Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




263. HÊ RỊ BÀ ĐẾ YẾT RA HA

醯唎婆帝囉訶

REVATI GRAHĀ



 

 

Độc xứ xuyên trạch bất đồng quần

Bát âm tề tấu mộc thạch kim

Sư tử ngu lạc thường khởi vũ

Kỳ hình như cẩu chủ thú hồn.

 

獨處川澤不同群

八音齊奏木石金

獅子樂常起舞

其形如狗主獸魂



Living alone by rivers and swamps, avoiding the multitudes,

It simultaneously plays eight types of music with wood, metal and stone. 

A lion amuses itself by constantly dancing.

Bearing resemblance to a dog, it rules the animals.



ŌM! HÊ RỊ BÀ ĐẾ YẾT RA HA.


Nếu qúy vị thường tụng câu chú nầy, thì Âm Thanh của loài Ma hay Quỷ điều biến thành nước Cam Lộ.


Thanh sắc tài danh thế-lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô-liêu!
Giai-nhân kiệt sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!

Hươu Tần tranh đuổi khắp giang-san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?

May gặp Như-Lai ánh huệ không
Nước dương 
(nước CAM-LỘ từ cành DƯƠNG) quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu

Lần lựa đi về tiếc uổng công!

Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.

 


Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Bốn Mươi Mốt


Tô Rô Tô Rô [45]

                                    Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,
tố rô tố rô dã, Tát-phạ hạ.

ŌM! HÊ RỊ BÀ ĐẾ YẾT RA HA.



41.  The Sweet Dew Hand and Eye
        
Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp



VĨNH-GIA ÐẠI SƯ

CHỨNG ÐẠO CA THIỂN THÍCH 

HòaThượng Tuyên Hóa

Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự



Thường độc hành, thường độc bộ,

Ðạt giả đồng du Niết-bàn lộ.

Ðiều cổ thần thanh phong tự cao,

Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.

 

Cùng thích-tử, khẩu xưng bần,

Thực thị thân bần đạo bất bần.

Bần tắc thân thường phi lũ hạt,

Ðạo tắc tâm tàng vô giá trân.

 

Vô giá trân, dụng vô tận,

Lợi vật ứng cơ chung bất lận.

Tam thân tứ trí thể trung viên,

Bát giải lục thông tâm địa ấn.



Thường độc hành, thường độc bộ,

Ðạt giả đồng tu Niết-bàn lộ.

Ðiệu cổ thần thanh phong tự cao,

Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.

Dịch:

Thường một mình, thường tản bộ,

Ðạt giả lại qua Niết-bàn lộ.

Ðiệu xưa thần nhẹ dáng thanh thanh,

Xương cứng thân gầy ai chiếu cố.

 

Chỗ này nói về người tu đạo. Người tu đạo là phải thường xuyên sống riêng, không giao thiệp với ai, tránh các duyên, sống một mình, như vậy mới tốt. Tuy nhiên, sống như thế thì phải ở trên núi, không thể ở các nơi đô hội, vì đời sống xã hội phức tạp khiến người tu dễ bị lung lạc, khó cho việc tu hành. Như một mình đi lên núi, trú ở một nơi không ai đi tới, mới đúng là chân chánh tu hành. Ăn những thứ rất khó ăn, mặc những đồ xấu, nằm không cần chỗ êm ái, không ham hưởng thụ, như vậy mới là cách sống của người chân tu. Cho nên quí vị nhớ cho điều này, người tu hành chân chánh, không muốn gần mọi người, không muốn liên lạc với ai, cố giảm bớt các duyên nên mới kiếm những nơi thâm sơn cùng cốc, chỗ mọi người không tới được, để làm nơi tu hành. Bởi vậy bài ca nói:

 

Thường độc hành: Thường một mình đi kinh hành. Kinh hành đi đâu? Ði lại ở nơi đó. Nhưng kinh hành là đi rất chạâm, từng bước, từng bước, từng bước một, đúng như ý nghĩa:

 

Ði cũng thiền, ngồi cũng thiền,

Nói im động tĩnh thảy an nhiên.

Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững,

Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh.

 

Thường độc bộ: Thường thường ngồi tĩnh tọa một mình, không sợ lẻ loi, không sợ vắng lặng, cũng không sợ thiếu người trò chuyện.

 

Ðạt giả đồng du Niết-bàn lộ: Cùng những ai đã thông đạt (những ai trí huệ đã mở, người đã khai ngộ) đi trên con đường Niết-bàn.

 

Ðiệu cổ thần thanh phong tự cao: Ðây là nói dáng điệu thanh cao, không thô bỉ, không giống như những kẻ có hành vi bon chen. "Ðiệu cổ thần thanh" tức là chỉ thái độ hào sảng, khác với kiểu cách a dua, xu nịnh. "Phong tự cao" là tác phong thanh cao.

 

Mạo tụy cốt cương nhân bất cổ: Tuy thân hình gầy ốm nhưng cứng cỏi, cương nghị. Tinh thần thì vững chắc, không gì lay chuyển, luôn luôn giữ nét tôn nghiêm, chẳng ai dám xâm phạm, đến thần thánh cũng không thể khinh mạn. Ðó chính là oai đức của người chân tu, như câu nói: "Hữu uy khả úy, hữu đức khả kính."

 

Cùng thích tử, khẩu xưng bần,

Thực thị thân bần đạo bất bần.

Bần tắc thân thường phi lũ hạt,

Ðạo tắc tâm tàng vô giá trân.

Dịch:

Con Phật nghèo, miệng xưng nghèo,

Rõ thực thân nghèo đạo chẳng nghèo.

Nghèo ắt thân thường manh áo chắp,

Ðạo ắt tâm hằng châu báu đeo.

 

Cùng thích tử: Tức là người xuất gia nghèo. Thích tử là người xuất gia, là đệ tử của Phật Thích Ca.

 

Khẩu xưng bần: Thường thường tự xưng mình là bần tăng, chớ không phải phú tăng.

 

Thực thị thân bần đạo bất bần: Tuy trông bề ngoài thân hình có vẻ nghèo khổ, nhưng bên trong thì đạo không nghèo, bởi vì có đạo đức, đạo đức rất giàu.

 

Bần tắc thân thường phi lũ hạt: Trên thân thì khoác áo vá, vậy là nghèo. Chữ "hạt" nghĩa là màu sắc bị phai. Áo quần bạc màu thì chẳng ai thích mặc.

 

Ðạo tắc tâm tàng vô giá trân: Tuy nhiên, nói về đạo thì bên trong chứa chất một thứ trân quý vô giá, đó là hạt ngọc như ý. Viên ngọc này là của quý vô tận, dùng không bao giờ hết, biến hóa vô cùng, mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.

 

Vô giá trân, dụng vô tận,

Lợi vật ứng cơ chung bất lận.

Tam thân tứ trí thể trung viên,

Bát giải lục thông tâm địa ấn.

Dịch:

Châu báu đeo dùng chẳng hết,

Tùy duyên rải khắp chẳng keo kiết.

Ba thân bốn trí thể tròn nguyên,

Tám giải sáu thông tâm ấn hiệp.

 

Vô giá trân: Của báu này là vô giá. Châu báu này chẳng phải là loại có hình tướng như châu báu ở thế gian, chẳng phải là loại đá mấy chục carat, hoặc đáng mấy trăm lạng vàng ròng, hay bao nhiêu cân lạng bạc, bấy nhiêu lưu ly, pha-lê, xà-cừ, xích-châu, mã-não các loại bảy báu. Của báu vô giá này chính là trí huệ cố hữu của chúng ta, có tên là viên ngọc như ý.  

Dụng vô tận: Của báu này lấy ra thì vô tận, dùng không bao giờ hết, khỏi cần tìm kiếm nó ở đâu, tự chúng ta đã sẵn có nó một cách trọn vẹn.

Lợi vật ứng cơ chung bất lận: "Lợi vật" là lợi ích hết thảy mọi chúng sanh. Ứng cơ là tùy cơ mà giáo hóa, tùy người mà nói pháp, tùy bệnh mà cho thuốc, tất cả đều đúng chỗ. "Chung bất lận" là không giống như kiểu cách bỏn xẻn, chặt chịa, của loại người biển lận.

Tam thân tứ trí thể trung viên: Nếu được của báu vô giá thì sẽ có ba thân: Pháp thân, tức là Tỳ-lô-giá-na Phật, trùm khắp pháp giới; báo thân, tức là Lô-xá-na Phật, quang minh thanh tịnh; hóa thân, tức là ngàn vạn ức hóa thân Phật Thích-ca Mâu-ni. Trong tự tánh của chúng ta cũng có đủ ba thân này, giống như của Phật, không sai khác.

Tứ trí cũng vậy, nếu được của báu vô giá thì chúng ta cũng có tứ trí như Phật. Thứ nhất là đại viên kính trí, tức là thức thứ tám hay A-lại-da, khi các chủng tử trong thức này đã hoàn toàn thanh tịnh, không còn bị nhiễm ô, trí huệ hiện ra sáng chói như một tấm kính lớn tròn, chiếu khắp mọi vật, thấu suốt mọi pháp, hữu vi cũng như vô vi, không hề bị trở ngại. Thứ đến là diệu quan sát trí. Chúng ta ai cũng có trí quan sát, nhưng nó không mầu nhiệm, chỉ biết được những vật có hình tướng, còn những vật vô hình vô tướng, hay những sự việc trong quá khứ hay vị lai thì không thể biết được. Có được loại trí huệ này thì bất luận muốn biết chuyện đã qua, chuyện xảy ra trong hiện tại hay trong tương lai, chỉ cần quan sát là biết liền. Thứ ba là bình đẳng trí. Thể nghiệm được loại trí huệ này là khi tự mình cảm thấy ta và vạn sự vạn vật chỉ là một thể, lúc đó không còn ý niệm đối đãi giữa ta và những gì không phải của ta, tất cả hữu tình và vô tình, đồng viên chủng trí, tại thánh chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm, không thiếu không dư, hoàn toàn bình đẳng. Thứ tư là thành sở tác trí. Trí huệ này khiến cho năm thức thuộc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân có công năng hóa độ rộng lớn, lợi ích cho các chúng sanh.

 

Bát giải lục thông tâm địa ấn: Của báu vô giá gồm đủ tam thân tứ trí, bát giải thoát, ngũ nhãn, lục thông. "Tâm địa ấn" nghĩa là của báu vô giá chính là pháp môn tâm địa của chúng ta, một cái ấn quý trong tâm, và trong ấn này chứa chất công năng của tam thân, tứ trí, bát giải và lục thông.

Quí vị phải ghi nhớ rằng của báu vô giá là vật sở hữu của mỗi người chúng ta, chúng ta phải giữ gìn chớ để thất thoát. Thất thoát ra sao? Quí vị tham tiền tài, của báu vô giá đó sẽ mất; quí vị tham sắc, nó cũng sẽ mất; tham danh, tham ăn, tham ngủ, tức là quí vị đã lãng phí của báu vô giá của quí vị. Còn như quí vị muốn giữ nó, thì quí vị phải nghiêm chỉnh, nhìn nhận rõ ràng, từng bước từng bước ráng tu tập. Chớ ham đi cho mau, ham đi lối tắt, ham vượt bậc, mà phải y chiếu các pháp môn Phật dạy mà tu tập, không thể tự dối mình để ngày sau lừa dối thế gian. Quí vị nên biết rằng, dối người tức là dối mình, mà dối mình tức là dối người khác, cho nên chúng ta chớ để trong lòng những điều quanh co, phàm là tu hành hay làm bất cứ chuyện gì cũng luôn luôn thành thực, như vậy thì nhất định sẽ có tam thân, tứ trí, bát giải, lục thông.

Comments

Popular posts from this blog