Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
200.
NOA YẾT RA
拏羯囉
KSANAKARA
Ngã sở tác pháp Bổn Tánh Không
Chân như tự tại bình đẳng công
Vô thượng phước điền Cần Canh Chủng
Tự Giác Giác Tha nhậm đông tây.
我所作法本性空
真如自在平等公
無上福田勤耕種
自覺覺他任東西
The Dharmas I practice
are basically empty in nature.
True Suchness is freedom
and ease -- fair and just.
The supreme field of
blessings should be diligently tilled and planted.
Enlighten yourself,
enlighten others and go east or west.
Hỏi:-
Thể của Pháp là không, xưa nay vẫn vô sanh và bình đẳng vắng lặng. Nếu bỏ Ta Bà
cầu về Cực Lạc, há chẳng là trái lý ư? Lại trong Kinh nói: “Muốn cầu về Tịnh
Độ, trước phải tịnh tâm mình; tâm mình thanh tịnh, cõi Phật mới thanh tịnh.”
Người cầu sanh Tịnh Độ, cũng chẳng là trái lý này?
Đáp:-
Vấn đề ấy có hai nghĩa. Xin phân làm tổng đáp và biệt đáp.
Về
phần tổng đáp, nếu ông cho rằng cầu về Tịnh Độ tức là bỏ đây tìm kia, không hợp
với lý bình đẳng như như. Còn ông chấp Ta Bà không cầu về Cực Lạc, há lại không
bị lỗi bỏ kia chấp đây sao? Nếu ông bảo: “Tôi không cầu kia cũng không chấp đây”
thì lại mắc lỗi đoạn diệt. Cho nên Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: “Tu Bồ Đề! Ông
đừng nghĩ rằng nói phát tâm Vô Thượng Bồ Đề là đoạn diệt hết tướng của các
pháp. Tại sao thế? Vì phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đối với các pháp không nói
tướng đoạn diệt.”
Về phần biệt đáp, như ông đã gạn về lý Vô Sanh và tâm tịnh, tôi xin giải thích. Vô Sanh cũng chính là lý bất sanh bất diệt. Bất sanh là các pháp giả hợp của sanh duyên không tự tánh, nên không thật có sanh thể và thời gian sanh. Xét ra không phải thật từ đâu mà đến, nên gọi là bất sanh. Bất diệt là khi các pháp hoại diệt cũng không tự tánh, nó không bảo rằng mình hoại diệt. Vì nó không thật có chỗ đi về nên gọi là bất diệt. Cho nên lý Vô Sanh hay bất sanh diệt không phải ngoài các pháp sanh diệt mà có. Vì thế chẳng phải không cầu sanh Tịnh Độ mà gọi là Vô Sanh.
Trung Quán Luận nói: “Các pháp nhân duyên sanh, ta nói chính là không, đó gọi là giả danh, cũng là nghĩa Trung Đạo.” Lại nói: “Các pháp không tự sanh, không từ nơi cái khác mà sanh, không phải cộng sanh, cũng không phải vô nhân, nên gọi là Vô Sanh.” Kinh Duy Ma nói: “Tuy biết các cõi Phật, cùng với hữu tình không, mà thường tu Tịnh Độ để giáo hóa quần sanh.” Lại nói: “Ví như có người tạo lập cung thất, nếu cất ở chỗ đất trống thì tùy ý không ngại. Nếu muốn xây giữa hư không, tất không thể thành.
Chư Phật thuyết pháp thường nương theo Nhị Ðế, không phải hoại giả danh mà nói Thật Tướng của các pháp.”
Cho nên người trí tuy siêng cần cầu sanh Tịnh Độ, mà rõ sanh thể không thật có. Đây mới là chân Vô Sanh và cũng là nghĩa tâm tịnh cõi Phật thanh tịnh. Trái lại kẻ ngu bị cái sanh ràng buộc, nghe sanh liền nghĩ là sanh, nghe nói Vô Sanh lại chấp là không có sanh về nơi nào cả, đâu biết rằng sanh chính là Vô Sanh, Vô Sanh há lại ngại vì sanh? Vì không hiểu lẽ ấy, họ sanh lòng tranh chấp thị phi, khinh chê người cầu sanh Tịnh Độ, thật rất sai lầm!
Tịnh
Độ Thập Nghi Luận
Trí Giả Đại Sư
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Comments
Post a Comment