ Xoa, La Sát, cá, rùa lớn
Nghe tụng chú này tự lánh xa.
Nếu bị quân trận giặc bao vây,
Hoặc gặp người ác đoạt tiền của,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Giặc cướp khởi lòng tự thương xót.
Nếu bị vua quan, quân sĩ bắt,
Gông, cùm trói buộc, giam ngục tù,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Vua, quan tự mở lòng ân xá.
Nếu đi vào nhà nuôi sâu độc,
Uống ăn để thuốc muốn hại nhau,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Thuốc độc biến thành nước cam lộ,
Nữ nhơn bị nạn khi sanh sản,
Khổ vì ma quái làm ngăn cản,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Quỷ tà sợ trốn sanh an ổn,
Gặp rồng, dịch quỷ gieo hơi độc,
Nóng bức, khổ đau sắp mạng chung,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Bịnh dịch tiêu trừ, mạng trường cữu,
Rồng, quỉ lưu hành bịnh thũng độc,
Ung sang lở lói nhiều khổ đau,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Khạc ra ba lần hơi độc mất,
Chúng sanh đời trược khởi lòng ác,
Trù ếm hại cho thỏa oán thù,
Chí thành xưng tụng chú Đại Bi,
Liền phản trở lại người trù ếm,
Chúng sanh cõi trược đời mạt pháp,
Lửa dâm dục thạnh, tâm điên đảo,
Ngoại tình, xa vợ, bỏ chồng con,
Ngày đêm mãi tưởng điều sai quấy,
Nếu hay xưng tụng chú Đại Bi,
Lửa dục tiêu trừ, tâm tà dứt,
Công lực Đại Bi chỉ lược qua,
Nếu ta nói hết không cùng kiếp!
(56) Ma kiệt: Loại cá lớn, dài từ 300 đến 700 do
tuần.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát
Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh
Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma
Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.
KINH VĂN:
Âm:
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỤC VỊ TỤNG TRÌ GIẢ, THUYẾT TIÊU TRỪ TAI HỌA
THANH LƯƠNG CHI KỆ:
“NHƯỢC HÀNH KHOÁNG DÃ SƠN TRẠCH TRUNG,
PHÙNG TRỊ HỔ LANG CHƯ ÁC THÚ,
XÀ, NGOAN, TINH, MỊ, VỌNG LƯỢNG QUỶ,
VĂN TỤNG THỬ CHÚ MẠC NĂNG HẠI.”
Nghĩa:
Quán Thế Âm Bồ-tát lại vì kẻ tụng trì mà tuyên thuyết bài kệ Thanh
Lương tiêu trừ tai họa rằng:
“Nếu vào chốn núi hồ hoang vắng,
Gặp những cọp, sói, các thú dữ,
Rắn, rít, tinh, mị, quỷ vọng lượng…,
Nghe tụng Chú này chẳng dám hại.”
LƯỢC GIẢNG:
Quán Thế Âm Bồ-tát lại vì kẻ tụng trì mà tuyên thuyết bài kệ Thanh
Lương tiêu trừ tai họa rằng ... Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm
Bồ-tát lại vì những người trì tụng Chú Đại Bi mà nói bài kệ tụng về việc tiêu
trừ mọi tai chướng, đạt được sự thanh lương, thảnh thơi, thanh thản.
“Nếu vào chốn núi hồ hoang vắng.” “Khoáng
dã” là nơi rất hoang vu vắng vẻ, cách cả mấy trăm dặm, mấy ngàn dặm không có
người ở. Giả sử có người tụng trì Chú Đại Bi mà phải đi trong chốn núi rừng
hoang vu, hoặc trong đầm lầy, hoặc ở sa mạc, thì người ấy có thể “gặp
những cọp, sói, các thú dữ,/ Rắn, rít, tinh, mị, quỷ vọng lượng….” Người
ấy có thể gặp phải loài cọp dữ hoặc chó sói vô cùng hung hãn, hoặc vô số loài
ác thú, ác điểu khác. Ngoài ra, cũng có thể phải đương đầu với loài rắn đen,
hoặc yêu tinh và các loài quỷ lị mị, vọng lượng nữa.
“Nghe tụng Chú này chẳng dám hại.” Tuy nhiên, nếu nghe thấy quý vị tụng Chú Đại Bi thì chúng chẳng thể
nào đến làm hại quý vị được, không có cách nào làm phiền hoặc gây trở ngại cho
quý vị được.
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC HÀNH GIANG HỒ THƯƠNG HẢI GIAN,
ĐỘC XÀ, GIAO LONG, MA KIỆT THÚ,
DẠ XOA, LA SÁT, NGƯ, QUY, MIẾT,
VĂN TỤNG THỬ CHÚ TỰ TÀNG ẨN.”
Nghĩa:
“Nếu đi biển cả hoặc sông hồ,
Rắn độc, giao long, loài Ma kiệt,
Dạ xoa, La sát, cá, rùa, trạnh,
Nghe tụng Chú này tự lẩn trốn.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu đi biển cả hoặc sông hồ.” “Thương hải” (biển xanh) tức là “đại hải,” biển cả. Giả sử quý vị
phải đi qua con sông lớn, ao hồ lớn hoặc biển lớn, và những nơi đó thường có
các loài “rắn độc, giao long, loài Ma kiệt,/ Dạ xoa, La sát, cá, rùa,
trạnh” cư ngụ. “Giao long” là một loại rồng độc.
“Ma kiệt” là một loại đại quái thú sống ở dưới nước hoặc trên lục
đia. Lại còn có thể có quỷ Dạ xoa, quỷ La sát, đại ngư tinh, đại điểu quy tinh,
miết tinh
“Nghe tụng Chú này tự lẩn trốn.” Nếu quý vị niệm Chú Đại Bi thì những quái vật đó sẽ không làm hại
quý vị, mà đều chạy trốn mất biệt, chẳng còn tác oai tác quái nữa!
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC PHÙNG QUÂN TRẬN TẶC VI NHIỄU,
HOẶC BỊ ÁC NHÂN ĐOẠT TÀI BẢO,
CHÍ THÀNH XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
BỈ KHỞI TỪ TÂM PHỤC ĐẠO QUY.”
Nghĩa:
“Nếu gặp quân trận giặc bao vây,
Hoặc bị người ác đoạt tiền của,
Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,
Họ phát từ tâm, tự quay về.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu gặp quân trận giặc bao vây.” Giả
sử đất nước gặp cảnh chiến tranh, quý vị phải xông pha trước quân trận cùng
giao chiến với địch quân; hoặc bị bọn thổ phỉ bao vây, muốn sát hại quý
vị; “hoặc bị người ác đoạt tiền của,” hoặc gặp bọn người bất
lương, cướp đoạt tiền bạc tài sản của quý vị.
Trong hoàn cảnh đó, quý vị hãy “chí thành xưng tụng Chú Đại
Bi.” Thế nào gọi là “chí thành”? Đó là chuyên tâm nhất ý, thiết tha
thành khẩn, không có vọng tưởng nào khác.
“Họ phát từ tâm, tự quay về.” “Họ”
tức là bọn thổ phỉ, những tên đạo tặc. Kẻ đạo tặc vốn không có lòng từ bi, mà
chỉ có tánh “Tu la”; nhưng nhờ “cảm ứng đạo giao” do quý vị niệm Chú Đại Bi,
cho nên mặc dù là người không có từ bi tâm, cũng phải sanh lòng từ bi, không
muốn cướp đoạt của cải nữa, mà tự động rút lui, trở về. Họ đến từ nơi nào thì
trở về lại nơi đó.
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC VI VƯƠNG QUAN THÂU LỤC THÂN,
LINH NGỮ CẤM BẾ NỮU GIÀ TỎA,
CHÍ THÀNH XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
QUAN TỰ KHAI ÂN THÍCH PHÓNG HOÀN.”
Nghĩa:
“Nếu bị lệnh vua quan bắt bớ,
Giam cầm, xiềng xích, lại gông cùm,
Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,
Quan tự khai ân phóng thích về.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu bị lệnh vua quan bắt bớ,/ Giam cầm, xiềng xích, lại gông
cùm.” Nếu quý vị có phạm pháp hoặc không phạm pháp mà bị chính phủ
bắt giam vào tù. “Linh ngữ” tức là nhà tù. “Cấm bế” có nghĩa là bị nhốt, bị
giam giữ trong ngục, tù túng, không còn được tự do nữa. “Nữu” là còng tay, xích
chân. “Già tỏa” là gông đầu và xiềng xích. Lại còn buộc quý vị phải đeo còng
nơi tay, cùm nơi chân, cổ bị đóng gông đeo xiềng.
“Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,/ Quan tự khai ân phóng thích
về.” Gặp cảnh ngộ như thế, quý vị thành tâm khẩn thiết tụng niệm Chú
Đại Bi Đà La Ni, thì quan sẽ khai ân. “Khai ân” tức là ân xá, tha thứ, nhận
thấy rằng quý vị vô tội, bèn phóng thích, cho quý vị trở về nhà.
KINH VĂN:
Âm:
“NHƯỢC NHẬP DÃ ĐẠO CỔ ĐỘC GIA,
ẨM THỰC HỮU DƯỢC DỤC TƯƠNG HẠI,
CHÍ THÀNH XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
ĐỘC DƯỢC BIẾN THÀNH CAM LỒ TƯƠNG.”
Nghĩa:
“Vào nhà ngoại đạo dùng tà thuật,
Ở thức uống, ăn có yếm độc,
Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi,
Thuốc độc biến thành nước Cam Lồ.”
LƯỢC GIẢNG:
Vào nhà ngoại đạo dùng tà thuật ( nguyên văn câu Hán Việt: “Nhược nhập dã đạo, cổ độc gia.”), “Dã
đạo” tức là bàng môn tả đạo, bởi vì họ không giữ chánh quy nên gọi là “dã đạo.”
“Cổ,” ở Trung Hoa gọi là “lạc cáng đầu” [luò gàng tóu], có một loại “cổ thuật”
là cho người ta uống ly nước trà, uống vào thì bị trúng “cổ”; hoặc cho một chút
thức ăn, ăn vào cũng trúng “cổ”; hoặc là để một món đồ gì đó ngoài đường, quý
vị nhặt lên thì liền bị trúng độc. Bà Ma Đăng Già (phái ngoại đạo Hoàng Phát)
đã dùng chú Tiên Phạm Thiên, đều gọi là “cổ độc.” Đây đều gọi là “cổ độc gia.”
“Ở thức uống, ăn có yếm độc.” Hoặc
là trong thức ăn, họ trộn “cổ độc” vào để ám hại quý vị.
“Chí thành xưng tụng Chú Đại Bi.” Lúc bấy giờ, nếu quý vị chí thành xưng tụng Thần Chú Đại Bi Đà La
Ni, thì “thuốc độc biến thành nước Cam Lồ.” Tuy là “cổ độc,” cũng sẽ biến thành
mùi vị cam lồ!
KINH VĂN:
Âm:
“NỮ NHÂN LÂM NẠN SANH SẢN THỜI,
TÀ MA GIÀ CHƯỚNG KHỔ NAN NHẪN,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
QUỶ THẦN THOÁI TÁN AN LẠC SANH.”
Nghĩa:
“Phụ nữ lâm nguy lúc sanh sản,
Tà ma ngăn trở, khổ khó cam,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Quỷ thần rút lui, sanh bình yên.”
LƯỢC GIẢNG:
“Phụ nữ lâm nguy lúc sanh sản.” Việc
sanh nở có trường hợp sanh khó, người mẹ đau đớn quằn quại có khi suốt một hai
ngày mà vẫn không sanh được; thậm chí ba hôm, năm hôm cũng chưa sanh được. Ôi!
Lúc đó người mẹ đau đớn tột cùng!
“Tà ma ngăn trở, khổ khó cam.” Vì sao sản phụ lại lâm vào tình cảnh ấy? Bởi vì có yêu ma quỷ quái
đến cản trở, làm cho sản phụ vô cùng đau đớn khổ sở, không dễ gì mà chịu đựng
được.
Tôi còn nhớ ở Đông Bắc, lúc tôi đang thủ hiếu bên mộ phần thân mẫu, có một phụ
nữ họ Đường nọ đau đẻ [chuyển dạ] đã ba hôm mà vẫn chưa sanh được. Về sau người
nhà đến tìm, tôi để thỉnh giáo, hỏi tôi phải làm sao cho sản phụ sanh nở được
dễ dàng. Tôi bèn khuyên họ niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát và tụng Chú Đại
Bi. Về nhà trì niệm chưa được bao lâu thì quả nhiên sanh được; tuy nhiên đứa bé
sơ sinh thì đã chết rồi, còn người mẹ thì được vô sự, không việc gì. Cho nên,
đây đều có sự cảm ứng đặc biệt của Quán Thế Âm Bồ tát cả.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi, / Quỷ thần rút lui, sanh bình yên.” Lúc bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết trì niệm Chú Đại Bi
Đà La Ni, thì quỷ thần nghe thấy sẽ bỏ chạy tán loạn, sản phụ sẽ không bị nguy
hiểm nữa.
KINH VĂN:
Âm:
“ÁC LONG DỊCH QUỶ HÀNH ĐỘC KHÍ,
NHIỆT BỆNH XÂM LĂNG MẠNG DỤC CHUNG,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
DỊCH BỆNH TIÊU TRỪ THỌ MẠNG TRƯỜNG.”
Nghĩa:
“Ác long, dịch quỷ gieo độc khí,
Bệnh sốt xâm nhập sắp mạng chung,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Bệnh dịch tiêu trừ, tuổi thọ tăng.”
LƯỢC GIẢNG:
“Ác long, dịch quỷ gieo độc khí.” “Rồng”
thì có rồng ở trên trời (thiên long), có rồng sống ở biển, có rồng sống trên
đất liền. Rồng lại có rất nhiều chủng loại—rồng độc (độc long), rồng dữ (ác
long), rồng đen (hắc long), rồng trắng (bạch long), rồng lửa (hỏa long), và còn
có cả rồng vàng (kim long) nữa. Tại miền Đông Bắc nước Trung Hoa, có một tỉnh
lỵ có tên là tỉnh Hắc long giang, bởi có dính líu tới chuyện một con rồng đen.
Con rồng đen này thường xuất hiện trên sông nước, cho nên con sông đó được gọi
là “Hắc long giang.”
“Dịch” tức là ôn dịch. Bệnh ôn dịch, hoặc là bệnh tả [hoắc loạn=hùo
lùan], hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, đều do loài “dịch quỷ” tác oai tác
quái. Loài “dịch quỷ” này đem vi khuẩn mầm bệnh hại người gieo rắc khắp nơi,
người nào hít phải khí độc do chúng tán rải thì liền sanh bệnh, có thể chết.
“Bệnh sốt xâm nhập sắp mạng chung.” Bệnh nhân bị nóng sốt, bệnh thâm nhập vào cơ thể, sắp kết
thúc sanh mạng, cái chết đang cận kề.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,/ Bệnh dịch tiêu trừ, tuổi thọ
tăng.” Nếu quý vị có thể chí thành khẩn thiết niệm Chú Đại Bi thì
bệnh ôn dịch sẽ bị tiêu tan, không còn nữa, thọ mạng cũng có thể lâu dài hơn.
KINH VĂN:
Âm:
LONG QUỶ LƯU HÀNH CHƯ ĐỘC THŨNG,
UNG SANG HUYẾT THỐNG PHẢ KHAM,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
TAM THÓA ĐỘC THŨNG TÙY KHẨU TIÊU.
Nghĩa:
“Rồng, quỷ lưu hành bệnh thũng độc,
Ung nhọt lở loét đau nhức nhối,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Thổi qua ba lần độc thũng tiêu.”
LƯỢC GIẢNG:
“Rồng, quỷ lưu hành bệnh thũng độc.” Có loài rồng hoặc quỷ thường đi gieo rắc mầm độc, trúng vào ai thì
khắp mình mẩy đều bị sưng phù lên.
“Ung nhọt lở loét đau nhức nhối.” Hoặc
là sanh bệnh ung thư, mọc ra nhiều mụn nhọt. “Ung thư” tức là trên người mọc ra
một vài cục u. “Sang” là mụn nhọt có khi lở loét máu mủ chảy ra. Các chứng bệnh
này vô cùng đau đớn khổ sở, con bệnh không thể nào chịu đựng nổi, cho nên nói
là “thống phả kham,” tức là không dễ gì mà nhẫn chịu được, nhức nhối đến nỗi
không cách nào chịu đựng thêm nữa.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Lúc
bấy giờ, nếu quý vị chí tâm thành khẩn tụng Chú Đại Bi, thì chỉ cần “thổi
qua ba lần độc thũng tiêu.” Quý vị niệm Chú Đại Bi, rồi lấy hơi thổi
ra ba lần nơi mụn nhọt đó. “Tam thóa” tức là ba luồng hơi thở. Ba hơi thở này
quý vị thấy thì rất bình thường, song lại làm cho chỗ sưng xẹp xuống và tiêu
tan; rất là kỳ lạ!
KINH VĂN:
Âm:
CHÚNG SANH TRƯỢC ÁC KHỞI BẤT THIỆN,
YẾM MỊ CHÚ THƯ KẾT OÁN THÙ,
CHÍ TÂM XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
YẾM MỊ HOÀN TRƯỚC Ư BỔN NHÂN.
Nghĩa:
“Chúng sanh ác trược khởi lòng ác,
Trù ếm thư chú kết oán thù,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Trù ếm trở về người trù yếm.”
LƯỢC GIẢNG:
“Chúng sanh ác trược, lòng bất thiện.” Có nhiều chúng sanh, quý vị bảo họ sanh thiện tâm thì họ
không chịu nghe theo, nhưng bảo họ hãy thường xuyên sanh lòng bất thiện, tâm đố
kỵ, tâm chướng ngại, thì họ lại nảy sanh những thứ tâm ấy rất dễ dàng.
“Trù ếm thư chú kết oán thù.” “Yếm
mị chú thư” tức là tà chú, tà thuật thư ếm hại người. Có phái ngoại đạo dường
như có một loại chú thư. Trong Mật Tông chẳng hạn, có một loại chú mà kẻ nào
niệm được bài chú này, tu luyện được thứ phép thuật này, thì nội trong bảy
ngày, kẻ ấy bảo quý vị chết thì quý vị sẽ chết, bảo quý vị sống thì quý vị được
sống. Cho nên, Mật Tông xem ra cũng rất lợi hại! Quý vị nào có bạn bè theo Mật
Tông thì cần phải cẩn thận một chút! Nếu quý ý đắc tội với họ, thì coi chừng họ
sẽ niệm chú cho quý vị chết! Thế nhưng, đây chính là một thứ tánh nết của A tu
la, không có tâm từ bi. Như vậy tức là “yếm mị.”
Họ làm một “tiểu nhân” tức là một hình nhân nho nhỏ, trên đó có ghi
rõ “sanh thần bát tự” [năm tháng ngày giờ sinh viết theo can chi] của quý vị;
rồi hôm nay thì lấy kim chọc vào mắt hình nhân cho mù, ngày mai dùng kim đâm
vào tai hình nhân cho điếc, ngày mốt lấy kim châm vào cổ họng hình nhân—và bấy
giờ quý vị sẽ bị đứt hơi mà chết! Đây là phép thuật của bàng môn tả đạo.
Tuy nhiên, quý vị chớ nên sợ hãi, chỉ cần quý vị có thể niệm Chú Đại Bi, thì họ
có dùng phép thuật gì cũng đều không công hiệu cả.
“Kết oán thù.” “Kết” tức là cột vào với nhau; “oán thù” tức là thù
hận vô cùng sâu nặng.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết xưng tụng Thần chú Đại Bi,
thì “trù ếm trở về nơi bổn nhân.” Họ muốn ám hại người khác,
nhưng các phép thuật độc ác đó lại trở về nơi thân họ, khiến họ tự thọ quả báo!
KINH VĂN:
Âm:
ÁC SANH TRƯỢC LOẠN PHÁP DIỆT THỜI,
DÂM DỤC HỎA THẠNH TÂM MÊ ĐẢO,
KHÍ BỐI THÊ TẾ NGOẠI THAM NHIỄM,
TRÚ DẠ TÀ TƯ VÔ TẠM ĐÌNH.
Nghĩa:
“Chúng sanh ác trược thời Mạt Pháp,
Lửa dâm thiêu đốt, tâm mê loạn,
Ngoại tình, bỏ vợ, bỏ chồng con,
Ngày đêm tà tưởng không dừng nghỉ.”
LƯỢC GIẢNG:
“Khi Pháp diệt, ác sanh trược loạn.” Thời Mạt Pháp, đầy dẫy tội ác, cõi Ngũ trược ác thế rối ren
loạn lạc, Phật Pháp cũng bị hủy diệt. Lúc bấy giờ, “lửa dâm lớn mạnh,
tâm mê đảo.”
Một số người trong chúng ta hiện nay, tâm dâm dục nặng hơn tâm học
Phật Pháp. Những người đó không hề nghĩ rằng: “Hằng ngày tôi đều nghiên cứu
Phật Pháp, không ngừng tìm tòi học hỏi. Ngủ không được thì tôi nghiên cứu Phật
Pháp; lúc thức dậy thì tôi càng nên học hỏi Phật Pháp nhiều hơn nữa!” Họ không
nghĩ như thế! Trằn trọc, ngủ không được, họ lại sanh tâm dâm dục, cứ thấy rằng
nghiên cứu Phật Pháp chẳng ý vị gì cả. Một khi dâm tâm dấy khởi, họ cảm thấy đó
là điều vô cùng thích thú kỳ diệu, và đó là một thứ vô minh đang chi phối họ
đến tâm thần điên đảo, mê muội!
Quán Thế Âm Bồ tát đã sớm biết rằng con người ở thời Mạt Pháp là
như vậy—tâm trí mê loạn điên đảo. “Mê” tức là không còn tỉnh táo, sáng suốt
nữa. Cũng như người nào đó, gặp bạn gái là mừng rỡ tíu tít, quên hết mọi chuyện
chung quanh; như thế cũng gọi là “mê đảo,” confused! Thật là kỳ lạ!
“Vợ chồng ruồng bỏ, sanh ngoại tình.” “Khí” tức là phao khí, bỏ
rơi, ruồng bỏ. “Bối” tức là vị bối. “Thê” là vợ; “tế” tức là chồng. Hoặc là
người vợ lén lút tìm người đàn ông khác, kiếm tình phu; hoặc là người chồng
vụng trộm tìm người đàn bà khác, kiếm tình phụ. “Tham nhiễm” tức là vì phát
tiết lửa dâm dục; cho nên đây gọi là “ngoại tham nhiễm,” ra ngoài để tham
nhiễm.
“Ngày đêm tà tưởng chẳng tạm dừng.” Ban ngày tơ tưởng đến việc này, tối đến cũng nghĩ ngợi về chuyện
này—trong từng giây từng khắc, cái ý nghĩ tà vạy, không chánh đáng này cứ không
ngừng lởn vởn trong đầu óc. Quý vị cũng biết đấy, có nhiều người đi nhà thờ
không phải để làm lễ Misa, mà chủ yếu là để tìm đối tượng; cả nam và nữ đều có
tư tưởng như thế. Có người thì đến trường không phải để học hành, mà là muốn
tìm đối tượng. Vậy, lửa dâm dục đương mạnh mẽ, dù là tạm thời cũng không đình
chỉ được.
KINH VĂN:
Âm:
NHƯỢC NĂNG XƯNG TỤNG ĐẠI BI CHÚ,
DÂM DỤC HỎA DIỆT, TÀ TÂM TRỪ.
NGÃ NHƯỢC QUẢNG TÁN CHÚ CÔNG LỰC,
NHẤT KIẾP XƯNG DƯƠNG VÔ TẬN KỲ.”
Nghĩa:
“Nếu thường xưng tụng Chú Đại Bi,
Lửa dâm dục tắt, tà tâm dứt.
Công lực Thần Chú nếu xưng tán
Hết kiếp xưng dương không cùng tận.”
LƯỢC GIẢNG:
“Nếu thường xưng tụng Chú Đại Bi.” Trong lúc này, nếu quý vị có thể xưng niệm Chú Đại Bi, thì “lửa
dâm dục tắt, tà tâm dứt.” Lửa dâm dục trong lòng quý vị sẽ tàn lụi dần
dần rồi tắt ngấm, và tà tâm cũng từ từ được trừ khử.
Giảng đến đây tôi muốn lưu ý quý vị một điều—quý vị, bất luận là
nam hay nữ, nếu tâm dâm dục quá lớn mạnh, sung mãn, thì quý vị có thể ngày ngày
chí thành khẩn thiết xưng tụng Chú Đại Bi, lâu dần dâm tâm sẽ bị tiêu diệt, tà
tri tà kiến cũng bị trừ khử!
“Công lực Thần Chú nếu xưng tán.” Quán Thế Âm Bồ tát nói rằng: “Nếu tôi tán thán công đức từ năng lực của Chú Đại Bi một cách rộng rãi, thì e rằng hết kiếp xưng dương không cùng tận. Cho dù tôi có xưng dương tán thán Chú Đại Bi trong mọi thời, ở mọi chốn, tại mọi kiếp, thì cũng không thể nào nói hết được!”
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
Cam lộ thiên lệ tế thập phương.
Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,
Comments
Post a Comment