Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua





273. BÀ ĐA HA RỊ NẨM

婆多訶唎南

VĀNTĀ HĀRINYĀ


 

 

Đại thân nương mẫu quả tân tiên

Kiến sắc văn hương khứu vị tiền

Xúc thực tư chi đồng thọ dụng

Nhân duyên như thị nghiệp giao tiễn.

 

大身娘母果新鮮

見色聞香嗅味前

觸食思之同受用

如是業交煎



This means ‘great body,' ‘mother,' and fresh ‘fruits.'

By seeing the form and smelling the fragrance, ghosts know the flavor. 

Whether eating by contact, or by thought, they enjoy it.

Causes and conditions being what they are, they are tortured in their own karma.



ŌM! BÀ ĐA HA RỊ NẨM.


Nếu muốn cho tất cả loài Quỷ ăn theo cách XÚC chạm được no đủ, nên thường tụng câu chú nầy.


Xúc thựcQuỷ và thần ăn theo cách XÚC chạm CĂN và CẢNH làm thức ăn, vài loại ở cõi Trời cũng dùng theo lối này. ( lấy gửi hơi, nếm vị, vui mừng...  làm thức ăn)

 


Mantra Illustrations

Thần Chú Xuất-Tượng




NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

CẦM ĐÓA KIM-LIÊN NGÀN CÁNH


HIỂU-LÝ “ NHÃN CĂN THỌ SẮC”.



79. 爍thước 皤bàn囉ra 夜dạ
_________________________________

老lão 曰viết 五ngũ 色sắc 使sử 目mục 盲manh

Laozi said,  Five colors blind the eyes. 

觀quán
音âm 解giải 眼nhãn 悟ngộ 真chân 常thường

Contemplating Sounds freed his eyes and awakened to the Truth.

金kim
 葉diệp 寶bảo 蓮liên 毫hào 光quang 照chiếu

Upon a golden lotus he radiates rays of light.

本bổn
 來lai 面diện 孔khổng 非phi da 娘nương

Our original face does not come from our worldly family or ancestors.





NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

DUỖI CÁNH TAY VÀNG


HIỂU-LÝ “ TAI PHÂN BIỆT TIẾNG”.



80. 娑ta 婆bà 訶ha
__________________________________

絲t竹trúc 土độ 革cách 木mộc 石thạch 金kim

Silk and earth, bamboo and hide, wood, stone and metal,

八bát
 音âm 齊tề 奏tấu 日nhựt 日nhựt 新tân

Make eight notes that combine into endless scores of music.

解giải
 了liễu 耳nhĩ 根căn 聞văn 自tự 性tánh

Freeing his ear organ, he heard his own nature.

天thiên
 樂nhạc 鳴minh 空không 不bất 動động 心tâm

Even heavenly melodies wafting through space will not move his mind.



NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

MỞ TAY NGŨ-LUÂN


HIỂU-LÝ “ MŨI NGỬI CÁC MÙI”.


81. ÁN! 悉tất 殿điện 都đô
__________________________________

受thọ 持trì 讀độc 誦tụng 妙diệu 靈linh 文văn

Receiving, upholding, reading, and reciting these miraculous phrases,

加gia
 被bị 護hộ 念niệm 各các 行hành 人nhân

Bestowing blessings is mindful and protective of everyone who practices.

三tam
 千thiên 世thế 界giới 皆giai 示thị 現hiện

Appearing in each world of the three thousand system,

觀quán
 音âm 鼻t 根căn 解giải 味vị 塵trần

Contemplating Sounds  nose freed itself of defiling smells.




NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

SÈ BÀN TAY ĐÂU-LA-MIÊN


HIỂU-LÝ “ LƯỠI NẾM VỊ”.



82. 漫mạn多đa 囉ra
__________________________________

持trì 咒chú 誦tụng 經kinh 專chuyên 一nhất 心tâm

Hold mantras and recite Sutras with a single mind.

感cảm
 應ứng 道đạo 交giao 土độ 變biến 金kim

When responses mesh with the Way, dirt can turn into gold.

菩bồ
 薩tát 慈từ 悲bi 水thủy 現hiện 月nguyệt

Bodhisattvas  compassion: like the moon shimmering in water;

眾chúng
 生sanh 覺giác 悟ngộ 離ly 味vị 根căn

Living beings  awakening: freedom from the tongue and flavors.




NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

TAY BƯNG BÁT-HƯƠNG


HIỂU-LÝ “THÂN CĂN THỌ XÚC”.


83. 跋bạt 陀đà 耶da
__________________________________

法pháp 界giới 虛hư 空không 天thiên 外ngoại 天thiên

This is a place beyond any place in space and the Dharma Realm,

微vi
 塵trần 剎sát 海hải 盡tận 包bao 含hàm

That contains seas of lands in number like motes of dust.

有hữu
 緣duyên 無vô 緣duyên 同đồng 化hóa 度độ

Those with and without affinities will all be taught and saved.

信tín
 受thọ 奉phụng 行hành 即tức 聖thánh 賢hiền

Those who believe, accept, honor, and practice are saints and sages.




NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

TAY CẦM TRÀNG-PHAN


HIỂU-LÝ “Ý CẦN BIẾT CÁC PHÁP”.









Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát 

Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni


Nam-mô Ði-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát



Thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án! Tất điện đô, mạng đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.

ŌM! BÀ ĐA HA RỊ NẨM.




THẾ NÀO LÀ TRỢ NHÂN ?

(What are aiding causes?)

 

 

Kinh văn:

 

Vân hà trợ nhân  

A Nan  như thị thế giới thập nhị loại sanh  bất năng tự toàn  tứ thực trụ  sở vị  đoạn thực xúc thực  tư thực thức thực 

 

Thị cố Phật thuyết nhất thiết chúng sanh giai thực trụ 

 

 

( Thế nào là trợ nhân?

 

A-Nan, đây là mười hai loại chúng sinh trong thế giới không thể tự toàn, phải nương theo bốn cách ăn mà SỐNG; nghĩa là nương theo đoạn thực, xúc thực, tư thực và thức thực.

 

Vậy nên Phật bảo tất cả chúng sinh đều nương vào cái ăn mà an trụ. )

 

 

Giảng giải:

 

Thế nào là trợ nhân? Có những trợ nhân tạo nghiệp lành, có trợ nhân tạo nghiệp ác. Ở đây, Đức Phật nói đến các trợ nhân dẫn đến nghiệp xấu.

 

A Nan, đấy là mười hai loại chúng sinh trong thế giới, như đã nói qua, không thể tự toàn, phải nương theo bốn cách ăn mà SỐNG. Mọi người đều phải ăn để sinh tồn, nghĩa là nương theo đoạn thựcchia cắt thành từng miếng, từng phần để ăn. Đấy là cách ăn của chư Thiên lục dục, A tu la, con người và súc sinh. ( Lấy tiêu hóa làm thức ăn)

 

Xúc thựcQuỷ và thần ăn theo cách XÚC chạm CĂN và CẢNH làm thức ăn, vài loại ở cõi Trời cũng dùng theo lối này. ( lấy gửi hơi, nếm vị, vui mừng...  làm thức ăn)

 

Tư thực – cách dùng tư duy thiền định làm thức ăn ( THIỀN-LẠC THỰC) , đây là cách ăn của chư Thiên sắc giới.

 

Và thức thực – lấy THỨC phân biệt làm thức ăn, đây là cách ăn của chúng vô sắc và chư Thiên phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 

Vậy nên Phật bảo tất cả chúng sinh đều nương vào cái ăn mà an trụ.

 

Sau khi Phật thành đạo,  muốn độ người tu khổ hạnh theo lối nhịn ăn , nên Ngài nói pháp:

 

“Tất cả chúng sinh phải nương theo cái ăn mà an trụ.”

 

Các ngoại đạo cười Ngài và bảo:

 

“Ngay cả Đứa bé cũng biết đều đó.”

 

Phật hỏi lại: “Vậy các ông nói coi có bao nhiêu cách ăn?”. Các ngoại đạo lặng im không đáp, nhân đó Phật nói về bốn cách ăn mà an trụ.

 

Sutra:

What are aiding causes? Ananda, the twelve categories of living beings in this world are not complete in themselves, but depend on four kinds of eating; that is, eating by portions, eating by contact, eating by thought, and eating by consciousness. Therefore, the Buddha said that all living beings must eat to live.

Commentary:


What are aiding causes? Some causes aid in the creation of wholesome karma, and some contribute to the creation of unwholesome karma. Here, the Buddha is referring to causes which bring about bad karma.

Ananda, the twelve categories of living beings in this world, just described, are not complete in themselves, but depend on four kinds of eating. They depend on eating to survive. That is, eating by portions: bite by bite, bit by bit, the way beings in the six desire heavens, the asuras, humans, and animals take their food. Eating by contact: the ghosts and spirits eat by contact, and some beings in the heavens also eat this way.

Eating by thought: in the dhyana heavens of the form realm, beings don't have to actually ingest the food. They take the bliss of dhyana as food, they can eat by thinking.

Eating by consciousness: this includes the beings of the formless realm up through those in the Heaven of Neither Thought Nor Non-Thought. They eat by discriminations of consciousness.

Therefore, the Buddha said that all living beings must eat to live. That was at the beginning of his teaching, when the Buddha wanted to break through the doctrines of externalists. When he said to them that all living beings must eat to live, the externalists laughed at him and said, "You call that 'dharma'? Do you think we had to wait for you to tell us that? Who doesn't know that beings have to eat to live? Even children understand that."

In reply the Buddha said, "Well, tell me, then, how many kinds of eating are there?"

At that point the externalists were speechless. They couldn't come up with the answer. Then the Buddha explained the four kinds of eating.



Kinh văn:

 

Nan  nhất thiết chúng sanh  thực cam cố sinh  thực độc cố tử  thị chư chúng sanh cầu tam ma địa  đương đoạn thế gian  ngũ chủng tân thái 

 

( A-Nan, tất cả chúng sinh, dùng thức ăn lành thì sống, dùng thức ăn độc thì chết. Vậy các chúng sinh cầu Tam-ma-địa, nên dứt bỏ năm loại rau cay trong thế gian. )

 

 

Giảng giải:

 

Bài văn này luận về giai đoạn thứ nhất, loại trừ đi trợ nhân – tức cái nhân giúp đỡ. Năm món cay nồng làm tăng thêm nghiệp xấu, vậy nên bước đầu phải loại bỏ điều này.

 

A Nan, tất cả chúng sinh, dùng thức ăn lành thì sống, ăn thức ăn độc thì chết.

 

“Tất cả chúng sinh”, bao hàm mười hai chủng loại. “Thức ăn lành” – nguyên văn “TRONG LÀNH”, chỉ thực phẩm, thức ăn không độc hại, có nhiều dinh dưỡng.

 

“Thức độc” ở đây không phải là độc dược làm chết người, mà là chỉ năm loại rau cay, loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, làm giảm đi tuổi thọ, chứ không phải ăn vào là chết ngay.

 

Vậy các chúng sinh cầu Tam-ma-địa, nên dứt bỏ năm loại rau cay trong thế gian.

 

Giai đoạn đầu tiên là dứt trừ trợ nhân. Không dùng năm loại cay nồng: tỏi, hành, hẹ, kiệu, nén.

 

Sutra:

Ananda, all living beings can live if they eat what is sweet, and they will die if they take poison. Beings who seek samadhi should refrain from eating five pungent plants of this world.

Commentary:


This passage discusses the first gradual stage, getting rid of the aiding causes. The five pungent plants aid in the creation of unwholesome karma, and so the first step is to eliminate them from one's diet. Ananda, all living beings can live if they eat what is sweet, and they will die if they take poison. "All living beings" refers to the twelve categories. "Sweet" here really means "edible"; the food is sweet in the sense that it is not poisonous, but is nourishing and palatable.

"Poisonous" here does not necessarily mean lethal poison, but refers to such things as the five pungent plants, which in this context are considered poisonous. It refers to any food which has an unwholesome effect on beings, and contributes to an earlier death. It doesn't just mean eating something which is instantaneously fatal. Beings who seek samadhi should refrain from eating five pungent plants of this world. The first step is to get rid of contributing causes. The five pungent plants have been described already. They are onions, garlic, leeks, scallions, and shallots.



Kinh văn:

 

Thị ngũ chủng tân  thục thực phát dâm  sanh đạm tăng khuể 

 

( Năm loại rau cay này, ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì tăng thêm lòng giận. )

 

 

Giảng giải:

 

Năm loại rau cay này, ăn chín thì phát lòng dâm.

 

Ăn thịt cũng bị tác động như vậy. Đấy là lý do tại sao người tu hành không nên ăn thịt. Năm món cay kích thích làm sinh khởi lòng ham muốn, đặc biệt ở đây là chỉ sự ham muốn về dâm dục, khoái lạc.

 

Ăn sống thì tăng thêm lòng giận.

 

Cách ăn như thế làm cho con người ngốc nghếch hơn. Lý trí và tính cách bị mất đi. Một khi không còn sáng suốt thì không sao phân biệt được phải trái. Các sự việc bất ngờ xảy ra, họ không nhận rõ sự thực. Các vấn đề trở thành chướng ngại, không giải quyết được, và cách duy nhất là tức giận. Ăn thịt cũng bị tác động như vậy, dễ sinh lòng giận dữ. Ăn càng nhiều năm loại rau cay nầy, tính khí nóng giận càng tăng trưởng mạnh.

 

Sutra:

If these five are eaten cooked, they increase one's sexual desire; if they are eaten raw, they increase one's anger.

Commentary:


If these five are eaten cooked, they increase one's sexual desire. Meat has the same effect. That is one reason why people who cultivate the Way do not eat meat. The five pungent plants also increase desire, but not wholesome desire; rather, they are especially potent in increasing sexual desire, to the point that it is unbearable and one goes crazy with lust. If they are eaten raw, they increase one's anger. They make one more stupid.

People with wisdom do not lose their tempers. Those who do lose their tempers, for the most part are people who cannot clearly distinguish either the principles or the specifics. Something happens and they can't see beyond it. It becomes an obstruction for them, and they do not know how to resolve it except by getting angry. But losing their temper doesn't actually help the situation one bit. Meat also increases one's afflictions and the propensity to get angry. And the more of these five pungent plants one eats, the bigger one's temper grows.


Kinh văn:

 

Như thị thế giới thực tân chi nhân  túng năng tuyên thuyết  Thập Nhị Bộ Kinh  thập phương thiên tiên  hiềm kỳ xú uế  hàm giai viễn ly 

 

Chư ngạ quỷ đẳng  nhân bỉ thực thứ  thỉ kỳ thần vẫn  thường dữ quỷ trụ  phước đức nhật tiêu  trưởng vô lợi ích 

 

( Như vậy trong thế giới, những người ăn rau cay đó, DÙ GIẢNG NÓI ĐƯỢC 12 BỘ KINH. Thiên tiên trong mười phương cũng chê là hôi, nên đều tránh xa.

 

Các loài quỷ ĐÓI, nhân lúc người kia ăn rau cay xong, bèn liếm môi mép người đó. Người ấy thường ở với quỷ một chỗ, phước đức ngày càng giảm, hằng không được lợi ích. )

 

 

Giảng giải:

 

Như vậy trong thế giới, những người ăn rau cay đó, DÙ GIẢNG NÓI ĐƯỢC 12 BỘ KINH. Thiên tiên mười phương cũng chê là hôi, nên đều tránh xa.

 

Toàn bộ Kinh tạng của Phật giáo cộng chung có mười hai bộ:

1. Bộ Trường hàng: Giữa một bản Kinh không có ngắt đoạn cho nên gọi là Trường hàng.

2. Bộ Trùng Tụng: Lập lại ý nghĩa đã nói trong Kinh; nói lập lại văn Kinh Trường hàng để dễ ghi nhớ.

3. Bộ thọ ký: Trong Kinh điển đề cập đến việc Ðức Phật trước thọ ký cho Ðức Phật sau, ví như nói: "Ông ở kiếp nào đó sẽ được thành Phật tên là gì? Thọ mạng bao lâu? Chúng sanh giáo hóa được nhiều ít? Ở trước quốc độ nào?..." đều là dự báo trước, đó gọi là Thọ ký.

4. Bộ nhơn duyên: Do các thứ nhơn duyên mà nói các thứ pháp.

5. Bộ Thí dụ: Dùng một sự vật nào đó, tỷ dụ cho một sự vật nào đó để thuyết minh chỗ nhiệm mầu của Phật Pháp.

6. Bộ Bổn sự: Hoặc Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tự thuật việc tiền thân, hoặc thuật lại những sự tích tiền thân của một vị Phật hay một vị Bồ tát nào đó.

7. Bộ Bổn sanh: Nói về sự tích đời này của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc việc đời này của một vị Bồ tát nào đó.

8. Bộ Phương quảng: Phương là bốn phương, Quảng là rộng khắp, biểu thị pháp được nói ra rất tinh vi rộng lớn.

9. Bộ Vị tằng hữu: Những điều này là từ trước đến nay chưa từng nói ra hay bây giờ mới nói.

10. Bộ Bất vấn tự thuyết: Như Kinh A-Di-Ðà, do vì bộ Kinh này rất trọng yếu, tất cả hàng Thanh văn không thể hiểu được, cho đến các vị Bồ tát cũng chưa có thể đạt đến cảnh giới này, nhơn đó Ðức Phật tự phóng ra ánh sáng chấn động cõi nước để nói ra bộ Kinh này.

11. Bộ Cô khởi: Cũng gọi là Phúng tụng. Trong một bộ Kinh, đó là những bài kệ đứng riêng một mình, không liên quan gì đến kinh văn trước hay sau cả, hoặc nói ra riêng rẽ về đạo lý, như Kinh Kim Cang.

12. Bộ Luận nghị: Nghiên cứu luận nghị về nghĩa lý của một loại Phật pháp.

 

 

Có bài kệ về 12 bộ Kinh:

 

 

Trường-Hàng, Trùng-tụng và Thọ-ký,
Cô-khởiVô-vấn mà tự thuyết,
Nhân-duyênThí-dụ với Bổn-sự

Bổn-sanhPhương-quảngVị-tằng-hữu

Luận-nghị cộng thành mười hai bộ.

 

 

 

Kinh Phật Thuyết A Di Ðà

 

Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập.

Giảng giải: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân.

 

 

 

Đây là nói về những người ăn rau cay, hoặc uống rượu, ăn thịt. Nói khác đi, chư Thiên Tiên sẽ không hộ vệ người ăn uống như vậy. Thân thể họ sẽ bốc mùi các thức ăn thịt bò, hành, tỏi; nách tiết ra mùi hôi khiến không ai dám đến gần họ.

 

Có một số người giảng nói được mười hai bộ kinh như là một bậc Đại trí huệ, nhưng nếu họ dùng thức ăn không trong sạch, thì lắng nghe họ chỉ có bọn quỷ, còn chư Thiên Tiên thì tránh xa.

 

Các loài Quỷ đói và rất nhiều loại sinh vật không có gì để ăn, nhân lúc người kia ăn rau cay xong – tức năm loại rau cay, bèn liếm môi mép người đó.

 

Sau khi người đó ăn xong các thức ăn nặng mùi, mùi vị tăng nồng ấy kích thích các quỷ tiến tới, bọn chúng sẽ ngửi và thưởng thức năm vị nồng của rau cay.  Quỷ ăn bằng cách xúc chạm giữa CĂN và CẢNH làm thức ăn , như chúng ta đã học qua, chúng sẽ chụm lại quanh người dùng thức ăn bất tịnh và dùng tay sờ soạng vào người ấy.

 

Quý vị không nhìn thấy, nhưng thực sự là chúng hành động như vậy.

 

Người ấy thường ở với quỷ một chỗ, phúc đức ngày càng giảm, hằng không được lợi ích.

 

 Rất rõ ràng và đơn giản, đoạn này xác định người ăn năm loại rau cay, cuối cùng cũng họp chung với quỷ. Quỷ thường xuyên bám theo, mặc dù mọi người không để ý tới sự thực ấy. Phước đức cũng vì vậy mà giảm đi nhiều.

 

Sutra:

Therefore, even if people in this world who eat pungent plants can expound the twelve divisions of the sutra canon, the gods and immortals of the ten directions will stay far away from them because they smell so bad.

However, after they eat these things the hungry ghosts will hover around and kiss their lips. Being always in the presence of ghosts, their blessings and virtue dissolve as the days go by, and they experience no lasting benefit.

Commentary:


Therefore, even if people in this world who eat pungent plants can expound the twelve divisions of the sutra canon, the gods and immortals of the ten directions will stay far away from them because they smell so bad. This refers to people who eat the five pungent plants or drink wine or eat meat. On the other hand, the gods and immortals will protect someone who does not ingest these things.

Body odors come largely from what one eats. People who enjoy eating beef, onions, and garlic have strong body odors. Their armpits often stink so badly that they can be smelled a long way off, and no one wants to get near them.

There are a number of people who are able to expound on the canon with all its twelve divisions:

Repeating verses and predictions,
Interjections and what was spoken without request;
Past events, analogies, causes and conditions,
This life, expansions, and what never before existed;
With discussion, that is twelve all together,
As in Great Wisdom Shastra's thirty-third chapter.
Memorize the verse and you know the twelve divisions of the canon.

But if one's eating is not pure, one's sole listeners will be hungry ghosts. The gods and immortals will not listen. The hungry ghosts are creatures that don't have anything to eat. But after people who don't hold to pure eating eat these things, meaning the five pungent plants and the like, the hungry ghosts will hover around and kiss their lips. After people eat these strong-smelling foods, the odor lingers around them and attracts ghosts. The ghosts boldly go up and kiss those who partake of the five pungent plants, in an attempt to taste what they've eaten.

Ghosts eat by contact, as we have learned, so those who eat these impure things are literally in the hands of ghosts who hang around and keep touching them. You may not be one who can see them, but they are really there doing just that. Being always in the presence of ghosts, their blessings and virtue dissolve as the days go by, and they experience no lasting benefit.

Plain and simple, this passage says that people who eat the five pungent plants end up in the company of ghosts. Ghosts are their constant companions, even though the people themselves may be oblivious to the fact. Their blessings and virtue thereby decrease, and they end up with no advantages at all.


Kinh văn:

 

Thị thực tân nhân tu tam ma địa  Bồ Tát thiên tiên  thập phương thiện thần  bất lai thủ hộ  đại lực ma vương đắc kỳ phương 便tiện  hiện tác Phật thân  lai vi thuyết pháp  phi hủy cấm giới  tán dâm nộ si 

 

( Người ăn rau cay đó tu pháp Tam-ma-địa, các vị Bồ-tát, Thiên,  Tiên, mười phương Thiện thần chẳng đến bảo hộ. Đại lực Ma Vương được phương tiện đó, hiện làm thân Phật, đến thuyết pháp cho người ấy, chê phá giới cấm, ngợi khen dâm dục, nóng giận, si mê. )

 

 

Giảng giải:

 

Người ăn rau cay đó tu pháp Tam-ma-địa, Bồ-tát, Thiên, Tiên, mười phương Thiện thần, chẳng đến bảo hộ.

 

Đoạn này ám chỉ người nào? Đấy là những người dùng năm loại rau cay – Người đó có thể là quý vị là tôi. Tại sao Hộ pháp và Thiện thần lại không bảo vệ những người như thế?

 

Đây là vì họ có mùi hôi khó chịu. Các Hộ pháp ưa thích trong sạch, họ tránh mùi hôi nên không đến hộ vệ những người TU HÀNH như thế. Tuy nhiên, các  vị thần Hộ pháp là rất cần thiết cho người tu TAM-MA-ĐỊA, nơi các vị ấy trú ngụ thì không có ma quỷ, nơi không có Hộ pháp thì ma quỷ được nhiều thuận lợi. Hộ pháp và Thiện thần CÔNG VIỆC là bảo vệ và gia hộ người tu hành, nhưng trong trường hợp này họ không đến giúp.

 

Đại lực Ma Vương được phương tiện đó, hiện làm thân Phật, đến thuyết pháp cho người ấy.

 

Khi thấy không có Hộ pháp, Đại lực Ma Vương sẽ hiện đến nhóm họp cùng người ấy. Đại lực của Ma Vương như thế nào? Đó là họ có thể hiện ra thân Phật! Tôi có lời khuyên, nếu sau này quý vị đạt được Phật nhãn, quý vị sẽ thấy Phật, hoặc Bồ tát, hoặc Thiện thần hiện đến.

 

Nếu các vị đó là thật, thì ánh sáng của họ rất thanh tịnh và mát lạnh, khi ánh sáng ấy chạm vào người, quý vị sẽ cảm thấy rất thư thái, dễ chịu mà không sao diễn tả được – Đấy là bậc Thánh chân thật.

 

Còn như với Quỷ, chúng chỉ tỏa ra sức nóng. Tuy nhiên, phải cần có trí huệ mới phân biệt được sự khác biệt ấy. Dĩ nhiên, sức nóng ấy không phải nóng như lửa, mà đấy là hơi nóng của ánh sáng Quỷ, trong khi ánh sáng Phật không như vậy.

 

Một cách phân biệt nữa là lời pháp của Phật và Quỷ. Đại lực Ma Vương sẽ hiện đến chê phá giới cấm, ngợi khen dâm dục, nóng giận, si mê. Chúng sẽ nói:

 

Đừng giữ giới, đó chỉ là hạnh của Tiểu thừa. Những giới cấm của Đại thừa như tà dâm, sát sinh, trộm cắp, chẳng là gì cả. Nếu các người sát sinh cũng chẳng phá giới gì, cả trộm cắp, tà dâm cũng vậy. Đừng vướng mắc vào điều nhỏ nhặt ấy. Đừng phân biệt tốt xấu. Phá giới không hại gì”.

 

Khi chưa thọ giới, quý vị có làm điều gì cũng không kể là phạm giới. Nhưng một khi đã thọ giới, chẳng hạn, giới cấm sát sinh, nếu chúng ta có hành động sát sinh, tất nhiên là phạm giới rồi. Tại sao? Vì quý vị biết rõ hành động đó là sai lầm nhưng vẫn phạm phải. Nếu biết giới cấm trộm cắp, nhưng lại đi trộm cắp – vậy là phá giới.

 

Quý vị có tà dâm trước khi thọ giới, cũng không xem là phá giới – đây là hành vi PHẠM-TỘI NHƯ CHƯA PHÁ GIỚI, VÌ CHƯA THỌ GIỚI. Nhưng khi quý vị đã THỌ GIỚI thì hành vi đó là phạm giới. Hành vi nói dối cũng như vậy.

 

Nhìn chung, tất cả những gì nếu quý vị biết, thì nói là biết, và nếu không biết, thì nói là không biết. Quý vị không thể nói không biết khi mình biết, hoặc nói biết điều mình không biết. Quý vị không thể nói quanh co này nọ. Cái tâm thẳng thắn chính là đạo tràng vậy.( TRỰC TÂM LÀ ĐẠO TRÀNG )

 

 

Có vài người sẽ nghĩ: Vâng, vậy nếu tôi không THỌ GIỚI thì tôi không phạm giới, đúng không? Đúng vậy, vì Qúy-vị chưa thọ giới, nhưng PHẠM-TỘI cho những HÀNH VI đã làm.

 

Cho nên, quý vị đã biết THỌ GIỚI nên làm, nếu như không thọ giới thì việc tu học của quý vị sẽ không thể tăng tiến được, cho dù có học Phật đạo cả đời cũng vậy. Do đó, biết thọ giới là điều tốt, chúng ta nên thọ giới và giữ GIỚI LUẬT  cho thật cẩn thận.

 

Đối với Ma vương, bọn chúng chỉ ra sức HỦY BÁNG  giới cấm, ngăn trở quý vị thọ giới. Chúng tán dương sự dâm dục. “Đó là đại sự”, chúng nói: “Càng dâm,  thì QỦA VỊ BỒ-TÁT của qúy vị càng cao. Chẳng hạn như Ucchushma,  mỗi ngày phải có từ hai trăm đến ba trăm phụ nữ, nhưng sau đó tu tập cũng trở thành Hỏa đầu Kim Cang.

 

Vậy là thế nào?”. Thực ra, ngay khi Ma vương lên tiếng khen ngợi sự dâm dục thì quý vị biết đó không phải là Phật chân chính rồi. Sự giả dối, lừa đảo, là hành vi si mê điên đảo. Phần trước chúng ta đã bàn qua.

 

Nhân trong thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si nên hòa hợp với ngoan, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng khô cảo.

 

Và các LOẠI vô tưởng ấy hóa làm đất, cây, vàng, đá. Dĩ nhiên, không phải chúng vô tưởng nào cũng hóa ra như vậy – điều đó chỉ thỉnh thoảng xảy ra trong thời kỳ, giai đoạn nào đó. Ở đây, Ma vương khen ngợi sự hư giả, dối trá, chúng cho rằng ngu si là điều tốt, có như vậy chúng mới dễ dàng sai khiến. Khi quý vị tin tưởng chúng tất sẽ trở thành quyến thuộc của bọn ma quỷ ấy.

 

Gần đây, ở Ấn Độ xuất hiện cuốn sách đề cao pháp tu mật trong quan hệ nam nữ. Đây là sách của quỷ viết ra. Bọn chúng tán dương sự hành dâm và không muốn con người từ bỏ điều ấy. CHÚNG BẢO HÀNH DÂM SẼ ĐƯỢC THÀNH PHẬT. Thế nhưng Phật là thanh tịnh, là trong sạch, không tạp nhiễm những hỗn loạn, nhơ bợn.

 

Trong ngôn ngữ Trung Quốc, chữ “Hôn” trong kết hôn, gồm chữ nữ () ghép với chữ hôn (), có nghĩa là hỗn loạn, hôn ám. Như vậy, từ kết hôn cũng đã hàm ý sự đánh mất trí huệ. Đời sống con người như tiêu phí trong đêm, trong bóng tối và bất tịnh. Điều đó cũng như ngủ ngày, khi ngủ thì hầu như quên hết mọi sự. Đấy là si, là mê, và từ kết hôn trong tiếng Trung có ý nghĩa biểu tượng như vậy.

 

Tuy nhiên, khi tôi nói về kết hôn, không phải mọi trường hợp đều như vậy. Quý vị phải nhìn vấn đề linh động hơn, không thể cứ chết cứng theo quan điểm của mình. Mặc dù tôi nói kết hôn là sự phức tạp, rối rắm, thì quý vị phải cố gắng hiểu rõ sự phiền tạp ấy. Quý vị có thể dấn vào mọi sự phiền tạp, nhưng đừng để bị quay cuồng trong việc hỗn độn ấy. Đức Thích Ca Mâu Ni kết hôn, nhưng Ngài vẫn sáng suốt hơn người. (ĐÂY LÀ THỊ HIỆN CÓ VỢ CON, CŨNG NHƯNG NHÀ ẢO SƯ, VÌ AI THÀNH PHẬT, ĐỀU LÀ VỊ BỒ-TÁT NHẤT SANH BỔ XỨ, NHƯ DI-LẶC BỒ-TÁT VẬY, KHÔNG CÒN CÓ TÁNH DÂM-DỤC .)

 

 

Khi quý vị nghe nói người ăn năm loại rau cay sẽ có quỷ đến hôn lên môi miệng người đó, quý vị có cảnh giác không? Nếu không sợ hãi, các vị sẽ thấy điều đó chẳng là gì cả. Còn như xem đấy là lời nhắc nhở cảnh tỉnh, hãy dừng ăn năm loại rau ấy. Nếu không dùng, Thiện thần sẽ gia hộ quý vị, còn bọn quỷ thần thì lánh xa. Nếu quý vị kết hôn và luôn cảnh giác, luôn thức tỉnh, quý vị sẽ không sa vào những mê mời hỗn loạn và phức tạp. Quý vị cũng đừng hiểu lầm rằng tôi, phản đối sự kết hôn của mọi người – Không phải vậy. Ở đây, tôi chỉ nói qua vài điểm cơ bản trong vấn đề kết hôn mà thôi.

 


Sutra:

People who eat pungent plants and also cultivate samadhi will not be protected by the Bodhisattvas, gods, immortals, or good spirits of the ten directions; therefore, the tremendously powerful demon kings, able to do as they please, will appear in the body of a Buddha and speak dharma for them, denouncing the prohibitive precepts and praising lust, rage, and delusion.

Commentary:


People who eat pungent plants and also cultivate samadhi will not be protected by the Bodhisattvas, gods, immortals, or good spirits of the ten directions. Who is referred to here? Whoever eats the five pungent plants. If you eat them, it's referring to you. If I eat them, it's referring to me. The text leaves the matter open. Why don't dharma protectors and good spirits guard such people? Because they smell too bad.

Preferring purity, the protectors avoid the stench and do not come around to guard such people. However, protectors are essential in cultivation, for where the proper resides, the deviant does not, but where the proper is lacking, the deviant will win the advantage. The "proper" refers to the Dharma protectors and good spirits who guard and aid cultivators of the Way.

But in this case, where they do not come around, the tremendously powerful demon kings, able to do as they please, will appear in the body of a Buddha and speak dharma for them. Seeing an unprotected cultivator, the powerful demonic kings come on the scene and gather him into their retinue. They will enter when they catch you off guard. How great is their power? They can turn into Buddhas!

I've advised you that if in the future you obtain the Buddha eye, you may see Buddhas come or Bodhisattvas come or gods and immortals come or spirits come. But if they are for real, they will have a light about them that is pure and cool, and when it shines on you, you will experience extreme comfort, such as you have never known. That, then, is a true Sage.

If it's a demon, it puts out heat. However, it requires a lot of wisdom to make this distinction. If you lack sufficient wisdom, you will not notice the power of his heat. Of course, the heat is not hot like a fire, but it is the case that the light of a demon carries heat, while the light of a Buddha does not.

Another way you can tell the difference between a demon appearing as a Buddha and an actual Buddha appearing is to look at the dharma they propound. Demon kings will go about denouncing the prohibitive precepts and praising lust, rage, and delusion. They will say, "Don't hold the precepts, that's a small vehicle practice. Those of the great vehicle kill, but it's not killing; steal, but it's not stealing; engage in lust, but it's not lust. So it's no problem. If you kill, you haven't broken any precept. The same goes for stealing and lust. Don't cling to such a small state. Don't hold to such fine distinctions in your conduct. Violations don't matter."

What you do before you receive the precepts does not count as a violation of them. But once you have taken a precept, for example, the precept against killing, it is then a violation of the precept if you commit the act of killing. Why? Because you clearly knew it was wrong but intentionally violated the prohibition.

If you receive the precept against stealing and you go out and steal, you have violated that precept. You may have indulged in sexual misconduct before receiving the precept against it, but that doesn't count as an offense, because it's over and done. But if you conduct yourself in this way after taking the precept, then you violate it.

Before you take the precept against lying, you are not in violation of the precept no matter what you say, but once you receive the precept you can't be irresponsible in what you say. Whatever it is, if you know, you know, and if you don't know, you don't know. You can't say you don't know when you really do; or say you know when you really don't. You can't beat around the bush when you speak. The straight mind is the Bodhimanda.

Someone may think; well, then, if I don't take them, I won't commit any violations, right? But now you know that it is better to take them, and if you don't you are missing the opportunity. If you do not receive the precepts, you will not be able to make any progress, either in your personal life or with regard to the Buddhadharma.

You certainly should continue to make progress. Since we know it is a good thing to do, we should receive the precepts and then carefully uphold them.

But the demon kings do nothing but slander and tear down the precepts and encourage you not to receive them. They praise sexual desire. "It's great," they say. "The more sexual desire you have, the loftier the level of Bodhisattvahood you will realize. Just take Ucchushma, who had to have two to three hundred women a day, but then later cultivated and became Fire-head Vajra. So what's the problem?" And so they go on.

Actually, as soon as he begins praising sexual desire, you should know immediately that he is not a genuine Buddha. As to rage, he says, "Having a temper doesn't matter. The bigger your temper, the bigger your Bodhi. After all, affliction is just Bodhi, so it follows that the more affliction you have, the more Bodhi you'll get. It doesn't matter. Lose your temper whenever you feel like it." The demon king praises rage in this way. "Delusion" just means being stupid and doing things that are upside down. We discussed it earlier:

Through a continual process of dullness and slowness, the upside-down state of stupidity occurs in this world. It unites with obstinacy to become eighty-four thousand kinds of random thoughts that are dry and attenuated.

And the beings without thought turn into earth, wood, metal, or stone. Of course, this doesn't happen to every stupid being. It does happen occasionally, however. But here the demon king praises delusion; he tells you that the stupider you are, the better it is, because if you are stupid it will be easier for him to get you to obey his instructions. You'll fall right in with him. You'll become one of the retinue of the demon kings.

Recently a book came out of India that specializes in praising the tantric practice of men and women cultivating together. This is a book written by demons. Demons praise sexual desire and do not instruct people to put a stop to it. They say that without cutting off sexual desire one can become a Buddha.

But Buddhas are pure, whereas the filthiest thing, the most turbid emotion, is sexual desire. In Chinese the word for marriage (hun) contains a character which is a combination of the word for "woman" (nu) and the word for "confusion" (hun), or "dark delusion." So the very word marriage itself says that as soon as one gets married, one loses wisdom. One's life is spent as if in perpetual night, in darkness and impurity. It is as if one were sleeping the days away, and when one is asleep, one is totally oblivious to everything. Just that is stupidity. Chinese characters often shed insight on the meanings they represent.

On the other hand, what I just said about marriage is not always the case. You have to be flexible when you view things. You can't be too rigid in your opinions. Although I said that marriage is confusion, you can try to gain understanding within that confusion. You can enter that confusion but not get muddled. Shakyamuni Buddha married, and yet he was the wisest of people.

When you just heard that people who eat the five pungent plants are kissed by ghosts, did it alarm you? If you weren't frightened, then you must see it as no problem. If it alarmed you, then stop eating the five pungent plants. If you don't eat them, the gods and immortals will protect you and the ghosts will leave you alone.

If you can marry and stay alert, stay awake, then you won't sink into that confusion. If you enter into the situation, you must not be turned by it. Don't mistake what I said as meaning that I'm opposed to anyone getting married. I'm just exploring a principle.



Kinh văn:

 

Mạng chung tự vi ma vương quyến thuộc  thọ ma phước tận  đọa Vô Gián Ngục 

 

( Đến khi mệnh chung, tự người ấy làm quyến thuộc của Ma vương, khi hưởng thụ phúc Ma đã hết, thì đọa địa ngục vô gián. )

 

 

Giảng giải:

 

Đến khi mệnh chung, tự người ấy làm quyến thuộc của Ma vương.

 

Đây là nói đến người ăn năm loại rau cay. Bởi vì ăn như thế, các Thiện thần, Bồ tát sẽ không ủng hộ họ. Do đó, các Ma vương có thế lực sẽ tiến đến bên họ. Ma vương biến làm thân Phật và nói pháp của quỷ, ngợi khen dâm dục, tức giận và ngu si.

 

Sự hỗn loạn của quỷ làm con người đánh mất đi trí tuệ chân chính, thay vào đó là tà kiến, tà đạo. Ma vương bảo dâm là điều tốt, hãy tin như vậy:

 

“Phật đã nói với tôi như thế! Ngài bảo chẳng hề gì đâu!”. Cái đó gọi là NHẬN kẽ cướp  làm con . Đấy là nhận Ma vương thành ra Đức Phật. Vậy nên: “Khi mệnh chung, họ sẽ trở thành quyến thuộc của Ma vương”. Khi phúc báo thế gian đã hết, họ chết đi và ngoan ngoãn theo bọn ma.

 

Khi hưởng thụ phúc Ma đã hết, thì đọa địa ngục vô gián. Quỷ ma cũng có cái phúc riêng của chúng. 




Có người tu niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nhưng người này đặc biệt rất ham thích vàng bạc. Anh ta niệm danh hiệu Phật chỉ vì nghe nói nơi Tịnh độ, đất toàn bằng vàng, y hình dung khi được ở nơi đó, mình sẽ có vô số vàng. Ngày nọ, anh ta thấy Phật A Di Đà đến, bảo: “Hôm nay ngươi vãng sinh Cực lạc, hãy lấy vàng, bạc của ngươi mang theo”. Vì vậy, anh ta đặt bốn trăm đến năm trăm lạng vàng lên tòa sen của  đức Phật A Di Đà đang cầm. Nhưng trước khi anh ta có cơ hội lên tòa sen, thì tất cả đều biến mất – “Ồ!”. Người đó nghĩ: “Thì ra Phật Di Đà cũng ham tiền. Ông ấy lấy hết vàng của mình rồi!”.




Trong khi đó, trong gia đình anh ta có một con lừa mới sinh ra đã chết. Mọi người thấy bụng con lừa căng cứng và nặng, khi mổ ra xem thì lạ thay! Vàng, bạc từ bụng con lừa đổ ra. Đến lúc ấy mới biết rõ  lòng tham của mình nặng thế nào, và anh ta vui mừng vì chưa đi theo  Phật A Di Đà, vì nếu anh ta đi, thì đã biến thành con lừa nhỏ đó rồi. Hẳn nhiên, anh ta biết hình ảnh Phật A Di Đà kia hiện đến không phải là Phật thật.




Nhiều chuyện lạ như thế, vậy Phật Di Đà có thật không? Hẳn nhiên là có thật rồi. Nhưng vì tri kiến con người lệch lạc nên không phân biệt được đâu là thực, đâu là giả. Trong trường hợp đó chúng ta phải làm thế nào? Phải hết sức cẩn thận đừng tham lam. Bất cứ ai có tư tưởng vãng sinh Cực lạc để có được vàng sẽ chẳng được gì hết. Mặc dù đất Tịnh độ toàn vàng ròng, quí vị cũng chẳng sở hữu cho riêng mình được tí gì. Tu hành là buông bỏ mọi ý tưởng sở hữu.


Đoạn Kinh văn này nói về người ăn năm loại rau cay, tri kiến lệch lạc, sa vào tà kiến, đầu tiên họ trở thành quyến thuộc của Ma vương, sau đó thì đi vào địa ngục. Đoạn lại đi dâu nữa? Không ai biết được.

 

Sutra:

When their lives end, these people will join the retinue of demon kings. When they use up their blessings as demons, they will fall into the Relentless Hell.

Commentary:

When their lives end, these people will join the retinue of demon kings. This refers to people who eat the five pungent plants. Because they eat such things, the gods, immortals, Bodhisattvas, and good spirits do not protect them. Therefore, the demon kings who possess great power can have their way with them. The demon king appears as a Buddha and speaks demonic dharma to them, praising sexual desire, anger, and stupidity. Having been confused by the demons, these people lose their proper knowledge and proper views and any real wisdom. Instead, they harbor deviant knowledge and deviant views.

The demon king says sexual desire is good, and they believe it. "The Buddha told me so! He said it's no problem." That's called mistaking a thief for one's own son. One mistakes the demon king for the Buddha. Therefore, "When their lives end, these people will join the retinue of demon kings." When their worldly blessings are used up, they die and obediently go over to the retinue of the demon king. When they use up their blessings as demons, they will fall into the Relentless Hell. Demons also have their own kind of blessings.

Once there was a cultivator who recited the name of Amitabha Buddha. However, he was particularly greedy, especially for silver and gold. He did recite the Buddha's name, but that's because he had heard that the Land of Ultimate Bliss had ground made of gold, and he figured he could amass a pile of it when he got there.

Then one day he saw Amitabha Buddha come. The Buddha said to him, "Today you should be reborn in the Happy Land, and you can take your gold and silver with you." So he put his four or five hundred ounces of gold on the lotus flower that Amitabha Buddha was holding. But before he had a chance to hop on the flower himself, it disappeared, as did the Buddha holding it. "Oh," thought the man, "Amitabha Buddha likes money, too. He's run off with all my gold!"

At just about that time, in the household of the donor where he was living, a new-born donkey died. They noticed that the belly of the young donkey was hard and heavy, and when they cut it open, lo and behold, the old cultivator's gold and silver were tucked away inside! At that point the old cultivator realized how heavy his greed was, and he rejoiced that he had not gone off with "Amitabha Buddha," for had he gone, he would have become that small donkey. And he knew that the "Amitabha Buddha" who had come was not a genuine state.

Someone wonders, is there really an Amitabha Buddha? Of course there is. But because people have deviant knowledge and deviant views, there are also demons who can appear in the likeness of Amitabha Buddha. Clearly, we should aim to be straight and proper. But how do you do that? Be extremely careful not to be greedy. Anybody who has the idea he can go to the Land of Ultimate Bliss and mine for gold had better wake up fast.

Although the Pure Land may be paved with gold, you can't harbor thoughts of self-benefit and make plans to use it as you please. In cultivation, being off by just one thought can bring about demonic karma. The text says that because people who eat the pungent plants have deviant knowledge and deviant views, they first become demons themselves, and after that they fall into the hells. When will they get out? Nobody knows.



Kinh văn:

 

Nan tu Bồ Đề giả vĩnh đoạn ngũ tân  

thị tắc danh vi đệ nhất tăng tiến tu hành tiệm thứ 

 

( A Nan, người tu đạo Bồ đề phải đoạn hẳn năm loại rau cay, đấy gọi là tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất.)

 

 

Giảng giải:

 

A Nan, ông nghe đấy chứ? Người tu đạo Bồ đề bất cứ người nào theo đạo Bồ đề - phải đoạn hẳn năm loại rau cay. Quý vị phải quyết định dứt khoát không dùng tỏi, hành, hẹ, kiệu, nén. Nếu cứ ăn các thứ ấy, cuối cùng quý vị sẽ cùng Ma vương ở cùng một nơi, còn tránh đi, tất sẽ cùng chư Phật hội tụ một chỗ.

 

Đấy gọi là tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất. Bước tăng tiến thứ nhất trong việc tu hành. Trong tu tập, phải dứt bỏ mọi căn nguyên sinh ra nghiệp ác. Năm loại rau cay là trợ lực cho các Ma vương. Quý vị đừng coi thường, ngũ tân sẽ khiến quý vị mê mờ, hỗn loạn, nó làm chúng ta thành bất tịnh, sự bất tịnh đó càng làm Ma vương thêm thích thú.

 

Sutra:

Ananda, those who cultivate for Bodhi should never eat the five pungent plants. This is the first of the gradual stages of cultivation.

Commentary:

Ananda, have you been listening? Those who cultivate for Bodhi, anybody on the path to Bodhi, should never eat the five pungent plants. You definitely must stop eating onions, garlic, leeks, scallions, and chives. If you eat these things, you can end up in the company of the demon kings. If you don't eat these things, you can join the Buddha's retinue. This is the first of the gradual stages of cultivation. This is the first step of progress for a cultivator of the Way.

In cultivation, one must get rid of the causes which aid in the creation of bad karma. The five pungent plants are one cause which aids the demon kings. You should not regard them as unimportant. The five pungent plants make you turbid and confused. They make you impure, and your impurity puts you together with the retinue of demon kings, for the more impure one is, the better they like it.

Comments

Popular posts from this blog