Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
213.
RA XOA
囉叉
RAKSA
Kim Cang thiên tiên các thủ hộ
Phú nhiêu lợi hành khả uý đồ
Nhiếp thọ chiết phục bá thiên vạn
Uy đức vô cùng phước huệ túc.
金剛天仙各守護
富饒利行可畏途
攝授折伏百千萬
威德無窮福慧足
Each of the heavenly
Vajra immortals does guard duty,
Bestowing wealth and
benefit upon those on the scary path,
By gathering in and
subduing hundreds of thousands of myriad beings.
With infinite, awesome
virtue, blessings and wisdom are
RAKSA means "all the Vajra heavenly immortals." Each of them watches over the Bodhimanda and the cultivators, bestowing wealth and benefit upon those on the scary path. This lines also means "wealth and goods." The Vajra immortals are very rich and endowed with abundant blessings, and so they are able to benefit living beings.
RAKSA also means "frightening," referring on the one hand to the terrifying paths of rebirth that living beings are caught up in, and on the other hand to the great awesome virtue of the Vajra immortals. With their awesome virtue, the immortals are able to make the demons and ghosts afraid. Once the demons and ghosts become afraid, they are willing to change their evil and go toward the good.
Bàng môn quỉ quái nan độn hình
Câu lưu pháp bảo đa biến hóa
Trừ tà phù chánh bí văn linh.
Quyến-Sách Thủ Nhãn Ấn Pháp
PHẬT
HỌC TINH YẾU
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Bốn Bậc Long Tượng
Của Đại Thừa
(Nhiếp thọ chiết phục bá thiên vạn)
Tư tưởng Đại-thừa Phật-giáo ở
Ấn-Độ, tổng yếu có hai hệ thống: hệ thống Bát-Nhã chủ trương thuyết Chư-pháp-thật-tướng, hệ thống Du-Già
chủ trương thuyết A-lại-da-duyên-khởi. Khai sáng lập thuyết trước, có hai ngài: Mã-Minh, Long-Thọ. Khởi xướng lập thuyết sau, có hai ngài: Vô-Trước, Thế-Thân. Nay tưởng cũng nên lược thuật qua sự tích của
bốn đại học giả ấy:
1. Ngài Mã-Minh (Asvaghosa): Niên
đại xuất thế của Mã-Minh Bồ-Tát có nhiều thuyết khác nhau. Lại căn cứ nơi luận
Thích-Ma-Ha-Diễn thì có đến sáu ngài Mã-Minh. Nhưng theo sự nhận xét của phần
đông các nhà học Phật thì trước sau chỉ có một Mã-Minh Bồ-Tát. Và, riêng về
thời đại trứ tác, bộ Đại-Thừa-Khởi-Tín đưa ra thuyết ngài xuất thế khoảng sau
Phật diệt độ 600 năm, là có phần chính xác hơn hết.
Ngài Mã-Minh dòng dõi
Bà-La-Môn, người thành Sa-Kỳ-Đa (Sakera) thuộc xứ Trung-Ấn. Ngài là bậc học vấn
uyên bác, biện tài vô ngại, văn chương, thi phú hơn người, thông suốt Phệ-Ðà
cùng những môn học phụ thuộc, rành về các giáo quỹ chân ngôn. Ngài có những
biệt danh là: Nan-Phục, Nan-Phục-Hắc, Dõng-Mẫu-Nhi, Phụ-Nhi, Pháp-Thiện-Hiện,
Thể-Huệ... Ban sơ ngài học theo ngoại-đạo, biện luận thắng tất cả các học giả
Phật-giáo tại nước Ma-Kiệt-Đà. Nhưng sau gặp đại-đức Hiếp-Tôn-giả và Phú-Na-Sa
(Pùrnayasas) ngài bị chiết phục, suy kính hai vị ấy làm bậc thầy. Khi đã nương
về chánh-pháp, ngài du hành các miền Trung, Bắc-Ấn, đem tài hùng biện chiết phục ngoại-đạo, tuyên dương Phật-giáo, thanh danh vang dội khắp nơi. Tương
truyền ngài có tài vừa đàn vừa ca, làm cho loài ngựa cảm động chảy nước mắt,
kêu lên tiếng bi thương. Và, lúc vua Ca-Nị-Sắc-Ca tiến đánh thành Hoa-Thị, đòi
một trong hai điều kiện: dâng ngài Mã-Minh, hoặc nộp vàng chín ức. Chủ thành
không có đủ vàng, đành phải đem ngài Mã-Minh ra thay thế. Khi vua được ngài
Mã-Minh, liền rước về Bắc-Ấn để hoằng dương Đại-thừa Phật-giáo. Có thuyết nói,
trong thời kỳ kiết-tập Kinh-điển lần thứ tư, ngài Mã-Minh đã tham gia với phận
sự nhuận sắc văn chương.
Về phần trứ thuật, tương truyền
ngài có soạn hơn 100 bộ Kinh-luận, nhưng hiện nay chỉ còn mười tác phẩm như
sau: Phật-Sở-Hành-Tán, Đại-Trang-Nghiêm-Luận-Kinh,
Thập-Bất-Thiện-Nghiệp-Đạo-Kinh, Lục-Thú-Luân-Hồi-Kinh,
Sự-Sư-Pháp-Ngũ-Thập-Tụng, Ni-Kiền-Tử-Vấn-Vô-Ngã-Nghĩa-Kinh,
Đại-Tôn-Địa-Huyền-Văn-Bản-Luận, Đại-Thừa-Khởi-Tín-Luận,
Bách-Ngũ-Thập-Tán-Phật-Tụng, và Bản-Sanh-Mạng-Luận. Trong bài tựa quy kính của
Đại-Trang-Nghiêm-Luận-Kinh, ngài đã viết:
Phú-Na,
Hiếp-Tỷ-khưu
Các học giả Di-Chức
Chúng
Tát-Bà-Thất-Bà
Bậc Ngưu-Vương
chánh đạo
Những luận-sư như
thế
Nay tôi đều kính
thuận.
Phú-Na-Sa và Hiếp-Tôn-giả là bậc
thầy của ngài. Di-Chức là dịch âm của danh từ Mahìsàsakà, tức Hóa-Tha-bộ.
Tát-Bà-Thất-Bà là dịch âm của danh từ Sarvàtivàsda, tức Nhất-Thế-Hữu-bộ.
Ngưu-Vương, có học giả cho là dịch âm của danh từ Kaukkutika, tức Kê-Dẫn-bộ.
Xem thế thì biết sở học của ngài kiêm cả Đại-thừa, Tiểu-thừa. Bài tựa quy kính
trên biểu lộ thái độ khoan hòa của một nhà học Phật, biết dung hợp tất cả giáo
lý không cuộc hạn tông phái nào, cốt để tìm cầu chỗ hay, gạt bỏ chỗ kém. Có thể
cho tư tưởng của ngài Mã-Minh như một chiếc cầu nối liền giữa hai lãnh vực
Tiểu-thừa, Đại-thừa vậy.
2. Ngài Long-Thọ (Nàgàrjuna): Ngài
là người xứ Tỳ-Đạt-Bà (Vidharbha, có chỗ gọi Bối-Liệp-Nhĩ - Berar) ở Nam-Ấn,
thuộc dòng Bà-La-Môn, ra đời vào khoảng 700 năm sau Phật diệt độ. Ngài có biệt
danh Long-Mãnh hoặc Long-Thắng, bẩm tánh kỳ ngộ, trí huệ sâu xa, xem nghe một
lần là nhớ tất cả, không cần phải hỏi lại. Lúc thiếu thời, ngài đã tinh thông
các Kinh-điển Phệ-Ðà, cùng những môn thiên văn, địa lý, y học, toán số và nhiều
học thuật khác. Nhưng các môn học đó không làm cho tự tâm được thỏa mãn, nên
ngài quyết chí xuất-gia tìm đạo lý cao siêu trong Phật-giáo. Lúc đầu ngài học
về giáo lý Tiểu-thừa, sau lại nghiên cứu sang Đại-thừa Phật-giáo. Tương truyền
rằng sau khi xuất-gia, trong vòng ba tháng ngài đã đọc hết ba pháp tạng, muốn
tìm kinh khác mà không được. Nhân khi du hành đến Tuyết-Sơn, ngài gặp một vị
Tỷ-khưu truyền dạy cho các Kinh-điển Đại-thừa. Thầy của ngài, tục gọi
Tuyết-Sơn-lão-tỳ-khưu, chính là Tôn-giả La-Hầu-La-Bạt-Đà-La (cùng với đệ-tử
ngài Đề-Bà tên đồng mà người khác). Khi đã thông hiểu giáo lý thâm huyền, vì
chí nguyện hoằng pháp, ngài đi du hóa các nơi, dùng tài biện luận
hàng phục ngoại-đạo, và lập thành hệ
thống Đại-thừa Phật-học. Địa điểm hoạt động của ngài có rất nhiều nơi, những
chỗ trung tâm truyền bá là nước Kiều-Tát-La (Kosala). Vị quốc-vương ở bản xứ vì
mến đức độ của ngài, nên phát tâm quy-y Phật-giáo và kiến tạo một đại tinh-xá ở
Hắc-Long-Sơn (Bhràmaragiti) để cho ngài trụ trì. Tương-truyền ngài đã dùng thần
thông đi xuống Long-cung, trong ba tháng đọc thuộc hết lược bản kinh
Hoa-Nghiêm, gồm mười vạn bài kệ. Sau ngài lại đến thiết tháp ở Nam-Thiên-Trúc,
được Kim-Cang-Tát-Đỏa Bồ-Tát truyền thọ cho kinh Đại-Nhựt, nên tinh thông cả
Trì-minh-tạng. Vì thế người đời gọi ngài là bậc xướng đạo cả hai giáo pháp Hiển
và Mật. Về công trình hoằng dương Phật-pháp, ngài được xem như Ðức Thích-Ca tái
hiện.
Trên lãnh vực trứ thuật,
Long-Thọ Bồ-Tát đã soạn ra nhiều bộ luận. Tựu trung các bộ như:
Trung-Quán-Luận, Đại-Trí-Độ-Luận, Thập-Trụ-Tỳ-Bà-Sa-Luận... là được lưu hành
hơn cả. Giáo nghĩa của ngài đề xướng tuy nhiều, nhưng hiển trứ hơn cả là thuyết
Bát-bất-trung-đạo và thuyết Vãng-sanh. Bát-bất-trung-đạo là: bất-sanh,
bất-diệt, bất-thường, bất-đoạn, bất-nhất, bất-dị, bất-lai, bất-khứ. Trung-đạo
đây không phải ý nghĩa trung gian giữa sự có không, sanh diệt, đoạn thường, mà
là ý nghĩa vượt ra ngoài vòng tương đối sai biệt để hiển lộ thể chân-không
diệu-hữu, thuộc trường hợp dứt bặt lời nói và sự suy nghĩ. Còn thuyết
Vãng-sanh, như nơi phẩm Dị-Hành trong luận Thập-Trụ-Tỳ-Bà-Sa, ngài đã nói: “Từ
địa vị phàm-phu cho đến ngôi vị Vô-thượng-chánh-giác có hai đường lối tu tập:
Nan-hành-đạo và Dị-hành-đạo. Nan-hành-đạo là dụng công khắc khổ tu trì chẳng
tiếc thân mạng, ngày đêm tinh tấn, mà được bất thối chuyển. Dị-hành-đạo là dùng
phương tiện niệm danh hiệu chư Phật, mà được bất thối chuyển mau lẹ dễ dàng.
Nan-hành-đạo thuộc về tự-lực; Dị-hành-đạo kiêm cả tự-lực và tha-lực”. Trong
Dị-hành-đạo, ngài lại thiên trọng về phần niệm thánh hiệu Phật A-Di-Đà. Hai lập
thuyết do ngài đề xướng, đã ứng hợp với lời huyền ký của Đức Phật trong kinh
Lăng-Già:
“Sau xứ
Nam-Thiên-Trúc.
Có danh đức
Tỷ-khưu.
Tôn hiệu là
Long-Thọ.
Hay phá hữu, vô
tông.
Tuyên dương pháp
Đại-thừa.
Trong thế gian hiển
ngã.
Được
Sơ-hoan-hỷ-địa.
Sanh về cõi
Cực-Lạc”.
3. Ngài Vô-Trước (Asanga): Sau Phật
diệt độ 900 năm, có hai bậc đại học giả Phật-giáo ra đời. Đó là ngài Vô-Trước
và Thế-Thân. Sanh quán của hai ngài ở tại thành Bá-Lộ-Sa (Purasapura), thuộc
nước Kiền-Đà-La miền Bắc-Ấn. Hai ngài nguyên dòng dõi Bà-La-Môn, thân phụ là
Kiều-Thi-Ca (Kausika), thân mẫu là Tỷ-Lân-Trì (Virinci). Vô-Trước có ba anh em,
ngài là anh cả, Thế-Thân là em lớn, Tỷ-Lân-Trì-Tử (Virincivaisa) là em út. Cả
ba anh em đều xuất-gia đầu Phật. Ban sơ ngài Vô-Trước tin theo đạo Bà-La-Môn,
sau bỏ Bà-La-Môn đi xuất-gia, học tập đạo pháp Tiểu-thừa thuộc Hữu-bộ. Nhưng vì
không mãn nguyện với giáo lý ấy, ngài lại chuyển sang nghiên cứu Kinh-điển
Đại-thừa. Tương truyền, ngài đã dùng sức thần thông lên cung trời Đâu-Suất
(Tusita) để nghe Bồ-Tát Di-Lặc (Maitreya) giảng về pháp Đại-thừa. Sau khi đó,
ngài lại thỉnh Bồ-Tát giáng xuống hạ giới, ngự tại một giảng đường thuộc nước
A-Du-Đà (Ayodhyà) miền Trung-Ấn. Trong khoảng thời gian bốn tháng, cứ về đêm
thì ngài nghe Bồ-Tát thuyết pháp, ban ngày lại đem những điều đã nghe được
tuyên giảng cho đại chúng. Và cũng trong vòng bốn tháng. Bồ-Tát Di-Lặc đã nói
xong năm bộ đại luận: Du-Già-Sư-Địa-Luận, Đại-Thừa-Trang-Nghiêm-Kinh-Luận,
Thập-Địa-Kinh-Luận, Trung-Biên-Phân-Biệt-Luận, Kim-Cang-Bát-Nhã-Luận.
Ngài Vô-Trước cũng có nhiều trứ
tác riêng, gây thành hệ thống Pháp-Tướng Duy-thức-học. Nơi trung tâm hoằng pháp
của ngài là hai nước A-Du-Đà và Ma-Kiệt-Đà. Ngài thọ được 75 tuổi.
4. Ngài Thế-Thân (Vasubandhu
Bà-Tu-Bàn-Đầu): Sanh sau Vô-Trước luận-sư độ hai mươi năm, Thế-Thân Bồ-Tát là
một bậc thông minh tài tuấn. Ngài xuất-gia theo Hữu-bộ, đến xứ Ca-Thất-Di-La
học giáo nghĩa Đại-Tỳ-Bà-Sa, rồi trở về bản quốc là nước Kiền-Đà-La thuộc miền
Bắc-Ấn, soạn ra bộ Câu-Xá-Luận. Lúc đầu ngài hết sức hoằng dương giáo lý
Tiểu-thừa, bài bác Đại-thừa. Sau nhờ anh là Vô-Trước điểm hóa, ngài được khai
ngộ, trở lại tuyên dương Đại-thừa Phật-giáo. Trước sau ngài trứ tác tất cả 500
bộ luận Tiểu-thừa và 500 bộ luận Đại-thừa. Căn cứ theo những bộ đã dịch sang
chữ Hán, ta có thể chia tư tưởng học thuật của ngài thành năm thời kỳ:
Tiểu-thừa Hữu-bộ, Đại-thừa Duy-thức, Kim-Cang-Bát-Nhã, Pháp-Hoa, Niết-Bàn và
Tha-Lực-Tịnh-Độ.
Sau các đại học giả: Mã-Minh,
Long-Thọ, Vô-Trước, ta có thể nói Thế-Thân luận-sư là một ngôi sao sáng chói
nhất trên nền trời Phật-học ở Ấn-Độ thời bấy giờ. Những đặc sắc của ngài cũng
đi song song với Bồ-Tát Long-Thọ. Nếu Bồ-Tát Long-Thọ là bậc hưng long Đại-thừa
Phật-giáo ở thời đầu, thì ngài là bậc trung hưng giáo pháp nầy ở thời giữa.
Bồ-Tát Long-Thọ hoằng truyền Phật-giáo ở Nam-Ấn, ngài thạnh truyền chánh-pháp ở
Bắc-Ấn. Bồ-Tát Long-Thọ kế thừa hệ thống giáo lý của Đại-Chúng-bộ, ngài kế thừa
hệ thống tông nghĩa của Thượng-Tọa-bộ. Bồ-Tát Long-Thọ xương minh tư tưởng
Chư-pháp-thật-tướng thuộc lập thuyết “Không”, ngài đề xướng tư tưởng
A-lại-da-duyên-khởi thuộc lập thuyết “Hữu”. Bồ-Tát Long-Thọ vang danh là
Thiên-bộ-luận-chủ, ngài cũng nổi danh là Thiên-bộ-luận-sư.
Qua thời gian du hóa đó đây,
cuối cùng Thế-Thân luận-sư trở về nhập diệt tại nước A-Du-Đà, hưởng thọ 80
tuổi.
Comments
Post a Comment