Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
252. RA XOA TƯ YẾT RA HA
囉叉私揭囉訶
RAKSASA GRAHĀ
Tốc
tật khả uý La Sát quỷ
Thủ
cung phụ nữ bảo kiên trinh
Diệt
trừ nhất thiết phi mạng nạn
Viễn
ly hiểm đạo miễn lôi truy.
速疾可畏羅剎鬼
守宮婦女保堅貞
滅除一切非命難
遠離險道免雷追
Speedy
and terrifying rakshasa ghosts
Guard
the ladies-in-waiting and protect their chastity.
They
eradicate all life-threatening disasters,
So one escapes perilous paths and is not struck by lightning.
ŌM! RA XOA TƯ YẾT RA HA
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm
Hán dịch: Dao Tần, Tam Tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.
Giảng Thuật: Hòa Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành.
Kinh văn:
"Hoặc cõi nước tam thiên đại thiên đầy dẫy cả Dạ-xoa,
La-sát muốn đến hại người, nghe có người xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế
Âm, thì những ác quỷ ấy còn không dám lấy mắt dữ tợn để nhìn huống chi là gia
hại. Giả sử lại có người, hoặc có tội hoặc không tội, bị gông cùm xiềng xích
trói buộc thân mình, nếu xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm thì xiềng xích
đứt hết, liền được giải thoát".
Ðoạn kinh này nói về việc giải trừ nạn quỷ Dạ-xoa, La-sát và nạn
gông cùm xiềng xích. "Hoặc cõi nước tam thiên đại thiên". Sao
gọi là cõi nước tam thiên đại thiên ? Nhân vì ba "thiên" (ngàn) nên
gọi là cõi nước tam thiên đại thiên. Thế giới chúng ta ở đây gồm có một mặt
trời, một mặt trăng, một núi Tu Di, một tứ thiên hạ. Một tứ thiên hạ gồm bốn
châu lớn : Nam Thiệm Bộ châu, Bắc Câu Lô châu, Tây Ngưu Hóa châu và Ðông Thắng
Thần châu. Bốn bộ châu lớn này thành một tứ thiên hạ. "Một" đây là
chỉ cho một núi Tu Di, một mặt trời, một mặt trăng và bốn châu. Một ngàn núi Tu
Di, một ngàn mặt trời mặt trăng, một cái tứ thiên hạ, gọi là một tiểu thiên thế
giới; một ngàn tiểu thiên thế giới thành một trung thiên thế giới; một ngàn
trung thiên thế giới mới tính là một đại thiên thế giới. Vì có ba chữ ngàn nên
gọi là Tam thiên đại thiên thế giới.
"Ðầy dẫy cả Dạ-xoa La sát" : Ở trong Tam thiên đại thiên thế giới đầy dẫy cả quỷ Dạ-xoa.
Quỷ Dạ-xoa có những loại : Phi hành dạ-xoa, Ðịa hành dạ-xoa và Không hành
dạ-xoa. Loại quỷ này chạy đi rất nhanh, hỏa tiễn bây giờ cũng chạy không kịp
tốc độ của nó, vì thế nó còn có tên là Tốc tật quỷ hay Tiệp tật quỷ. La-sát là
quỷ ăn tinh khí, nó chuyên môn ăn tinh khí của người. "Muốn đến hại
người": Loại quỷ Dạ-xoa, La-sát này chuyên môn hại
người, đến đâu cũng tìm cách quấy rầy người. Như bạn muốn phát tâm Bồ-đề, chúng
nhất định không bao giờ thích, chúng cố ý gây rắc rối cho bạn,và nghĩ ra mọi
cách ngăn cản khiến bạn không thể tu hành được rồi thối thất đạo tâm. Từ trước
quý vị đã phát tâm Bồ-đề một cách mạnh mẽ, nhưng nó lại lẻn vào thân tâm quý vị
làm cho quý vị tự nhiên khởi lên vọng tưởng: "Tu hành làm chi ! Học Phật
pháp để làm gì ! Thôi đừng nên học Phật pháp nữa ! Ði chỗ khác chơi, mọi việc
đều tự do theo ý mình, thích nhảy đầm thì nhảy, thích nghe âm nhạc thì nghe.
Còn học Phật ư ! Cái này không được làm, cái kia không được làm, có biết bao cái
không được làm! Lại không được xem hát, không được uống rượu, không được hút
thuốc nữa, cả khối việc phải kiêng cử ! Phật pháp quả là càng học càng rắc rối
!" Ai có ý nghĩ đó thì là quỷ Dạ-xoa, La-sát đến xúi bẫy đó. Có người muốn
xuất gia làm hòa thượng. Nó xui vị ấy nghĩ : "A, làm hòa thượng cực lắm !
Cả ngày làm việc quần quật, lại ăn không ngon, mặc không đẹp, cực khổ quá mức !
Ði tu để làm gì ?" Nghĩ thế rồi thối tâm đi. Lại có vị muốn làm
Tỳ-kheo-ni, quỷ Dạ-xoa, La-sát sẽ đến giục vị ấy nghĩ: "Ối chào ! Nên đi
lấy chồng đi ! Lấy chồng mỗi ngày có chồng bầu bạn, vừa lòng thích ý hơn".
Làm cho quý vị đừng phát tâm Bồ-đề nữa, chính là công việc của quỷ Dạ-xoa
La-sát đấy. Chúng chuyên môn làm tổn hại đạo tâm Bồ-đề, phá hoại việc tu hành
của người. Vì thế nói : "Muốn đến hại người".
"Nghe người xưng niệm danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế
Âm". Cho dù có rất nhiều quỷ Dạ-xoa La-sát muốn đến làm hại, gây
phiền phức cho người. Nhưng một khi chúng nghe quý vị niệm "Nam mô Quán
Thế Âm Bồ-tát" thì "những ác quỷ ấy còn không dám lấy mắt dữ tợn để nhìn". Một
khi quý vị niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, tự nhiên hào quang tỏa sáng, bọn quỷ ấy
muốn nhìn quý vị cũng không nhìn thấy được. Vì chúng thấy quý vị có ánh sáng
chói lòa như đèn điện, mở mắt không ra. Cho nên nói là : "Còn không thể
lấy mắt dữ tợn để nhìn". - "Huống là gia hại" : Cả đến mắt cũng
không thể mở thì làm sao gia hại được ? Tự nhiên nó phải chạy xa thôi. Vì thế
quý vị phải luôn luôn niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm thì mới được Ngài bảo
hộ cho.
"Giả sử lại có người", là giả sử còn có một người. "Hoặc có tội hoặc không tội" :
Không luận là có tội hay không. "Bị gông cùm xiềng xích trói buộc thân mình" :
Người có tội tất nhiên bị chính phủ bắt giư,õ bị còng tay, mang gông, đóng
trăn. Người "có tội" là chỉ người phạm tội,; còn người "không
tội" là chỉ người bị oan uổng, bị vu cáo, bản thân không phạm phải tội
lỗi, nhưng bị chính phủ bắt giữ cầm tù trong ngục, tay mang còng, chân mang
gông. Gông cùm xiềng xích là những hình cụ xử phạt mà tội nhân phải mang, nó
dùng để trói buộc người. "Nếu xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm" :
Nếu ngay lúc đó người ấy có thể xưng niệm "Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm
Bồ-tát". "Thì
thảy đều đứt lìa" : Những thứ hình cụ gông cùm xiềng
xích này bèn tự nhiên bị gãy đứt. "Liền được giải thoát" : Tức thời được
giải thoát tự do ngay vì còng tự động đứt, gông tự nhiên mở. Nói tóm lại, bất
cứ hình cụ nào đang ở trên thân đều tự nhiên rơi rụng xuống. Việc này tôi đã
chứng kiến rất nhiều. Có lần đó, tôi ở chùa Nam Hoa, vào thời kỳ Nhật Bản xâm
lược Trung Quốc, tôi gặp một vị Sư bị quân Nhật bắt giam vào ngục, tay chân đều
bị xiềng xích cả. Vị Sư ấy ở trong ngục suốt ngày đều niệm danh hiệu Bồ-tát
Quán Thế Âm liên miên không dứt. Vào một buổi chiều, bỗng nhiên những gông cùm
trên thân Sư đều bị gãy đứt, cửa ngục cũng tự động mở ra nên trốn thoát được.
"Nếu trong cõi nước tam thiên đại thiên đầy cả oán tặc,
có một vị thương chủ dẫn các lái buôn mang theo hàng quý báu đi qua đường hiểm
trở. Trong đó có một người xướng rằng : Này các người, chớ có sợ hãi ! Các
người hãy nhất tâm xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm đi. Vị Bồ-tát ấy hay
ban cho chúng sanh niềm không lo sợ. Các người nếu xưng danh hiệu Ngài thì sẽ
thoát khỏi các oán tặc này. Mọi người nghe nói đều cất tiếng niệm : ỔNam mô
Quán Thế Âm Bồ-tátỖ. Do nhờ xưng niệm danh hiệu mà được giải thoát".
"Nếu trong cõi nước tam thiên đại thiên" : Giả sử trong cõi nước của tam thiên đại thiên này. "Ðầy cả oán
tặc" : Bất cứ chỗ nào trong cõi nước tam thiên đại
thiên này đều có oán tặc. Oán tặc là ngày xưa họ có oan trái với quý vị nên đời
này làm giặc để cướp của cải quý vị. "Có một vị thương chủ dẫn các lái buôn mang
theo hàng hóa đi qua đường hiểm trở" : Có một người
buôn bán dẫn theo rất nhiều người lái buôn, lại có mang theo rất nhiều bảo vật
giá trị phi thường, đi qua một nơi có nhiều giặc cướp thổ phỉ. "Trong đó có
một người xướng lên rằng: 'Này các người, chớ sợ hãi! Các người hãy nhất tâm
xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm đi. Vị Bồ-tát ấy hay ban cho chúng sanh
niềm không lo sợ. Các người nếu xưng danh hiệu Ngài thì sẽ thoát khỏi các oán
tặc này'": Nhưng trong số những người lái buôn đó có
một người đề nghị với mọi người như thế này : "Thưa quý ông, quý anh em,
quý bạn ! Các người đừng nên sợ hãi. Mọi người chúng ta nên nhất tâm chuyên
niệm 'Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát' đi, vì vị Bồ-tát này hay dùng tinh thần vô úy
bảo hộ cho tất cả chúng sanh. Hiện tại mọi người chúng ta nếu hay niệm danh
hiệu Ngài thì hiện tại chúng ta gặp bọn oán tặc, chúng ta tự nhiên được thoát
nạn mà không phải bị thổ phỉ cướp giựt hay giết hại". "Mọi người
nghe nói đều cất tiếng niệm : 'Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát'. Do nhờ xưng niệm
danh hiệu mà được giải thoát" : Những người lái buôn
kia nghe nói rồi đều đồng loạt cất tiếng niệm : "Nam mô Quán Thế Âm
Bồ-tát". Nhờ niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm mà được thoát khỏi nạn oán
tặc, không bị thổ phỉ cướp giựt. Nhơn vì có sự linh cảm không thể nghĩ bàn ấy
nên mỗi người đều phải thành tâm thật ý xưng niệm danh hiệu Ngài, chớ có hoài
nghi.
"Này Vô Tận Ý ! Ðại Bồ-tát Quán Thế Âm có sức oai thần
cao vọi như thế".
Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni sau khi giảng giải lý lẽ như trên xong,
lại gọi tiếp : "Này Vô Tận Ý ! Sức oai thần của Bồ-tát Quán Thế Âm thật là
rộng lớn cao cả !" Nói mãi không rồi, giảng hoài không hết.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói
pháp.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các
cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán
Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở
trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài
là vị "Thí
Vô Úy".
GIỚI SÁT
"A-nan, lại các chúng-sinh lục-đạo trong các thế-giới, nếu cái tâm không sát, thì không theo dòng sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội, cốt ra khỏi trần-lao, nếu không trừ lòng sát, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng sát, thì chắc phải lạc vào thần-đạo; người bậc trên thì thành đại-lực-quỷ, người bậc giữa thì thành phi-hành-dạ-xoa và các loài quỷ-soái, người bậc dưới thì thành địa-hành la-sát, các loài quỷ-thần kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng. Sau khi tôi diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều quỷ-thần nầy sôi-nổi trong thế-gian, tự nói rằng ăn thịt, được đạo Bồ-đề. A-nan, tôi khiến hàng tỷ-khưu ăn năm thứ tịnh-nhục, thịt kia đều do thần-lực tôi hóa-sinh ra, vốn không có mạng-căn. Xứ Bà-la-môn các ông, đất-đai phần nhiều nóng-ướt, lại thêm cát đá, rau-cỏ không sinh được; tôi dùng sức đại-bi gia-bị, nhân sức đại-từ-bi, giả gọi là thịt và các ông cũng nhận được cái vị như thịt; làm sao, sau khi Như-lai diệt-độ, người ăn thịt chúng-sinh, lại gọi là Phật-tử! Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai-ngộ, giống như Tam-ma-đề, đều là loài la-sát, quả-báo hết rồi, phải chìm-đắm trong bể khổ, không phải đệ-tử Phật. Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao, lại được ra khỏi ba cõi. Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, thứ nữa, phải đoạn lòng sát. Ấy gọi là lời dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ hai của các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn.
Vậy nên A-nan, nếu không đoạn lòng sát mà tu thiền-định, thì cũng ví-như có người tự bịt lỗ tai, cất tiếng kêu to mà trông-mong người khác không nghe; bọn này gọi là muốn giấu thì càng lộ. Hàng tỷ-khưu thanh-tịnh và các vị Bồ-tát đi trong đường rẽ, không dẫm cỏ non, huống nữa là lấy tay nhổ cỏ; làm sao đức Đại-bi, lại lấy máu thịt của các chúng-sinh, mà làm đồ-ăn?
Nếu các hàng tỷ-khưu không mặc những đồ tơ-lụa, là-lượt phương Đông và không dùng những giày-dép, áo-cừu, áo-len hay các thứ sữa, phó-mát, đề-hồ, thì những tỷ-khưu như thế, đối với thế-gian, thật là giải-thoát, trả hết nợ cũ xong, thì không vào trong ba cõi nữa, vì cớ sao? Dùng những bộ-phận thân-thể chúng-sinh, thì đều bị ảnh-hưởng chúng-sinh, cũng như con người ăn giống bách-cốc trong đất, thì chân không rời khỏi đất. Quyết phải khiến cho thân tâm, đối với thân-thể hay bộ-phận thân-thể của chúng-sinh, đều không mặc, không ăn, thì những người như thế, tôi mới gọi thật là giải-thoát. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần."
Comments
Post a Comment