Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
228. Ô HỒNG
烏 𤙖
ŌM!
Tái sắc nhất thiết hộ pháp chúng
Phổ lệnh chư bộ các thần đồng
Thường tùy hành nhân sử giác ngộ
Đồng phó Long Hoa hội quần hùng.
再敕一切護法眾
普令諸部各神童
常隨行人使覺悟
同赴龍華會群雄
Another command to the
hosts of Dharma protectors;
An order to all divisions
of spirit-youths:
Always follow those who
practice and cause them to wake up,
So all can go together to the Dragon Flower Assembly.
Ô HỒNG is the syllable ŌM!.
ŌM! has many meanings:
1. ‘Encouraging production' of all kinds of merit and virtue.
2. ‘Subduing' all he heavenly demons and those of externalist ways.
3. ‘Protecting' all proper Dharmas.
4. ‘The Three Bodies,' which refers to repleteness with the Dharma Body, the Reward Body and the transformation bodies.
When ghosts and spirits hear the sound ŌM! recited, they must put their palms together and be respectful. The must obey the commands given them. If they don't, they are punished.
Phật
Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích
Thiền Tâm
Tiết IV: Đức Từ Thị
Và Hội Long Hoa
Gần đây, có nhiều thuyết tuyên
truyền nói không bao lâu hội Long-Hoa sẽ mở, Ðức Di-Lặc sẽ ra đời giáo hóa
chúng-sanh. Có người lại quả quyết rằng: độ chừng 40 năm nữa, sẽ có hội
Long-Hoa mở ra tại núi Cấm. Chẳng những ở Việt-Nam, mà thời gian trước tại
Trung-Hoa cũng có thuyết ấy. Đó là do những người của các giáo phái khác không
tham khảo chính xác về đạo Phật, nghe nói hội Long-Hoa rồi phụ họa theo mà
tuyên truyền, nếu có người thử hỏi ý nghĩa của hai chữ Long-Hoa, không chừng họ
chẳng hiểu nữa là khác! Cũng có giáo phái cố ý đem hội Long-Hoa của đạo Phật
làm của mình, nên mới sanh ra sự đồn đãi như trên. Xét ra họ được điểm tốt là
khuyên mọi người cố gắng làm lành “để rồi gần đây sẽ gặp Di-Lặc”. Nhưng cũng có
điều lỗi lầm là đã vô tình hoặc cố ý làm sai lạc giáo thuyết trong kinh Phật.
Theo Phật-giáo, Ðức Thích-Ca ra
đời lúc nhơn thọ còn 100 tuổi. Qua mỗi trăm năm thọ số con người bớt xuống 1
tuổi, giảm đến khi nhơn thọ còn 10 tuổi rồi lại tăng lần đến lúc 84.000 tuổi là
mãn tiểu-kiếp thứ chín của trụ kiếp. Sang tiểu-kiếp thứ mười, lúc nhơn thọ từ
84.000 tuổi giảm còn 80.000 tuổi, Ðức Di-Lặc mới ra đời. Từ khi Phật Thích-Ca niết-bàn
đến nay đã được 2.508, ta tạm kể chẵn là 2.500 năm, mức sống con người hiện
thời 75 tuổi là thượng thọ. Lấy mức nhơn thọ 75 tuổi kể theo số niên kiếp tăng
giảm, thì từ đây đến lúc Ðức Di-Lặc ra đời còn 8.805.500 năm nữa. Lúc Ðức
Di-Lặc thành chánh giác, Ngài ngồi nơi một gốc đại thọ, cành cây như mình rồng,
hoa nở tủa ra bốn bên như những đầu rồng, nên gọi cây nầy là Long-Hoa-bồ-đề.
Sau khi thành đạo quả, Phật Di-Lặc cũng ngồi nơi đây mà thuyết pháp, nên lại có
danh từ Long-Hoa-pháp-hội.
Theo kinh Di-Lặc-Hạ-Sanh và
Trường-A-Hàm, thì khi Ðức Di-Lặc giáng sinh, nhơn thọ được tám muôn tuổi. Bấy
giờ mực nước biển giảm xuống để lộ thêm 3.300 du-thiện-na đất liền, châu
Nam-Thiệm-Bộ chu vi rộng được một vạn du-thiện-na. Dưới đây là một đoạn kinh tả
cảnh tượng vui đẹp thanh bình trong lúc đó:
Thuở ấy nước giàu thạnh
Dân không bị hình phạt
Khỏi tất cả tai ách
Chúng nam nữ trong xứ
Đều do thiện nghiệp sanh.
Đất khắp nơi bằng phẳng
Không có những chông gai
Cỏ xanh tốt dịu mềm
Đi êm như bông nệm
Ngoài nội mọc lúa thơm
Đủ hương vị ngon lạ.
Các cây sanh y phục
Mọi vẻ đều tươi sáng
Cây cao ba câu-xá
Hoa trái thường sung mãn.
Bấy giờ người trong nước
Đều sống tám muôn tuổi
Không có các tật bịnh
Tướng mạo rất xinh đẹp
Sắc lực đều đầy đủ
Tâm hằng được an vui
Khi biết mình mệnh chung
Đến Thi-lâm xả thọ.
Chỗ Luân-vương đóng đô
Là thành Diệu-Tràng-Tướng
Dọc mười hai do-tuần
Bảy do-tuần ngang rộng.
Những kẻ ở trong đó
Ðều đã chủng nhân mầu
Đây là nơi phước địa
Người hưởng cảnh nhàn vui
Lâu đài để trấn quốc
Bằng bảy báu nguy nga
Các cửa ngõ trong ngoài
Đều trang nghiêm mỹ lệ
Những hào lũy quanh thành
Cũng xây bằng chất báu
Hoa tươi khắp bốn bề
Chim lành bay đậu hót
Ngoài thành cây Đa-la
Đủ bảy vòng bao bọc
Lưới đẹp cùng linh ngọc
Giăng nối các hàng cây.
Mỗi cơn gió thoảng qua
Tiếng linh khua thanh diệu
Dường như nhạc bát âm
Khiến lòng người vui vẻ.
Trong ngoài nhiều ao hồ
Trong hồ nhiều sen lạ
Vườn hoa cùng hương lâm
Trang nghiêm cảnh thành ấy...
Đại khái, nhơn loại thời đó đều
xinh đẹp sống lâu, trai gái 500 tuổi mới có vợ chồng. Cảnh vật trong nước sáng
sủa tốt tươi, không có các loài ruồi muỗi rắn rết độc trùng; gạch ngói sạn đều
biến thành lưu ly. Con người thuở ấy không bị khổ vì chiến tranh, khỏi lo nhọc
về sự ăn mặc. Tất cả đều hiền lành, tu mười nghiệp thiện, sau khi chết phần
nhiều được sanh lên cõi trời. Nhưng phước đức chưa được đầy đủ, nên bấy giờ
loài người còn có những nghiệp tướng như: nóng, lạnh, đói, khát, tiểu tiện, đại
tiện, tham dục, thích ăn uống, suy già. Tuy nhiên, do phước nghiệp, khi đại
tiểu tiện xong, đất chỗ ấy nứt ra rồi khép lại che dấu uế vật, hoa sen đỏ liền
ló lên tuôn ra mùi thơm đánh tan xú khí.
Vị Luân-vương thời đó tên là
Hướng-Khê. Vua cai trị bốn châu, có bảy báu, một ngàn người con và đủ cả bốn
binh. Trong nước có bốn kho tàng lớn; mỗi kho chứa trăm vạn ức châu báu. Vị
Quốc-sư cũng chính phụ tướng đại-thần đương triều là Thiện-Tịnh Bà-La-Môn, ông
nầy có bà phu-nhơn xinh đẹp tên là Tịnh-Diệu. Di-Lặc Bồ-Tát từ cõi trời
Đâu-Suất giáng sinh làm con trai của vợ chồng Quốc-sư. Bồ-Tát lúc sanh ra, có
đủ 32 tướng tốt, thân hình đầy đặn, khuôn mặt đoan trang tươi sáng như trăng
rằm, đôi mắt trong đẹp như cánh hoa sen xanh. Khi Bồ-Tát lớn lên, ngài thông
thuộc các nghề, kẻ tùy học được 84.000 người. Một năm nọ, vua Hướng-Khê làm tràng
Diệu-bảo để mở hội Thí-vô-giá, các phạm-chí vì giành giựt châu báu làm gãy nát
bảo tràng. Bồ-Tát thấy thế ngộ lý vô thường, xuất-gia tu thành Phật, hiệu là
Từ-Thị Như-Lai. Trong hội thuyết pháp đầu tiên, Ðức Từ-Tôn độ được 96 ức người
thành đạo quả; hội thứ hai độ được 94 ức người và hội thứ ba độ được 92 ức
người. Nơi thiền-môn, vào kỷ niệm Ðức Di-Lặc, chư tăng ni thường đọc bài tán,
trong ấy có câu: “Long-Hoa tam hội nguyện tương phùng” (Ba hội Long-Hoa nguyền
được gặp). Câu nầy là chỉ cho ba pháp hội đã nói trên. Nhưng thật ra, Ðức
Từ-Thị Như-Lai thuyết pháp rất nhiều hội, chớ không phải chỉ có ba hội ấy. Sở
dĩ trong kinh nói có ba là muốn nêu ra tánh cách quan trọng và lớn lao nhất của
ba hội trong nhiều pháp hội đó thôi. Người nào muốn dự ba hội Long-Hoa, nên
thực hành đúng ba điều kiện, theo lời nguyện của Ðức Di-Lặc như sau:
1. Những vị tăng ni xuất-gia
trong giáo pháp của Phật Thích-Ca-Mâu-Ni, nếu có thể giữ gìn giới hạnh trang
nghiêm, tương lai sẽ được tham dự và độ thoát trong pháp hội đầu tiên của ta.
2. Hàng Phật-tử tại-gia, nếu
giữ đúng Ngũ-giới, Bát-quan-trai-giới, phụng thờ và cung kính cúng dường ngôi
Tam-bảo, sẽ được độ thoát trong pháp hội thứ hai của ta.
3. Những kẻ tuy chưa giữ giới,
nhưng có lòng chánh tín đối với ngôi Tam-bảo biết kính lễ Phật và đem tâm thành
cúng dường Phật, Pháp, Tăng, sẽ được độ thoát trong pháp hội thứ ba của ta.
Trên đây là đại lược về thời kỳ giáng sinh thành Phật của Ðức Di-Lặc ở tương lai. ŌM! Nếu vị nào muốn nghe pháp và được hóa độ trong ba hội Long-Hoa, cần nên chú ý.
Comments
Post a Comment