Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
253. TẤT RỊ ĐA YẾT RA HA
畢唎多揭囉訶
PRETA GRAHĀ
Thủ
thi tổ phụ bệ lệ đa
Thận
chung truy viễn hiếu tư bác
Sự
tử như sanh thường tế tự
Ma
ha Bát Nhã mật ba la.
守尸祖父薜荔多
慎終追遠孝思博
事死如生常祭祀
摩訶般若蜜波羅
Corpse-guarding
ghost" and "grandfather"-- Bi Li Dwo.
With
vast and sincere filiality, worship your ancestors.
Worship
and respect them often, as if they were alive.
Maha Prajnaparamita!
KHUYẾN TU
Dẫn nhập:
Xưa Nhan Bính, Như Như cư sĩ.
Dẫn luận kinh, ý ý khuyên cầu.
Bút nhàn khuyên giữa canh thâu,
Tỉnh ai trần lụy, đổi sầu làm tươi.
Thân bào ảnh lắm người yêu quý,
Yêu quý thân cho lụy vì thân,
Cuộc vui những ước vô ngần,
Nào hay vui vẫn là nhân chác sầu!
Kiếp phù thế bóng câu cửa sổ,
Vóc huyễn hư giọt lộ lòng hoa
Đôi mươi trẻ, tám mươi già,
Số người yểu thọ, khó qua vô thường.
Dép dưới giường, trên giường bỗng biệt,
Sống ngày nay dễ biết ngày mai,
Mạng người hô hấp cho hay,
Nghĩ cơn vĩnh biệt, tuyền đài mà đau!
Xót duyên kiếp vì sao ngắn ngủi,
Chấp thân chi để tủi cho thân,
Da bao những thịt, xương, gân,
Xác người như thể đóng phân sạch gì.
Tóc, răng, móng khác chi đất bợn,
Mũi, dãi, đờm ghê tởm xiết bao,
Bên ngoài rệp đút, muỗi đeo.
Bên trong sán, lãi lẫn vào nhớp chưa?
Nỗi nóng bức, ngày trưa tiết hạ,
Cơn lạnh lùng đêm giá trời đông,
Xét thân nhơ khổ vô cùng,
Xả lòng tham luyến, khởi lòng thoát ly.
Trách người thế mê chi lắm nhẻ,
Sánh phong lưu phô vẻ y quan,
Kẻ khờ cũng học đài trang
Để lòng điên đảo, theo đàng sắc thanh.
Đầu xương sọ cài trâm thắt lụa,
Đảy da hôi ướp xạ, xông hương,
Khéo đòi nhung gấm phô trương
Chỉ tuồng che lớp vô thường hôi tanh.
Những mãn tưởng ngày xanh muôn tuổi,
Lắm cơ mưu theo đuổi yên hoa.
Ngờ đâu tay điếc, mắt lòa,
Diêm vương sắp rước đến tòa U Minh.
Làn tóc bạc đưa tin quỷ sứ,
Góc răng long nhắn ý quy âm,
Càng tài, càng sắc, càng dâm,
Càng cho đọa lạc, càng lầm mà thôi
Cuộc hành lạc một thời tham tiếc,
Nẻo luân hồi muôn kiếp đắng cay,
Đến khi sắp xuống Diêm đài,
Thịt xương đau nhức, chân tay rụng rời,
Vợ lưu luyến, đầy vơi giọt lệ,
Con tiếc thương, kể lễ khóc than.
Dầu cho quyến thuộc muôn ngàn,
Có ai thay thế cho chàng được đâu!
Kẻ sống nặng hoằng gánh tủi,
Người chết đi dong ruỗi phách hồn,
Đường âm mờ tựa đêm hôm,
Trông ra quạnh quẻ bồn chồn chỉnh ghê.
Nại hà đến lạnh tê gió lốc,
Quỷ môn quan ghê gốc tiếng thương,
Bảy ngày lìa quá cõi dương,
Âm ty đã trải trăm đường khảo tra.
Tào quan xử thét la chẳng vị,
Ngục tốt hờn, xoa, chủy đâu tha.
Đài gương nghiệp cảnh chói lòa,
Soi tường thiện, ác chối qua được nào.
Người nhân đức đưa vào cõi phước,
Kẻ hung hoang giải trước hình ty,
Đọa đày thảm khổ xiết chi,
Mới hay nhân quả mấy khi sai lầm.
Rừng đao kiếm bao năm hết tối,
Kiếp lông, sừng nhiều nỗi đa mang,
Trả đền cho dứt nghiệp oan,
Mới mong thoát khỏi con đàng long đong.
Dù ai có to lòng, lớn mật,
Mặc chàng hay báng Phật, khinh Tăng,
Chẳng qua đối trước Diêm quân,
Cúi đầu, co gối chịu phần khảo tra.
Hồn phách đã xa chơi âm giới,
Thi hài còn nơi cõi dương gian,
Có tiền mua lớp áo quan,
Không tiền vùi chốn núi hoang lạnh lùng.
Chất da thịt sẽ cùng tan rã,
Tấm hình hài lần hóa tanh hôi,
Chỉ trong hôm sớm mà thôi,
Chầy năm bảy bửa, sớm thời ít hôm.
Nét kiều diễm chập chờn xuân mộng,
Kiếp tài hoa hình bóng bạch vân,
Khi xưa tài sắc mười phân,
Mà nay một nấm cô phần lạnh tanh.
Thời oanh liệt, anh hùng đâu tá,
Nỗi ái ân hư, giả còn chi,
Phất phơ cành liễu xanh rì,
Giấy tiền treo đó, đường ghi mối sầu.
Bóng chiều rủ xuống mầu cỏ biếc,
Bia mồ trơ một chiếc vắng không,
Nghĩ thôi rơi lệ chạnh lòng,
Đời người đến thế là xong cuộc đời.
Ví chăng biết tìm nơi giải thoát,
Nương về ngôi chánh giác quy y,
Luân hồi dứt hẳn có khi,
Bên trời bát nhã còn chi lo phiền.
Lối ma quỷ đừng riêng sinh sống,
Đất từ bi có giống Hoa Đàm,
Giữ lòng
thiện, dứt lòng tham,
Gái, trai, Tăng, tục đều ham tu hành.
Rõ cảnh mộng chớ quanh đường mộng,
Biết miền chơn hãy chóng tu chơn,
Dần dà tính thiệt so hơn,
Tuổi xuân qua mất để hờn về sau.
Sáu chữ Phật cùng nhau gắng niệm,
Chín phẩm đài sen, chiếm ngôi vinh,
Chớ nên mình phụ lấy mình,
Trách sao Diêm Lão vô tình chẳng dung.
Bỏ điều ác xin cùng tu thiện,
Chừa lỗi xưa, cải tiến đường sau,
Lại vì quyến thuộc bảo nhau,
Cùng khuyên già trẻ sớm mau tu trì.
Khiến mỗi kẻ đồng quy bến giác,
Cho mọi người đều thoát song mê,
Dù cho lao khổ dám nề,
Đài sen đốt mảnh hương thề nguyền xin….
Xin dốc tưởng tin theo lời Thánh,
Đừng để cho rỗi rãnh, ưu du,
Kiếp này nếu chẳng chuyên tu,
Chỉnh e kiếp khác công phu lỡ làng.
Soạn dịch:
TRÍ HIỀN
THÍCH THIỀN TÂM
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-DI.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 10
Ẩn tu nguyện trả nghĩa
SONG ĐƯỜNG
Hồi hướng công phu mỗi khóa thường
Lại khuyến nghiêm-từ tâm
đạo phát
Nương thuyền Phật huệ đến
Tây-phương.
NHƯ Ý : NGHIÊM TỪ
là Nghiêm-phụ Từ-mẫu, LIÊN-TRÌ đại sư bảo, ân nặng như non (Ngũ-Đảnh Tam-Sanh)
chẳng đủ đền, Cha mẹ lìa Trần cấu, đạo con mấy thành tựu.
Ngũ-đảnh tức là Ngũ Đài hay
gọi là núi Thanh Lương.
Chẳng vì PHÚ-QÚY lẫn
cao-sang,
Cảm-cảnh mẹ hiền bệnh
khổ mang.
Quyết-tâm lên tỉnh tìm
phương thuốc,
Dứt bệnh MẪU-TỪ dạ mới
an.
Việc “thoát trần” kia
nay tạm hoãn,
Nghiên tầm y-dược cứu
lầm-than.
Chắp tay hướng đấng
TỪ-BI lễ,
ĐỘ-TRÌ thân-mẫu sớm an
khang.
Bốn năm nương bóng chốn
AM-THIỀN,
Với mọi duyên đời đã
tịch-nhiên.
Kinh-kệ, mõ chuông lòng
thấy tịnh,
Cam-lộ rửa sạch mối
oan-khiên.
Chắp tay kính bạch lên
Hòa-Thượng,
Vĩnh-kiếp lòng con dạ
vẫn kiên.
Xuất tự để lo tròn hiếu
niệm,
Tạm biệt hồi gia cứu mẹ
hiền.
Khá khen HIẾU-NIỆM chẳng
quên lòng,
Mười chín tuổi tròn vẹn
ước mong.
PHÙ-TỤC lợi-danh từ đấy
lặng,
Sớm đáo THIỀN-MÔN tách
bụi hồng.
Ơn-nghĩa mẹ-cha đều
báo-bổ,
Thiên-đường, Phật-quốc
chép ghi công.
BỆNH mẫu-từ ngươi nay đã
dứt,
Đò neo, bến đợi kịp sang
sông.
Giã-từ cậu má (CHA MẸ)
con ra đi,
Ơn-đức sanh-thành dạ
khắc-ghi.
Bên gối dập đầu con
bái-biệt,
LẠY chào cha-mẹ phút
phân-ly.
Phân-ly con biết nói lời
chi,
Xuất-gia, xuất-giá cũng
đồng đi.
Bước chân chẳng dám quay
nhìn lại,
E nổi thâm-tình lệ ướt
mi.
Nhớ xưa Bồ-Tát
Tất-Đạt-Đa,
Trốn cha, lìa vợ vượt
Tỳ-La.
Sáu năm tu-tập nhiều
gian khổ,
Đạo-quả tròn nên Phật
Thích-Ca.
Tôi cũng theo gương đức
Bạc-già,
Bán dạ độ hà trốn
mẹ-cha.
Vì sợ tử-sanh cam lỗi
đạo,
Nguyện đấng huyên-đường
chẳng xót-xa.
Nương thuyền bát-nhã
lướt sang sông,
Bỏ cả huyên-đường cả ước
mong.
Song-thân giờ chắc còn
an-giấc,
Xin hiểu cho con một tấm
lòng.
Hướng chốn thiền-môn
chân bước đến,
Duyên-trần xin tạ, việc
đời không.
Đường quê mờ khuất sau
ngàn sóng,
Khuất hết người quen
chốn bụi hồng.
Tụ-tán xưa nay lý vẫn
thường,
Mất còn, tan-hợp bận chi
thương.
Bình tâm nghĩ lại đừng
bi-lụy,
Năm tháng lạnh-lùng bạc
tóc sương.
Nếu có nhớ con xin niệm
PHẬT,
Phát lòng quy hướng chốn
Tây-Phương.
Nguyền cho cậu, má tâm
thường nhớ,
Cực Lạc là quê chỗ náu
nương.
KHEN HÒA-THƯỢNG
NGƯỜI CON CÓ HIẾU
Báo-đáp sanh-thành,
dưỡng-dục ơn,
THIỀN-TÂM, VÔ-NHẤT mấy
ai hơn.
Khuyến-dắt song-đường
tâm-đạo phát.
Niệm-Phật A-Di chí chẳng
sờn.
Phương-liên rước mẹ về
An-dưỡng,
Một sớm chào thầy đáo
cõi chơn.
Nén hương kính-lễ khen
Hòa-thượng,
Đạt-đạo hiền-tăng
hiếu-tử nhơn.
Vô-Nhất Đại-sư
THÍCH THIỀN-TÂM
( Vô-Nhất :
Lấy ý câu “ NHẤT SỰ VÔ-THÀNH THÂN TIỆM LÃO)
TRI LỄ
Tri-Lễ đại sư, tự Ước
Ngôn, người đời Tống, con nhà họ Kim ở Minh Châu. Cha mẹ lễ Phật cầu tự, mộng
thấy thần tăng bồng một đứa bé trao cho và bảo: “Đây là Phật tử La Hầu La. Nên
trân trọng!” Không bao lâu, đại sư đản sanh.
Năm lên bảy tuổi, ngài
mất mẹ, THƯƠNG KHÓC MÃI, RỒI THƯA VỚI CHA CẦU XIN XUẤT GIA. Từ
đó, ngài đắc độ với Hồng Tuyển thượng nhơn tại chùa Hưng Quốc ở Thái Bình. Được
vài năm, đến chùa Bảo Vân nương theo Nghĩa Thông Pháp sư học về Thiên Thai giáo
quán, một phen nghe qua, tỏ suốt ý nghĩa viên đốn. Trong niên hiệu Thuần Hóa,
Thông Pháp sư quy tịch, ngài được thỉnh làm tọa chủ chùa Càn Phù. Kế đó lại đến
viện Bảo Ân, hoằng dương về giáo quán, học chúng các nơi nghe danh hội về đông
đảo.
Vùng Minh Châu bị hạn
lâu, đại sư cùng ngài Từ Vân họp nhau tu Quang Minh sám pháp, hẹn nếu ba ngày
không mưa, sẽ tự đốt một cánh tay. Đúng kỳ hạn, quả nhiên mưa to tiếp tục đổ
xuống. Trong ba năm, từ niên hiệu Đại Trung đến Tường Phù, ngài trùng kiến điện
Bảo Ân. Khi lạc thành, được vua ban cho hiệu: Sắc Tứ Diên Khánh Tự. Năm Tường
Phù thứ sáu, đại sư lập hội Niệm Phật Thí Giới, thân làm sớ văn để khuyên răng:
“Vẫn nghe: Một niệm dung
thông, muôn pháp không ngại, nhân gây có khác, quả cảm thành sai.
Cho nên, thuận
tánh tu hành, thì hiện mười phương Tịnh độ.
Theo tình tạo nghiệp,
tất trôi sáu nẻo luân hồi!
Xét nghĩ cành duyên ở Ta
Bà, phần giải thoát rất kém ít khó khăn, số đọa lạc lại dễ dàng đông đảo. Nên
kinh nói:
“Được thân người như đất
ở móng tay, đọa đường ác như đất miền đại địa!”
Tu đến ba thừa hạnh đủ,
mới lìa bốn loại thọ sanh. Bởi trần cảnh mạnh thô, não phiền lừng lẫy, tự lực
giải thoát, phỏng được bao người? Nếu sanh về Cực Lạc, thì cõi nước trang
nghiêm, thân tâm thanh tịnh, thẳng đường thành Phật, chẳng đọa tam đồ. Kinh
nói:
“Danh từ ác đạo còn không,
huống chi có thật!”
Lại bảo:
“Chúng hữu tình sanh về nơi
đây, đều là bậc A bệ bạt trí.”
Cho nên, muốn về An
Dưỡng, phải niệm Di Đà, tu hạnh tinh tấn từ bi, tất được Phật nguyện nhiếp thọ.
Đến khi xả báo thân, quyết sanh về Cực Lạc, đúng như lời KINH dạy,
chẳng dám tự đặt bày.
Nay kết muôn người, để
làm một xã, lòng lòng khẩn niệm, buổi buổi hạn kỳ. Mỗi tiết trọng xuân, họp về
một chỗ, đồng nghe Phật pháp, đồng tu cúng dường, hiệp muôn lòng làm một chí,
thành tịnh nghiệp thệ vãng sanh. Huống nữa mạng người trong kiếp trược, như
ngọn đuốc giữa phong sương, một hơi thở chẳng vào, ba nẻo đường hiện trước.
Đâu nên tự buông lung,
không nghĩ điều nghiệp báo. Phải gắng theo lời Phật, chớ thuận với tình đời.
Duyên trần nguyện dứt kể từ nay, hiệu Phật chuyên trì đừng thối chuyển”.
Từ đó, mỗi năm vào ngày
rằm tháng hai, chúng liên hữu đều câu hội lại chùa đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư
từng họp mười vị tăng, cùng tu Pháp Hoa sám pháp ba năm, hẹn ngày hoàn mãn, sẽ
tự thiêu để cúng dường kinh và cầu sanh Tịnh độ.
Đến kỳ bị chúng cực lực
ngăn trở, nên chí nguyện không thành. Sau ngài lại họp mười vị tăng, đồng tu
ĐẠI BI SÁM ba năm, đốt ba ngón tay cúng dường Phật. Niên hiệu Thiên Hy thứ tư,
Phò mã Lý Tuân Học DÂNG sớ tâu trình về cao hạnh của ngài, vua sắc
phong cho hiệu là Pháp Trí đại sư, dạy nên trụ thế để hoằng dương chánh giác.
Đại sư nghĩ chư Tổ đời
trước, khi xiển dương Tịnh độ, phần nhiều nói về sự tướng, ít chỉ dạy quán môn,
nên duy tạm ứng thời cơ, chưa tỏ cùng tột lý viên đốn. Nhân đó, ngài soạn ra bộ
Diệu Tông Sao gồm vài muôn lời, giải nói cùng cực lý u ẩn nhiệm mầu của QUÁN
KINH, theo tông chỉ Thiên Thai giáo quán.
Đến năm Thiên Thánh, đại
sư dựng ngôi Nhật Quán Âm, thường đến đó quán tưởng để cầu sanh Tây phương.
Về sau, khi khóa giảng
kinh Duy Ma Cật hoàn mãn, ngài quyết biệt đại chúng, giao giảng tòa lại cho
hàng cao đệ là Tổ Thiều, làm thi tạ duyên hẹn kỳ quy tịch. Năm sau, vào đầu
niên hiệu Đạo Nguyên, ngày mùng tám tháng mười, đại sư nhiễm bịnh, khước từ
thuốc thang, họp chúng lại nói lược về pháp yếu.
Kế đó ngài dạy thỉnh
tượng Tây phương TAM THÁNH đến đảnh lễ, rồi đốt hương quỳ chúc nguyện với Đại
Bồ Tát rằng:
“Con xét thấy Quán Thế
Âm Bồ Tát, ngàn trước không từ đâu đến, muôn sau cũng chẳng về đâu, cùng mười
phương chư Phật, đồng trụ nơi thật tế. Nguyện xin cùng Phật và Đại Thế Chí Bồ
Tát, chứng minh một nén hương của con, trước khi con về Cực Lạc!”
Đến chiều tối, đại sư sửa oai nghi ngồi nghiêm hướng về Tây. Chúng hỏi: “Tôn đức sẽ sanh nơi nào?” Đáp: “THƯỜNG TỊCH QUANG tịnh độ!” Rồi im lặng thoát hóa, thọ 69 tuổi. Lúc ấy nhiều người thấy ngôi sao to rơi xuống đỉnh Linh Thứu Phong, ánh hồng quang rự rỡ.
XÓA SẠCH DUYÊN TRẦN
(Phỏng dịch “Thất Bút
Câu” của ngài LIÊN-TRÌ )
THÍCH THIỀN TÂM
I
XÓA SỰ HIẾU DƯỠNG THEO ĐỜI
Công ơn sanh dưỡng
Biển thẳm non cao
Gấm vóc trân tu đáp được nào ?
Cha mẹ lìa trần cấu
Đạo con mới thành tựu !
Ôi chà chà !
Giải thoát xuất trần nhân lớn lao
Phàm tình đâu đã hiểu !
Cháu hiền cùng con thảo
Chân không, lẽ diệu mau tham cứu !
Bởi thế nên đem
Năm sắc kim chương
xóa sạch làu !
II
XÓA TÌNH VỢ CHỒNG ÂN ÁI
Vợ chồng duyên đẹp
Loan phượng mến yêu
Mối giây ân ái thuở nào tiêu ?
Mộng tình theo lẽo đẽo
Duyên hết lìa đôi nẻo !
Ôi chà chà !
Vấn vương vui hết lại buồn đau
Tam đồ thêm khổ não !
Xét rõ phá oan gia
Tìm của đạo mầu mau thoát tháo.
Bởi thế nên đem
Cá nước duyên kia xóa
sạch làu !
III
XÓA LÒNG QUYẾN LUYẾN CON CHÁU
Cháu con đeo đẳng
Như thịt bứu thừa.
Vì con cháu chịu kiếp trâu lừa !
Họ Đậu non Yên xưa
Ngày nay còn đâu nữa ?
Ôi chà chà !
Nghĩ lo trăm kế lại ngàn mưu
Cũng về nơi Ô hữu !
Trở lại tánh Bản lai
Dẫu rằng vạn kiếp trường xuân hảo !
Bởi thế nên đem
Con cháu kim lan xóa
sạch làu !
IV
XÓA BỎ NIỆM CÔNG DANH
Công danh khoa bảng
Riêng chiếm ngao đầu
Vui mừng đắc ý buổi thanh thu !
Ấn vàng ngời tinh đẩu
Danh đẹp thơm trường cửu
Ôi chà chà !
Bao nhiêu thanh thiếu những mong cầu
Tóc xanh thành bạch thủ !
Khi tỉnh giấc hoàng lương
Một tiếng cười khan đời mộng ảo !
Bởi thế nên đem
Quý hiển công danh
xóa sạch làu !
V
XÓA BỎ SỰ THAM SANG GIÀU
Của tiền giàu có
Xe ngựa nhà lầu.
Lẫy lừng thanh thế sánh vương hầu.
Khi cầu nhiều kiếp khổ
Lúc được lo nghiêng đổ !
Ôi chà chà !
Đạm thanh biết đủ thắng trân tu !
Áo gai dường cẩm tú !
Khoảng trời đất tiêu dao
Nhà rộng của nhiều đâu đủ báu?
Bởi thế nên đêm
Tài sản điền viên xóa
sạch làu !
VI
XÓA TÂM MÊ ĐẮM SẮC TÀI
Cầm kỳ văn họa
Tài sắc phong lưu
Gieo vàng tỏ ngọc vẻ tươi mầu !
Cờ thi hòa rượu đấu
Cầm ca dìu dặt tấu !
Ôi chà chà !
Gấm hoa xán lạn suốt canh thâu
Nhã nhạc lừng ngưu đẩu !
Gìa chết chợt đến nơi
Cấp cứu trầm luân ai đảm bảo ?
Bởi thế nên đem
Tài sắc văn chương
xóa sạch làu!
VII
XÓA TÁNH ƯA THÍCH DU NGOẠN
Dạo chơi thắng cảnh
Thu đẹp xuân kiều !
Túi thi đàn rượu khắp ngao du!
Non nước vài thân hữu
Mưa khói mờ hoa liễu !
Ôi chà chà !
Ráng hồng suối bạc sánh phong lưu
Đâu nghĩ ngày mai hậu ?
Sáng tối thoáng qua mau
Thảng thốt quay đầu suy, bịnh, lão !
Bởi thế nên đem
Phong nguyệt tình vui
xóa sạch làu!
TỰ “ĂN” ĐƯỢC “NO” THÌ TỐT.
NHƯ NẾU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐÓ, KHÔNG THỂ “TỰ” ĂN ĐƯỢC, THÌ PHẢI NHỜ “NGUỜI KHÁC” DÙNG “PHƯƠNG TIỆN” GIÚP ĐỠ MỚI ĂN ĐƯỢC ?
LỄ VU LAN TỰ TỨ
Vì ngày nầy là NGÀY TỰ-TỨ của 10 PHƯƠNG TĂNG , tức là tha-hồ, mặc tình, hứa cho nói lỗi lầm lẫn nhau, để cùng nhau SÁM-HỐI.
“TỘI-CĂN” LÀ CỘI-GỐC TỘI LỖI, ĐÃ KẾT THÀNH QUẢ-BÁO XẤU ÁC KHÓ LAY CHUYỂN, NHƯ CÂY CÓ GỐC RỄ.
Theo kinh “NHÂN-QỦA BA ĐỜI” thì nghiệp chướng chồng chất lên nhau thay đổi theo từng sát na sinh diệt, theo tâm niệm và hành vi “TRONG NHIỀU KIẾP TRƯỚC” và “HIỆN TẠI” của mỗi người.
Nhân nào mạnh hơn hết thì qủa đến trước, cứ thế mà nhân-qủa từng tự nói tiếp nhau liên tục không dừng.
Nếu nghiệp chướng là “NHÂN-QỦA” cố định, thì tại sao Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân của Đức Phật, mà được đức Phật độ cho giải thoát trước tiên? Vậy có phải là do "NGUYỆN-LỰC" của đức phật, đã làm tiêu nghiệp chướng cho Vua Ca-Lợi rồi sao?
Vua Ca-Lợi trong kiếp trước, kiếp này là KIỀU-TRẦN-NHƯ
Đức Phật trong kiếp này, kiếp trước là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục bị Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân .
( KINH KIM CANG)
ĐỊNH-BÁO
( Là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười )
Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp.
Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ.
Cho nên, chư Phật có “Tam năng” (ba việc làm được) và “tam bất năng” (ba việc không làm được).
Có ba việc làm được là :
1) Chư Phật có thể “KHÔNG” tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp.
2) Chư Phật có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai.
3) Chư Phật có thể độ vô-lượng chúng-sanh.
Ba việc làm không được là :
1. Chư Phật không thể diệt được định nghiệp của chúng-sanh.
2. Chư Phật không thể độ những chúng-sanh vô duyên.
3. Chư Phật không thể độ hết chúng-sanh giới.
Bởi thế, "SỨC NGƯỜI" cố nhiên là hữu hạn, nhưng "SỨC PHẬT" cũng không phải là TOÀN NĂNG.
Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.
Nếu chúng-sanh tín hướng Ðức Như-Lai, thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng có thể hóa độ được.
NHƯ VUA LƯU-LY, NẾU NGHE THEO LỜI CAN NGĂN CỦA ĐỨC PHẬT, THÌ ĐƯƠNG SỐNG KHÔNG BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ ( LÀ SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIÁN-ĐOẠN).
Cho nên, “NGHIỆP LỰC THÙ HẬN” của vua lưu-ly cũng thật sự “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”, cho dù “ĐỨC PHẬT” cũng không thể ngăn cản được.
Tóm lại, nếu qúi vị “THỰC HÀNH ĐÚNG THEO LỜI ĐỨC PHẬT DẠY” thì chuyển “ĐỊNH-NGHIỆP” thành “BẤT ĐỊNH NGHIỆP”; chuyển “VÔ DUYÊN” thành “HỮU DUYÊN” ; chuyển “CHÚNG SANH KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC” thành “CHÚNG SANH ĐỘ ĐƯỢC” phải không ?
“Quét sạch tất cả nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước của qúi vị đã tạo.”
Kệ tụng:
Thủ nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thì
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ Diêm-phù-đề
Cho nên, nếu ai sẵn-sàng VUI LÒNG NHẬN LẤY LỖI LẦM của mình, “THÀNH TÂM SÁM HỐI” thì vào được “BỔN NGUYỆN-LỰC” của 10 PHƯƠNG TĂNG nên được GIẢI-THOÁT.
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Lời bàn:
Nếu không CÚNG-DƯỜNG vào ngày “RẰM THÁNG 7” được, thì nên chọn 1 ngày trong tháng 7. Một năm chỉ có 1 ngày VU-LAN BỒN mà thôi, thì mới khế hợp với PHẬT dạy trong KINH VĂN.
Lại nữa, “Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó”. Nếu ta TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, LÀM THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC…như “CÚNG-DƯỜNG” vào NGÀY RẰM THÁNG 7, rồi hồi hướng cho“CHA MẸ”...đã mất thì họ hưởng được qủa lành an vui giải thoát.
Nếu ta làm những VIỆC KHÁC VỚI THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC hồi hướng cho “CHA MẸ”... đã mất thì họ cũng hưởng được NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nên không biết khi nào họ mới được an vui giải thoát đây?
Cho nên nói “TẤT CẢ DO TÂM TẠO” là vậy!
LỄ CHAY TĂNG VU-LAN-BỒN
“Tất cả các bực Thánh, Phàm
Đồng lòng thọ-lãnh bát cơm lục-hòa”
KINH-VĂN:
Vì ngày ấy Thánh-tăng đều đủ
Dầu ở đâu cũng tụ-hội về
Như người Thiền-định Sơn-khê
Tránh điều phiền-não chăm về thiền-na
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả
Công tu-hành nguyện thỏa vô-sanh
Hoặc người thọ hạ kinh-hành
Chẳng ham quyền-quý ẩn-danh lâm-tòng
Hoặc người đặng lục-thông tấn-phát
Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn
Hoặc chư Bồ-tát mười phương
Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh
Đều trì giới rất thanh, rất tịnh
Đạo-đức dày, chánh-định chơn-tâm
“Tất cả các bực Thánh, Phàm
Đồng lòng thọ-lãnh bát cơm lục-hòa”
VU-LAN-BỒN
LÀ CÚNG-DƯỜNG “CHUNG” CHO “PHẬT” VÀ “10 PHƯƠNG TĂNG”,
KHÔNG PHẢI CÚNG “RIÊNG” CHO THẦY ĐI “KHẤT THỰC”.
Đem BỒN đựng đồ ăn cúng-dường “PHẬT” và “10 PHƯƠNG TĂNG”, trong ngày RẰM THÁNG BẢY để cứu độ CHA MẸ...khỏi sự thống khổ nên gọi là VU-LAN-BỒN.
VU-LAN là Phạm-âm, dịch là GIẢI ĐẢO HUYỀN, nghĩa là “THÁO MỞ SỰ TREO NGƯỢC”, không “ĂN UỐNG” gì được, ám chỉ cho sự THỐNG KHỔ NẶNG NỀ.
BỒN là THAU, TƯỢNG, CHẬU, đồ bằng SÀNH, bằng THIẾT, hoặc bằng THAU, ĐỒNG...”RẤT LỚN” để chứa đựng đồ ăn cho “PHẬT” và “10 PHƯƠNG TĂNG”.
KINH-VĂN:
THỜI, PHẬT SẮC THẬP PHƯƠNG CHÚNG TĂNG GIAI TIÊN VỊ THÍ CHỦ MÔNG CHÚ NGUYỆN, NGUYỆN THẤT THẾ PHỤ-MẪU, HÀNH THIỀN-ĐỊNH Ý NHIÊN-HẬU THỌ THỰC.
SỞ THỌ THỰC THỜI, TIÊN AN TẠI PHẬT TIỀN, THÁP TỰ TRUNG PHẬT TIỀN, CHÚNG TĂNG CHÚ NGUYỆN CÁNH, TIỆN TỰ THỌ THỰC.
(
BẤY GIỜ, ĐỨC PHẬT TRUYỀN CHÚNG TĂNG Ở 10 PHƯƠNG, TRƯỚC PHẢI VÌ NGƯỜI THÍ CHỦ MONG NHỜ CHÚ NGUYỆN, CẦU CHO CHA MẸ 7 ĐỜI, MÀ “CHUYÊN Ý THIỀN-ĐỊNH” RỒI SAU MỚI THỌ THỰC.
“LÚC BAN ĐẦU THỌ THỰC, TRƯỚC HẾT ĐỂ MÓN ĂN NƠI “TRƯỚC ĐỨC PHẬT”, HAY ĐỂ “TRƯỚC TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA THÁP”, CHÚNG TĂNG ĐỒNG CHÚ NGUYỆN XONG, RỒI TỰ THỌ THỰC.”
)
“CHUYÊN Ý THIỀN-ĐỊNH” là chú ý lặng lòng để tưởng-niện, khiến cho sự cầu nguyện được mau thành tựu.
“TRƯỚC ĐỨC PHẬT” khi PHẬT còn “TẠI THẾ".
“TRƯỚC TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA THÁP” khi PHẬT nhập “NIẾT-BÀN”.
“MÓN ĂN TRĂM VỊ” là dùng 5 mùi vị căn bản “NGỌT, MẶN, CHUA, CAY, ĐẮNG” pha chế làm thành “THỨC ĂN” TRĂN VỊ, NGÀN VỊ TÙY Ý...
Hỏi: Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh nào?
Ðáp: Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Phật thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy ngài Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con phải thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ đã nuôi dưỡng mình." Ngài Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.
Hỏi: Ý nghĩa của chữ Vu Lan Bồn là gì?
Ðáp: Vu Lan Bồn là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana. Ý dịch là cứu đảo huyền. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực hình bị treo (huyền) ngược (đảo) của chúng sinh trong địa ngục. Bồn tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những chúng sinh ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "Cứu đảo huyền, giải thống khổ" (Vu Lan Bồn Kinh Sớ, quyển hạ).
Hỏi: Làm sao cứu độ chúng sinh, cửu huyền thất tổ, trong hạ giới?
Ðáp: Kinh kể lại rằng ngài Mục Kiền Liên dùng sức mạnh thần thông của cá nhân mình để thử cứu mẹ mình ở địa ngục mà thất bại. Do đó, muốn cứu độ chúng sinh trong cõi địa ngục, ngạ quỷ, mình cần phải nhờ tới đạo lực của tập thể chư Tăng, những vị chân thật tu hành. Xưa kia, vào rằm tháng tư, đức Phật và chư Tăng kiết hạ, (nghĩa là an trụ một chỗ để tu hành, không ra ngoài khất thực để tránh phải dẫm lên côn trùng sâu bọ sinh sản đầy đẫy vào mùa mưa). Rằm tháng bảy, là ngày cuối cùng của mùa hạ, Phật và chư Tăng tề tựu để tụng giới, thuyết pháp. Bấy giờ chư Tăng sẽ dùng đạo lực thanh tịnh của mình để hồi hướng về chúng sinh đang chiụ thống khổ trong cõi dưới.
Hỏi: Trong lễ Vu Lan phải cúng dường ra sao ?
Ðáp: Theo như Phật dạy, những ai muốn báo hiếu cho cha mẹ bảy đời thì phải đem thượng vị ẩm thực an trí nơi một cái chậu (hay đồ đựng) để cúng dường chư Tăng trong mười phương. Sở dĩ dùng chậu hay đồ đựng có dung tích lớn là muốn ám chỉ rằng tất cả đồ cúng dường là dành cho tập thể Tăng đoàn chớ không dành riêng cho vị Tăng đặc biệt nào. Tất cả đồ vật cúng dường ấy sẽ được phân phối đồng đều cho tất cả Tăng Ni.
Hỏi: Lễ Vu Lan mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều tổ chức khác nhau, như vậy tổ chức thế nào thì tương đối phù hợp với tinh thần chánh pháp Phật dạy?
Ðáp: Vua Võ Ðế vào năm Ðại Ðồng thứ tư (538 AD) đã từng tới chùa Ðồng Thái để làm lễ trai tăng, cúng dường. Sau rồi mỗi năm, trở thành thông lệ, các vua hoàng đế đều rất coi trọng lễ Vu Lan. Ðời Ðường, vua Ðại Tông còn tổ chức cực kỳ long trọng, bằng cách cho thỉnh Tăng Ni , thiết bồn cúng dường ở trong hoàng cung. Về sau truyền thống phổ cập khắp nhân gian, nhiều màu mè sắc thái thế tục (như đốt vàng bạc, tiền giấy, cúng kiếng..), cũng như những phong tục nhân gian (đàn ca múa hát) được thêm vào, hoàn toàn không phải chân lý Phật dạy. Sau này vào đời nhà Thanh, có nhiều Tăng chủ trương làm lễ cung phụng Vu Lan Bồn, cúng dường Tam bảo vào ban ngày, còn ban tối thì cúng cô hồn, siêu độ quỷ đói.
Ðối với người tại gia, tinh thần căn bản nhất mà lễ Vu Lan nhằm biểu hiện, nằm ở trong ba phương diện:
1. Trên phương diện căn bản làm người, thì lễ Vu Lan là cơ hội làm ta phản tỉnh: khiến mình biết hiếu thảo với cha mẹ còn sống và biết bổn phận phải giải cứu cha mẹ bảy đời xưa kia cũng như giải cứu tất cả ngạ quỷ, địa ngục chúng sinh.
2. Trên phương diện tu phước tu huệ, thì lễ Vu Lan là cơ hội để ta tu tâm chân thành: mình phải biết cung kính cúng dường chư Tăng, phụng sự Tam Bảo.
3. Trên phương diện giải thoát, thì lễ Vu Lan là cơ hội để ta tu tâm đại bi: mình phải thấy sự thống khổ của mọi chúng sinh như là của chính mình.
Bởi vì nội dung siêu độ vong linh là một công việc rất trang trọng, nghiêm túc. Do đó mọi sắc thái tiêu khiển, hướng ngoại đều không đem đến lợi ích chân thật và chắc hẳn sẽ không đem lại công đức, nếu không muốn nói là sẽ gieo trồng nhân khổ cho mai sau.
Bồ Ðề Hải
SÁM VU LAN
(Quỳ đọc)
Ðệ-tử chúng con,
Vâng lời Phật dạy,
Ngày rằm tháng Bảy,
Gặp hội Vu-Lan,
Phạm-Vũ huy-hoàng,
Ðốt hương đảnh lễ
Mười-phương Tam-thế,
Phật, Pháp, Thánh, Hiền,
Noi gương Đức Mục-Kiền-Liên,
Nguyện làm con thảo,
Lòng càng áo-não,
Nhớ nghĩa thân sanh,
Con đến trưởng-thành,
“MẸ” dày đau khổ,
Ba năm nhủ bộ,
Chín tháng cưu mang.
Không ngớt lo toan,
Quên ăn bỏ ngủ,
Ấm no đầy đủ,
Cậy có công “CHA”,
Chẳng quản yếu già,
Sanh nhai lam lũ,
Quyết cùng hoàng-vũ,
Phấn đấu nuôi con,
Giáo dục vuông tròn,
Ðem đường học đạo,
“ÐỆ TỬ” ơn sâu chưa báo,
Hổ phận kém hèn,
Giờ này quỳ trước đài sen,
Chí thành cung kỉnh;
Ðạo tràng thanh-tịnh,
Tăng-bảo trang-nghiêm,
Hoặc thừa TỰ TỨ.
Hoặc hiện tham-thiền,
Ðầy đủ thiện duyên,
Dủ lòng lân-mẫn,
Hộ-niệm cho:
“Bảy kiếp cha mẹ chúng con,
Ðượm nhuần mưa Pháp,”
Còn tại thế:
“Thân tâm yên ổn,
Phát nguyện tu-trì,”
Ðã qua đời:
“Ác-đạo xa lìa,
Chóng thành Phật-quả,”
Ngưỡng mong các Đức Như-Lai,
Khắp cõi hư không,
Từ bi gia-hộ.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN TÔN GIẢ (3 lần)
BÁO PHỤ MẪU ÂN CHÚ
NAM MÔ MẬT LẬT ĐA ĐÁ BÀ DẠ TÁ HA.
ŌM! TẤT RỊ ĐA YẾT RA HA.
(108 BIẾN)
Comments
Post a Comment