Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
233. RA XÀ BÀ DẠ
囉闍婆夜
Trừ diệt nhất thiết vương nạn khổ
Cứu trợ sở hữu chúng cô độc
Tối thắng tôn thượng năng lợi lạc
Khả uý tiêu tai tăng huệ phước.
除滅一切王難苦
救助所有眾孤獨
最勝尊上能利樂
可畏消災增慧福
This line resolves all
sorts of problems with the law.
It also aids lonely
elders and orphaned children.
The most supreme honored
one brings benefit and joy,
Inspires awe, dispels
disasters, and augments wisdom and blessings.
ŌM! RA XÀ BÀ DẠ.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
The difficulty of stocks and chains
Sutra:
“If a person, whether guilty or not, who has been put in stocks or bound with chains calls out the name of Guanshiyin Bodhisattva, his fetters will break apart and he will immediately be freed.”
Commentary:
If a person, whether guilty or not, who has been put in stocks or bound with chains calls out the name of Guanshiyin Bodhisattva, his fetters will break apart. This is the difficulty of stocks and chains. A person gets arrested and locked up; perhaps he is guilty or perhaps it is a case of mistaken identity or a frame-up. In any case, he is locked up. However, if he can recite "Homage to the Greatly Compassionate Guanshiyin Bodhisattva," very sincerely, the fetters will fall off. And he will immediately be freed. I have seen many such responses.
At Nanhua Monastery, there was a monk called Ti Hui. He was captured by the Japanese and locked up in jail, wearing handcuffs and chains. In jail, he recited Guanshiyin Bodhisattva's name all day long. Then one night, all of a sudden, all the chains and handcuffs fell off. The door opened up by itself, and he ran away. There are many, many other such incidents. And so I know this is really true.
Tất Ra Tăng A Mục Khê Da [64]
BỔN-THÂN NGÀI DƯỢC-VƯƠNG BỒ-TÁT
Hóa hiện Dược Vương đại bồ tát
Trừ “ÔN” diệt “DỊCH” cứu hằng sa
Phổ lịnh hữu tình ly tật khổ
Cam lộ biến sái hàm thức nha.
Hàm oan linh ngữ lý nan thân
Nhược dục thoát ly luy tiết khổ
Thả tu phủ việt thủ an thân
Nếu có vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hay Đồng-nam, Đồng-nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm Từ-bi đối với Chúng-sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:
1) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau biết Tất-cả pháp.
2) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm được mắt Trí-huệ.
3) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau độ các Chúng-sanh.
4) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm được Phương-tiện khéo.
5) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau lên thuyền Bát-nhã.
6) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm Được-qua biển khổ.
7) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau được Giới-định-đạo.
8) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết-bàn.
9) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau về nhà Vô-vi.
10) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm Đồng-thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi Địa-ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài Ngạ-quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu-la,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các Súc-sanh,
Súc sanh tự được Trí-huệ lớn.
Nam-mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát
Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà-Ra-Ni
(1 lần)
Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát
( 10 lần)
( Niệm “ NAM MÔ
ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” ít nhứt 10 lần trở lên, để y
theo hạnh đại-bi của ngài mà tu hành theo.)
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1
Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bát ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, án7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.
Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha. Án18, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu- lô cu-lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.
Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắt ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.
Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67. Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.
Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.
Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.
Án tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta bà ha84.
(Tụng
mỗi ngày ít nhất là 5 LẦN CHÚ ĐẠI-BI trở lên )
Hàng phục chúng ma trấn tam thiên
Khảo tà quy chánh tu thiện pháp
Ma ha bát nhã nan ngôn tuyên.
( Tụng
mỗi ngày ít nhất là 5 LẦN THỦ NHÃN trở lên
như trì
“Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn
Pháp” chẳng hạn.)
ĐẠI-BI SÁM PHÁP
Chí tâm sám-hối:
Đệ tử... cùng
pháp-giới chúng-sanh, hiện-tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có
sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh chư Phật, dưới đồng muôn loài. Bởi niệm
vô-minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong
pháp bình- đẳng, sanh trưởng ngã nhơn. Lại do ái-kiến làm gốc, thân miệng làm
duyên, trong nẻo luân-hồi, gây nên đủ tội: thập-ác, ngũ-nghịch, báng pháp, báng
người, phá giới phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng-kỳ, bức người
tịnh-hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó
bề sám hối. Những tội như thế, không lường không ngằn, khi bỏ báo thân,
phải đọa tam-đồ, chịu vô-lượng khổ.
Lại trong đời này, do túc, hiện nghiệp, hoặc bị
các nghiệp: lửa phiền thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, duyên ngoài lôi
cuốn, tà ma quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nỗi tiến tu.
May gặp thần-chú
Viên-Mãn Đại-Bi có thể mau trừ, những tội như thế,
cho nên nay con, hết lòng tụng-trì, con nguyện nương về, Quán-Âm Bồ Tát, cùng
Phật 10 phương, phát lòng Bồ-Đề, tu hạnh chân-ngôn, cùng với
chúng-sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám-hối, nguyện đều tiêu trừ.
Nguyện đấng Đại-bi,
Quán-âm Bồ-tát, ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho chúng con,
duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình, người, hạnh nguyện, cùng
được viên thành, mở tánh bản-tri, dẹp trừ ma-ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu
nhân Tịnh-độ.
Nguyện cho chúng con,
khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về, thế giới
Cực-Lạc của Phật Di-Đà, rồi được thừa sự, Đại-bi Quán âm, đủ các tổng-trì, rộng
độ quần phẩm, đồng thoát khổ-luân, đều thành Phật-đạo.
Đệ-tử
sám-hối phát nguyện rồi, xin quy mạng đảnh lễ Tam-bảo
(lễ 1
lạy, rồi tiếp qua niệm Phật, hồi hướng)
Con nguyện lâm chung không chướng
ngại.
A-Di-Đà đến rước từ xa.
Quán-Âm cam lồ rưới nơi đầu.
Thế-Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát-na lìa ngũ-trược.
Khoảng tay co duỗi đến liên-trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ-Tôn.
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền ngộ Vô-Sanh-Nhẫn.
Không rời An Dưỡng lại Ta-Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần-lao làm Phật-sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành-tựu.
Nam-mô Tây-phương
Cực-Lạc thế-giới,
đại-từ, đại-bi tiếp dẫn
đạo sư
A-DI-ĐÀ-PHẬT.
(1 lần)
Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu
trở lên)
( Lại CHUYÊN
NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong
một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu
“NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng
của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà
bàn luận biết được. Cho
nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Tuy nhiên, nếu qúi vị
thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”,
chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn' Thứ Hai Mươi Lăm
Lúc bấy giờ ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát:
"Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đưọc giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từnh khúc, người ấy được thoát khỏị.
Nếu quỉ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này".
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!", vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.
Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
DIỆU-ÂM QUÁN-THẾ ÂM BỒ-TÁT, QUÁN-SÁT THEO ÂM-THANH MÀ HIỆN 19 LOẠI THÂN THUYẾT PHÁP, ĐỂ CỨU KHỔ CỨU NẠN, CHO CHÚNG-SANH TRONG 10 PHƯƠNG PHÁP GIỚI, NẾU CHÚNG SANH NÀO, THƯỜNG CUNG KÍNH TRÌ NIỆM DANH HIỆU “NAM MÔ ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” . THÌ SẼ THOÁT 7 NẠN, TRỪ ĐƯỢC 3 ĐỘC VÀ TOẠI NGUYỆN 2 ĐIỀU MONG CẦU.
THOÁT 7 NẠN LÀ:
1) LỬA CHÁY
2) NƯỚC TRÔI
3) GÍO BÃO
4) DAO GẬY
5) DẠ-XOA cùng LA-SÁT
6) GÔNG CÙM XIỀNG XÍCH TRÓI BUỘC NƠI THÂN
7) OÁN TẶC
GIẢI TRỪ 3 ĐỘC LÀ:
1) LÌA LÒNG THAM DÂM, Ý DỤC
2) LÌA LÒNG GIẬN HỜN
3) LÌA LÒNG NGU-SI
TOẠI 2 ĐIỀU MONG CẦU LÀ:
1) CẦU CON TRAI “PHƯỚC-ĐỨC TRÍ-HUỆ”
2) CẦU CON GÁI CÓ TƯỚNG “XINH ĐẸP ĐOAN CHÁNH”
19 LOẠI HIỆN THÂN THUYẾT PHÁP,
VANG DỘI KHẮP 10 PHƯƠNG,
CỦA “DIỆU-ÂM QUÁN-THẾ-ÂM BỒ TÁT”.
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào?"
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật [1] được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác [2] được độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn [3] được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương [4] được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðế Thích [5] được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên [6] được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên [8] được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân [8] được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn [9] được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương [10] được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả [11] được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ [12] được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan [13] được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn [14] được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di [15] (4 chúng Phật-tử) được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ [16] của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ [17] (người Nam còn thuần dương, Nữ còn thuần âm, chưa có vợ hoặc chồng, chưa có sự quan hệ Nam và Nữ) được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân [18] (THIÊN, LONG CÙNG BÁT-BỘ) được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần [19] được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy".
KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
PHẨM THỨ NĂM
QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG
Lúc bấy
giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu hớn hở vui mừng được nghe pháp yếu của
Như-Lai qua lời dạy của ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, bèn tiếp tục thưa thỉnh:
- "Kính bạch đấng Thiên Nhân Sư tối tôn, tối thắng ! Kính bạch Đại-sĩ đại
từ, đại bi ! Con cũng thường nghe chư vị trưởng lão trong tăng già luôn luôn
nhắc nhở rằng chỉ có Tứ-niệm-xứ là con đường độc nhất giúp
chúng sanh diệt trừ ưu bi khổ não, chứng ngộ Niết-bàn. Nay được Thế-Tôn mở
bày pháp Niệm Phật, khiến hằng ưu-bà-tắc, và ưu-bà-di đều phân vân,
do dự. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Đâu mới là pháp chân thật, rốt ráo ? Đâu là
pháp phương tiện, quyền biến ? Đâu là pháp tối hậu mà Như-Lai thường ban cho
các chúng sanh ở vào thời kỳ Chánh pháp cuối cùng ?"Đức Phật mỉm cười lặng
yên. Ngài Phổ-Hiền an nhiên nhập vào Niệm Phật Tam-muội. Thân tâm bất động.
Khi ấy, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát liền từ bảo tòa đứng dậy,
trịch áo phơi bày vai bên hữu, cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi Ngài
hướng về bà Vi-Đề-Hy mà bảo rằng:
- "Nay tôi nương uy thần vô hạn của đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn, và tùy
thuận Bản-nguyện-lực vô biên vô lượng của đức Phật A-Di-Đà, mà tuyên dương năng
lực vô cùng tận của danh hiệu Phật, tức là Pháp Môn Niệm Phật Tam Muội.
- Nầy Vi-Đề-Hy, hãy nhận rõ như thế nầy, đừng rơi vào nghi lầm nữa.
Đúng như ngươi vừa
mới trình bày, Tứ-niệm-xứ là pháp diệt khổ, là pháp đối trị tham dục, ưu bi khổ
não, là pháp đắc Niết-bàn vắng lặng. Còn pháp Niệm Phật Tam-muội lại là pháp
thành Phật, là pháp chứng Vô-thượng-giác, là pháp thâm nhập cảnh giới bất tư
nghị của chư Phật, là pháp mở bày tỏ ngộ Tri Kiến Như-Lai, là pháp cứu độ tất
cả mọi chúng sanh, là pháp siêu việt trên hết thảy hí luận cùng thiên kiến của
nhị thừa. Tại sao vậy ?
Trước đây, đức Thế-Tôn vì những người ghê sợ hiểm nạn sanh tử, mà nói pháp
Tứ-niệm-xứ, chánh niệm tinh tấn nhiếp phục tham sân si, để thoát khổ và
đắc A-la-hán.
Nay vì những người
tín ngưỡng, khát khao quả vị Bồ-đề chí hướng mong cầu Phật đạo, phát khởi đại
bi tâm mà thực hành hạnh nguyện Bồ-Tát thì đức Thế-Tôn chỉ dạy pháp môn Niệm
Phật Tam-muội.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì một niệm bất giác nổi
lên, che mờ Bản-thể Thường-trụ, nhận vật bên ngoài làm TÂM. Luôn
luôn bỏ mất TÂM chân thật, nên bị cảnh vật xoay chuyển. Do đó khởi tâm phân
biệt, thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, cao hạ... Nếu xoay được cảnh vật bên ngoài thì
thân tâm sẽ sáng suốt, trạm nhiên, trọn đầy, tức thời đồng với Như-Lai không
khác.
Muốn xoay chuyển ngoại vật, thì không chi bằng sử dụng diệu lực vô úy của danh
hiệu Phật. Thật vậy, nhờ xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả nhìn thấy
cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng. Do đó không còn bị
ngoại cảnh chi phối, điều phục thân tâm. Và chẳng còn mống khởi tâm phân biệt. Lúc
ấy, tuy không rời pháp hội mà biến hiện khắp mười phương quốc độ; trong
một lỗ chân lông vẫn chứa đựng cả Hoa-tạng Thế-giới-hải.
Khi xưng niệm danh
hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay
cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất
tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó
thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn
là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng
không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn
tương tục, không gián đoạn.
Nầy Vi-Đề-Hy, trong
pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn
Viên Thông cho đại chúng. Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần
ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất,
tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp
Liên-Hoa ... Nếu không nương nhờ pháp niệm Phật thì rất khó chứng đắc
Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao ? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món
Viên-thông đệ nhất.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô
minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chỗn nương về, lấy tà kiến làm bạn
lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm Tâm. Rời
xa Tri-kiến Giải-thoát Vô-thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà
chánh, thiện ác, chân ngụy ... nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ
quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri
Kiến giác ngộ của chư Như-Lai.
Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô
biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô
A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên
rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc
bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu-Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để
chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp
hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà
dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã
và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn
tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều
biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.
Tiếp tục hành trì
niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn
pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay
ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba
đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương,
tâm sở... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh,
tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho
đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu
Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh
Pháp-Nhẫn.
Do đó, phải nói rằng
Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí, mà
chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị vô số tư tưởng điên đảo
làm khuất lấp tánh Viên-giác. Như kẻ ngủ mê chợt thức giấc giữa ngã tư đường
cái, chẳng rõ phương hướng, lẫn lộn chánh tà, thấy cong nhìn ngược, bất phân
thiện ác. Tư tưởng điên đảo ấy nẩy sanh thân và tâm, rồi nhận thân tứ
đại giả hợp làm thân, chấp cái tư tưởng vô minh điên đảo kia làm tâm. Cứ
thế mà sanh tử, tử sanh nối nhau không dứt, tạo vòng lẩn quẩn luân hồi.
Nhưng cái vô minh điên đảo ấy cũng chẳng thật. Như hoa đốm, như bóng nước, như
ảo tưởng nơi sa mạc, như người ngủ chiêm bao, thấy những sự việc, cảnh vật rõ
ràng, nhưng khi thức dậy, thời không còn gì hết. Nếu chuyển hóa vô minh điên
đảo thời thân và tâm sẽ thành Giác-ngộ. Hoặc không phát tâm tu trì thời vẫn ở
mãi trong sanh tử huyễn mộng ấy mà tự vui. Chỉ có danh hiệu Phật là đầy đủ năng
lực nhiệm mầu để chuyển hóa sanh tử trở nên Niết-bàn, chuyển hóa giả huyễn trở
nên chân thật.
Vì sao vậy ?
Khi xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh
định Như-Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ-giác Không-tánh, vì danh hiệu Phật là
Hư-không-tạng, là Viên-giác-tánh, là Vô-cấu-tạng, là Tịch-tịnh-tạng... Nhờ vậy,
hành giả biết các pháp đều như huyễn, thời tự nhiên lìa xa các huyễn hóa, sanh
diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên-giác-tánh. Đó gọi là tri huyễn
tức ly, ly huyễn tức giác.
Dùng pháp nào để Tri
? Nếu không phải là diệu dụng của danh hiệu Phật ?
Không cần phải hủy
diệt các thứ huyễn, mới cho chúng nó là huyễn. Không cần thay đổi bản chất
huyễn của nó mới gọi là Không. Mà chính cái biết "nhứt thiết pháp
là Không" khiến đương thể của huyễn pháp tức là Không.
Tiếp tục xưng niệm
Nam-mô A-Di-Đà Phật như thế, hành giả không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn
sự, mà hướng cái biết trở vào Viên-giác-tánh. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn
chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc. Mà mỗi mỗi
sát-na đều hiển lộ Như-Lai Tạng, và cái biết cũng không còn nữa. Danh hiệu Phật
vẫn tương tục không gián đoạn, hòa tan căn, trần, thức đều nhập vào
Viên-giác-tánh, bình đẳng bất động, thường trụ như hư không và tròn đầy chiếu
suốt mười phương.
Bởi vậy, phải nói rằng niệm Phật là pháp môn đệ nhất, sử dụng danh hiệu Như-Lai
mà thâm nhập Như-Lai-Tạng, mà chuyển biến huyễn hóa, hư dối trở nên
Viên-giác-tánh. Các hạng chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị phiền não chi phối ngày
đêm không tạm dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm, bỏ quên Thắng-giải-trí,
Vô-thượng-trí. Rồi lại bị tham, sân, si, mạn, nghi lôi cuốn, và thân kiến, biên
kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến chồng chất lấp vùi. Do đó khởi
tâm phân biệt, thấy có mừng có giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, hủy nhục...
nếu tận trừ phiền não thì thân tâm vắng lặng, an nhiên, tự tại, tức đồng với
chư Phật không hai không khác.
Muốn tận trừ phiền não, thì không chi hơn là phát huy năng lực Trí giả siêu
việt của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Thật vậy nhờ cần mẫn xưng niệm Phật
hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội
ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh
Tri Tự Chứng. Lúc bấy giờ, có khả năng bấm ngón chân xuống mặt đất, sử dụng
ấn Địa Xúc để cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ trang nghiêm, niệm niệm
tương ứng với Thập-địa Bồ-Tát, niệm niệm du hành, giáo hóa xã hội chúng
sanh khắp mười phương vi trần bằng hà sa thế giới.
Comments
Post a Comment