Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
231.
MẠ MẠ
麼麼
MAMA
Ngưỡng kỳ Phật lực gia hộ trì
Ngã sở tác pháp lệnh viên thành
Tảo chứng bất thoái thường tinh tấn
Tuyển Thánh bạt hiền tốc đề danh.
仰祈佛力加護持
我所作法令圓成
早證不退常精進
選聖拔賢速題名
We entreat the Buddhas to
use their power in aiding, protecting, ad supporting us,
Thereby enabling us to
perfectly accomplish the Dharma deeds we do.
May we swiftly reach the
level of non-retreat and continue to be vigorous.
In the process of
selecting sage and worthy ones, names may soon be announced.
We are praying that whatever Dharmas we practice will swiftly be perfected.
May whatever Dharmas we cultivate, such as the Shurangama Dharma of upholding the Shurangama Mantra, be carried to complete perfection.
Thập phương tịnh độ bảo liên đăng
Hoa khai Phật hiện viên giác quả
Nhậm vận lai vãng sát na trung.
ŌM! MẠ MẠ
Thanh-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Chuyên tụng một phẩm
Kinh
Một Chân-Ngôn, hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện
Thỏa mãn các mong cầu
Chỉ sợ người không tin
Hoặc tin mà không sâu
Lại ngại không thực hành
Hoặc hành không bền lâu
Hoặc tuy hành bền lâu
Không chí tâm khẩn cầu
Chí tâm là không vọng
Trì niệm quên thân tâm
Lặng lẽ dứt phân biệt
Không trong, ngoài, người, cảnh
Khi đi, đứng, thức, ngủ
Chẳng bỏ câu trì niệm
Lúc hưỡn, gấp, an, nguy
Cũng vững vàng trì niệm
Cho đến khi sắp chết
Vẫn như thế trì niệm
Ðắc, thất đều do đây
Cần chi hỏi tri thức
Không hành như trên đây
Phật cũng khó cứu vớt
Huống nữa là phàm Tăng
Giúp ích được gì đâu
Nhớ lời Cổ Ðức dạy:
“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau
Là hết lòng THÀNH KÍNH
Nhiệm mầu cực nhiệm mầu ”
Hãy ghi nhớ lời nầy
Lắng lòng suy gẫm sâu !
(THÀNH KÍNH là “NHẤT TÂM” tu “MỘT PHÁP” như chỉ
trì 1 thủ nhãn..., trong vòng 7, 21, 49…để khắc kỳ cầu chứng nghiệm.Tuy
nhiên, nếu thấy không làm được thì có thể kiêm tu hoặc “Niệm Phật và Trì Chú” ,
hoặc “Trì Chú và Tụng Kinh”… như dù “CHUYÊN TU” hay “KIÊM TU” , đều
tối trọng yếu là dùng “TÍN, NGUYỆN” để đem công hạnh tu
trì trong một đời hướng về cõi Tịnh-độ mà Qúy-vị ưa thích ĐƯỢC VÃNG
SANH.)
THẬP PHƯƠNG TAM-THẾ PHẬT
A-DI-ĐÀ ĐỆ NHỨT
CỬU PHẨM ĐỘ CHÚNG-SANH
OAI-ĐỨC VÔ CÙNG CỰC.
THẬP PHƯƠNG TAM-THẾ PHẬT
Trong khoảng không gian
vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta Bà của Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni
Phật mà chúng ta hiện ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta Bà ra còn có vô biên thế
giới khác. Phàm hễ có một thế giới thời có một
Đức Phật làm Giáo chủ, thế giới đã có vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương
(Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới) có vô
lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ vị
lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói : "Mười phương chư Phật ba đời".
A-DI-ĐÀ ĐỆ NHỨT
Trong vô lượng chư Phật
ở mười phương ba đời đó, suy ra thời "Đức Phật A Di Đà là bậc nhứt".
Về Phật quả thời Phật
đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện
toàn, công đức của chư Phật đã đồng sao lại nói Phật A Di Đà
là bậc nhứt ?. Đây nói bậc nhứt là cứ nơi ứng Hóa
thân của Phật mà so sánh thôi, chớ không phải nói đến Pháp thân và Báo thân, về
Pháp thân và Báo thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật
thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng Hóa thân là những thân vì chúng sanh
cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa
của chư Phật cũng tùy đó mà sai khác, lại sự sai khác đó cũng do vì bổn
nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ Tát không đồng nhau vậy.
Về sự thù thắng nơi ứng thân của Đức Phật A Di Đà lược kể về phần đại khái thời
có bốn điều :
I. – Quang minh thường chiếu suốt các cõi nước ở mười phương không bị che ngăn,
như trong Kinh A Di Đà nói : “Quang minh của Đức Phật đó vô
lượng, chiếu các cõi nước ở mười phương không bị chướng ngại nên hiệu A Di Đà”. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật
mà quang minh có hạn lượng, ít nhứt là chẳng soi suốt trăm nghìn ức na do tha
cõi nước của chư Phật, thời Ta nguyện không chứng quả Chánh giác”, (điều nguyện
thứ 12 trong 48 điều nguyện).
Còn quang minh nơi ứng thân của chư Phật, phần nhiều có hạn lượng, hoặc chiếu
một do tuần, 10 do tuần, 100, 1000,… do tuần, hoặc chiếu 1 thế giới, 10, 100,
1000,… thế giới. Như quang minh nơi ứng thân của Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ chiếu có 1 tầm !
Vì quang minh vô lượng nên Đức Phật A Di Đà có 12 biệt hiệu như trong Kinh Vô
Lượng Thọ: 1. Vô Lượng Quang. 2. Vô Biên Quang. 3. Vô Ngại Quang. 4. Vô Đối
Quang. 5. Viêm Vương Quang (có chỗ để Diệm Vương Quang). 6. Thanh Tịnh Quang.
7. Hoan Hỷ Quang. 8. Trí Huệ Quang. 9. Nan Tư Quang. 10. Bất Đoạn Quang. 11. Vô
Xứng Quang. 12. Siêu Nhựt Nguyệt Quang.
Do đây nên về quang minh thường nơi ứng thân, thời Đức A Di Đà được phần
thù thắng trong hàng chư Phật vậy.
II. - Thọ mạng ứng hiện ra đời của chư Phật phần nhiều đều có hạn lượng : hoặc
100 tuổi, 1.000 tuổi… hoặc 1 kiếp, 10 kiếp, 100 kiếp, 1.000 kiếp… như Đức Phật Thích Ca ở đời chỉ có 80 năm.
Còn về ứng thân của Đức Phật A Di Đà, thọ mạng vô lượng. Trong Kinh A Di Đà
nói: “Đức Phật đó sống lâu vô lượng vô biên vô số kiếp, nên
hiệu là A Di Đà”. Điều nguyện thứ 13 trong Kinh Vô Lượng
Thọ nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật mà thọ mạng có hạn lượng, ít nhứt
không được trăm nghìn ức na do tha kiếp đó, thời Ta nguyện không chứng quả
Chánh giác”. Nên Đức Phật A Di Đà cùng hiệu là Vô Lượng Thọ Phật.
Đây là thọ mạng của Đức Phật A Di Đà có phần thù thắng trong hàng chư Phật
vậy.
III.- Về phần đồng cư
nơi Cực Lạc, là cõi nước của Đức Phật A Di Đà
cực kỳ trang nghiêm, thuần vui thanh tịnh, tuyệt không có mảy may khổ não, như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà và Quán Vô Lượng Thọ
Kinh đã rộng thuật.
Lại trong bộ Yếu Giải nói: “Cực Lạc đồng cư, tứ độ viên dung: thọ lạc viên dung
– Ở nơi đồng cư độ (cõi phàm) mà viên kiến cả ba bộ trên (3 cõi Thánh : Phương
Tiện độ, Thật Báo độ, Thường Tịch Quang độ – cõi trước là cõi của Nhị thừa
Thánh nhơn, kế là cõi của đại Bồ Tát, sau rốt là cõi của Đức Phật).
Chứ so với các cõi khác, như Ta Bà chẳng hạn, nơi chúng ta đồng sống đây chính
là Đồng Cư độ của cõi Ta Bà vậy thời lại đủ thứ uế nhơ,
nào tam khổ, bát khổ, vô lượng đều khổ sở, ngũ trược… lại hạng phàm phu không thể dự phần nơi cảnh Thánh.
Đây là cõi Đức Phật A Di Đà, về phần Đồng Cư độ có phần đặc biệt trong các
cõi nước ở mười phương vậy.
IV. - Nhân dân trong nước của Đức Phật A Di Đà dầu là phàm, nhưng
cũng đều trụ bậc “Bất thối chuyển”, nghĩa là ở vào địa vị thẳng mải đến thành Phật, không còn
ngưng trệ lui sụt. Nói chi các bậc Thánh ! Trong hàng Thánh của nước Cực Lạc,
cứ về bậc “Nhất sanh bổ xứ Đồ Tát” như ngài Quán Âm, Thế Chí, hay như là Di
Lặc, số nhiều vô hạn, huống là bậc Thập địa, Địa tiền cùng Thanh Văn Duyên Giác
! -Trong Kinh A Di Đà nói : “Nơi nước Cực Lạc, chúng sanh nào sanh về đó đều là
bậc Bất thối chuyển. A La Hán và Bồ Tát đều đồng vô lượng vô biên, không thể
tính đếm mà biết được, chỉ có thể gượng nói vô lượng vô biên vô số thôi”.
Bậc Thánh trong cõi khác hoặc là có số hạn, như cõi Ta Bà có 62 ức hằng hà sa
vị Bồ Tát..
Lại nhân dân nơi Cực Lạc tuổi thọ đồng với Phật, nghĩa là vô lượng, như Kinh A
Di Đà nói : “Thọ mạng của Đức Phật đó và thọ
mạng của nhân dân của Ngài, vô lượng, vô biên, vô số kiếp”.
Đấy là nhân dân, La Hán, Bồ Tát của Đức Phật A Di Đà có phần đặc thắng
trong các cõi nước mười phương vậy.
Vì những phần đặc thắng trên đây, nên trong văn nói : “Mười phương chư Phật ba đời, Di Đà bậc nhứt”.
Đối với chúng sanh, Đức
Phật A Di Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhứt là đã
nêu bày trong 48 điều nguyện của Ngài: những nguyện độ khắp Thánh phàm trong
mười phương ! Lại trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có câu: “Phật-tâm đó là lòng đại
từ bi vậy dùng Vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh”.
Kinh lại nói : “Đức Vô
Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều cố 84.000 tùy hình hảo,
trong mỗi hình hảo lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi nước
ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ”.
Đức Phật A Di Đà có lòng từ, nguyện lớn, phóng quang minh tiếp độ chúng sanh
không lìa bỏ, nên trong văn nói: “Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh”.
CỬU PHẨM ĐỘ CHÚNG-SANH
Do nguyện lực của Đức
Phật A Di Đà, nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của Ngài đều từ trong
hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà
cho thân hình. Đó gọi là “Liên hoa thanh tịnh hóa sanh”, cũng có câu “Liên hoa
vi phụ mẫu”. Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều
ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái
chia làm 9 phẩm:
1. Thượng phẩm thượng
sanh.
2. Thượng phẩm trung
sanh.
3. Thượng phẩm hạ sanh.
(Ba phẩm này thuộc bậc Đại thừa Bồ Tát)
4. Trung phẩm thượng
sanh.
5. Trung phẩm trung sanh.
(2 phẩm đây thuộc hàng Nhị thừa Thánh nhơn)
6. Trung phẩm hạ sanh.
(1 phẩm đây thuộc hàng có công đức lành ở đời)
7. Hạ phẩm thượng
sanh.
8. Hạ phẩm trung sanh.
9. Hạ phẩm hạ sanh.
(3 phẩm này thuộc về hạng người tạo ác nghiệp)
Cứ nơi chín phẩm trên
đây, thời thấy rằng từ bậc Đại thừa Bồ Tát, Nhị thừa Thánh nhơn, người lành tốt
trong đời cho đến kẻ tạo ác nghiệp, phạm ngũ nghịch thập ác v.v… mà có gia công
niệm Phật, thời đều được vãng sanh về cõi Cực Lạc cả.
(Trừ người hủy báng Tam Bảo)
Đức Phật A Di Đà sẵn đức từ bi nguyện lực, dùng chín phẩm liên hoa báu để chờ
tiếp dẫn chúng sanh nào muốn sanh về nước của Ngài; nên trong văn nói : “Sen vàng chín phẩm sẵn dành”.
OAI-ĐỨC VÔ CÙNG CỰC
Oai lực linh thông của
Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng
sanh khắp mười phương, đó là “oai lực”. Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an
ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để
tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Đây là “linh thông”
Tâm của Phật không phút nào quên chúng sanh, như cha mẹ hiền nhớ còn thương
con. Lại không công đức nào mà Phật không hoàn mãn đây là “đức lành”. Như Kinh A Di Đà nói:
“Nếu có người thiện nam,
người thiện nữ nghe nói đến Đức Phật. A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai
ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày,
chấp trì danh hiệu nhứt tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, Đức Phật A
Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người lúc chết tâm hồn không điên
đảo, liền đặng vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”.
Kinh Lăng Nghiêm có câu
: “Các Đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ cọn”. Lại
có câu : “Người nào niệm danh hiệu Phật,
thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho các sự tai vạ tà ma, quỷ
quái không đến gần được”.
Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức dày của Phật lại vô cực nên văn nói: “Oai linh đức cả đã dành vô biên”.
Từ đây nhẫn lên là giải một đoạn 4 câu kệ về phần tán thán công đức của
Phật:
Mười phương chư Phật ba đời.
Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh.
Sen vàng chín phẩm sẵn dành.
Oai linh đức cả đã dành vô biên.
HÂN TỊNH TỲ KHEO
Cẩn Chí
(Trừ người hủy báng Tam Bảo)
KINH-VĂN:
Hạ
phẩm hạ sanh là thế nào? Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ
các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo,
trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp
thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng
niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh
để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Thấy thế, thiện hữu lại bảo: "Nếu
ông không thể tưởng đức Phật kia thì nên chí thành xưng "Nam Mô A Di Đà Phật"
tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm". Hành giả vâng lời. Và do
nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp
sanh tử. Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện
ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Như
thế mãn mười hai đại kiếp hoa sen mới nở. Khi hoa nở, hai vị Ðại Sĩ Quán Thế
Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng đại bi vì hành giả nói rộng về Thật Tướng của các
pháp và cách trừ diệt tội chướng. Đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp, liền
phát lòng Vô Thượng Bồ Ðề. Đây là cảnh hạ phẩm hạ sanh.
Môn
tưởng trên gọi là hạ bối vãng sanh, thuộc về pháp quán thứ mười sáu.
SỚ-GIẢI :
Tội
ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá sự hòa hợp của chư Tăng,
và làm cho thân Phật ra máu. Vì năm tội này trái ân phụ đức, nên gọi là
"nghịch." “Thập ác” là ba nghiệp dữ của thân, bốn nghiệp dữ của
miệng, và ba nghiệp dữ của ý; tất cả ác nghiệp đều nhiếp về mười điều này.
"Mười niệm" ước về số ít là mười câu, nhiều là mười hơi.
Hỏi:
Theo kinh Vô Lượng Thọ, đoạn bốn mươi tám điều đại nguyện, có câu "duy trừ
những người tạo ngũ nghịch và báng chánh pháp, ngoài ra đều được vãng
sanh." Nay trong chương hạ phẩm hạ sanh của Quán kinh đây lại nhiếp thủ
người tạo ngũ nghịch, không thâu kẻ báng chánh pháp là ý thế nào?
Đáp:
Việc ấy nên hiểu theo nghĩa Ức Chỉ Môn, tức là lời nói ngăn đón trong Phật
pháp. Bởi người đã tạo tội ngũ nghịch tất nghiệp chướng rất nặng nề, khó hồi
tâm hướng về Chánh Pháp, nên đức Như Lai mới nói lời rào đón trước, để cho kẻ
ấy được dễ dàng trong sự vãng sanh. Nếu người tạo ngũ nghịch, thập ác mà biết
hồi tâm niệm Phật, tất đức Phật sẵn sàng tiếp dẫn. Chư Phật lòng từ vi vô
lượng, đối với kẻ lỗi lầm biết quay đầu về hướng thiện, lẽ nào lại không tiếp độ?
Cho nên Quán Kinh nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch là bởi ý đó.
Trong
kinh đây không nói đến kẻ báng pháp là bởi nếu đã tạo tội nặng mà biết tin
tưởng Chánh Pháp thì còn có thể hóa độ, bằng trái lại thì dù có khuyên bảo chỉ
e luống vô công. Tuy nhiên, nếu có người trước kia không tin tưởng, thường phỉ
báng Chánh Pháp sau bị tai nạn, hay thấy ác tướng, hoặc gặp duyên sự gì, biết
thức tỉnh trở lại nẻo chánh chơn thì chư Phật với tâm bình đẳng từ bi vẫn sẵn
sàng tiếp độ. Vì thế, kinh Quán Phật Tam Muội nói: "Nếu trong hàng tứ
chúng có kẻ báng kinh Ðại Thừa, tạo tội ngũ nghịch, phạm bốn trọng giới, mà
biết chí tâm hệ niệm quán tưởng một tướng hảo của Phật trong một ngày đêm thì
các tội chướng thảy đều tiêu diệt." Thế thì những kẻ báng Chánh Pháp nếu
có thể hồi tâm, tất đều vãng sanh chớ chẳng phải là không được thâu nhiếp đâu!
Nhưng
người báng Chánh Pháp dù được vãng sanh, phải ở trong hoa sen trải qua nhiều
kiếp. Trong thời gian lâu xa ấy, đương nhơn tuy hưởng sự vui như Tam Thiền,
song còn ba điều chướng là: không được thấy Phật và Thánh Chúng, không được
nghe Chánh Pháp, không được thừa sự cúng dường các đức Thế Tôn. Tuy thế, cũng
còn hơn là kẻ không hồi tâm để bị đọa vào địa ngục A Tỳ!
Về
hạ phẩm vãng sanh đến đây đã xong.
Có
lời khen rằng:
Hạ
bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ
nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá
giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không
tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm
chung tướng khổ hội như mây,
Ưng
đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện
hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Mi
Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười
niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân
hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười
hai đại kiếp hoa sen nở
Đại
nguyện theo với tiếng đại bi.
KINH-VĂN:
Khi
đức Thế Tôn nói lời ấy rồi, Vi Đề Hy phu nhơn cùng năm trăm thị nữ liền thấy
tướng rộng dài của thế giới Cực Lạc, sắc thân của Phật A Di Đà và hai vị Bồ
Tát. Tất cả đều sanh lòng vui mừng, khen là việc chưa từng có. Phu nhơn hoát
nhiên đại ngộ, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm A Nậu Đa La
Tam Miệu Tam Bồ Đề, nguyện sanh về Cực Lạc. Đức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đều
được vãng sanh và sau khi sanh về Tịnh Ðộ đều chứng Chư Phật Hiện Tiền tam
muội.
SỚ-GIẢI :
Vô
lượng chư thiên phát tâm vô thượng Bồ Ðề.
Trước
chỉ nói bà Vi Đề Hy thấy cõi Cực Lạc, nay lại thuyết minh năm trăm thị nữ đều
thấy, đây là mật ý chỉ cho phu nhơn và năm trăm thị nữ đều có nhơn duyên với
miền An Dưỡng.
Hỏi:
Luận Vãng Sanh nói:
"Người
nữ, kẻ căn thiếu;
Nhị
thừa chủng không sanh".
Như
thế tại sao trong kinh này Phật lại ấn hứa cho người nữ được vãng sanh?
Đáp:
Đó là ý nói ở Cực Lạc không có người nữ cùng kẻ sáu căn không đủ, chứ chẳng
phải nữ nhơn và kẻ thiếu căn niệm Phật không được vãng sanh đâu! Còn "Nhị
Thừa chủng" là chỉ cho hàng định tánh Thanh Văn lấy quả Vô Dư Niết Bàn làm
cứu cánh, không tin có cõi Cực Lạc. Nếu những vị này hướng về Ðại Thừa, phát
tâm niệm Phật tất đều được vãng sanh.
Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ Sao
Ðời Lưu Tống ngài Cương
Lương Gia Xá dịch
Việt dịch: Hòa Thượng
Thích Thiền Tâm
Một câu
A Di Đà
Chứng ba ngôi Bất thối
Chỉ trong một đời này
Được bổ lên Phật vị
LƯỢC GIẢI:
Ba ngôi Bất Thối Chuyển là: Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, và
Niệm Bất Thối.
Cứ theo Thiên Thai Giáo, chứng được đệ nhất bất thối tâm trụ, mới lên ngôi Vị Bất Thối. Chứng Thập Hồi Hướng, lên ngôi Hạnh Bất Thối. Và chứng Sơ Ðịa mới vào ngôi Niệm Bất Thối.
Nhưng ước theo đường lối phổ thông của Ðại Thừa giáo thì phá được kiến tư hoặc mới lên ngôi Vị Bất Thối. Phục đoạn trần sa hoặc, lên ngôi Hạnh Bất Thối. Và tiến phá vô minh hoặc, mới vào ngôi Niệm Bất Thối.
Như thế chứng được ba ngôi bất thối thật không phải dễ! Theo các giáo môn khác, tất phải tu tập trải a tăng kỳ số kiếp mới chứng nhập được. Với pháp môn Tịnh Ðộ, khi được vãng sanh kể như vĩnh viễn không còn bị thối chuyển nữa. Ðiều này, theo kinh giáo, gọi là Xứ Bất Thối.
Từ Xứ Bất Thối, địa vị tam
bất thối là cầm chắc trong tay, lần lượt sẽ tiến lên Phật qủa. Cho nên kinh Di
Ðà nói: “Là bậc A Bệ Bạt Trí (Bất thối
chuyển)". Chư thiện nhơn ở Cực Lạc sống lâu vô lượng vô biên a tăng
kỳ kiếp, chỉ trong một kiếp sanh về nơi đó đã dư thời gian chứng lên ngôi Nhứt
Sanh Bổ Xứ, được bổ vào Phật vị rồi.
Comments
Post a Comment