Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
243. MẬT RỊ TRỤ BÀ DẠ
密唎柱婆夜
MRTYU BHAYA
Vị
tằng hữu pháp diệu nan ngôn
Nhất
thiết ý ngoại tất an toàn
Kim
giáp thiên thần mặc hộ hữu
Thưởng
thiện phạt ác ái bất thiên.
未曾有法妙難言
一切意外悉安全
金甲天神默護佑
賞善罰惡愛不偏
The unprecedented Dharma
is wondrous and inexpressible,
Granting safety from all
accidents.
Celestial spirits in
golden armor offer silent protection.
Rewarding the good and
punishing the evil, they show no favoritism.
Nếu hành
giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương
xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất
cả thiện thần, long vương, kim cang mật tích thường
theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt
hoặc thân mạng của chính họ.
Tiếp đó, Bồ Tát liền đọc lời kệ sắc lệnh rằng:
Ta sai Mật Tích, Kim Cang Sĩ (32)
Ô sô quân đồ ương câu thi (33),
Bát bộ lực sĩ, Thưởng ca la (34),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Ma Hê Na La Diên (35),
Kim Tỳ La Đà Ca Tỳ La (36)
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Bà Cấp Ta Lâu La (37),
Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La (38),
Thường theo ủng hộ bên hành giả
Ta sai Tát Giá Ma Hòa La (39),
Cưu La Đơn Tra Bán Chỉ La (40),
thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tất Bà Dà La Vương (41),
Ưng Đức Tỳ La Tát Hòa La (42),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Phạm Ma Tam Bát La (43),
Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La (44),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Thích Vương Tam Thập Tam (45),
Đại Biện Công Đức Bà Đát Na (46),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Đề Đầu Lại Tra Vương,
Các thần Mẫu nữ, chúng Đại Lực (47),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tỳ Lâu Lặc Xoa Vương (48),
Tỳ Lâu Bác Xoa, Tỳ Sa Môn (49),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Kim Sắc Khổng Tước Vương (50),
Hai mươi tám bộ đại tiên chúng,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Ma Ni Bạt Đà La (51),
Táng Chi đại tướng, Phất La Bà (52),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Nan Đà, Bạt Nan Đà (53),
Bà Dà La Long, Y Bát La (54),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tu La, Càn Thát Bà,
Ca Lâu, Khẩn Na, Ma Hầu La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai thủy, hỏa, lôi, điển thần
Cưu Bàn Trà vương, Tỳ Xá Xà (55),
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Các vị thiện thần này cùng thần long vương, thần Mẫu Nữ đều có 500 đại lực dạ xoa làm quyến thuộc, thường theo ủng hộ ngườI thọ trì thần chú Đại Bi. Nếu ngườI đó ở nơi núi hoang, đồng vắng, ngủ nghỉ một mình, các vị thiện thần ấy thay phiên nhau canh giữ không cho tai ương, chướng nạn phạm đến thân.
Nếu hành giả đi trong núi sâu, lạc mất đường
về, tụng trì chú này, thiện thần, long vương hóa làm
người lành chỉ dẫn lối. Như hành giả trụ nơi núi rừng,
đồng vắng, thiếu thốn nước lửa, long thần vì ủng hộ,
hóa ra nước, lửa.
(32) Mật
tích Kim cang sĩ: thiên thần cầm kim cang xử
theo ủng hộ Phật. GọI là mật tích vì thần này thường theo
Phật nghe những sự tích bản thệ bí mật, hoặc các vị này do Phật, Bồ
Tát thị hiện làm thần, tung tích rất bí mật, chúng
sanh không biết.
(33) Ô Sô quân đồ ương câu thi (Ucchusma angùsa) Ô sô quân
đồ cũng gọI là Ô Sô Sa Ma, dịch là Uế Tích Kim Cang, Ương
câu thi: có nghĩa là Phúc Câu, tên một thứ vũ khí hình như cái móc. Đây là tên
của một vị Minh vương thần, có công đức chuyển uế thành tịnh,
vị thần này và đầu chân lông đều phun ra lửa, mặt mày phẫn nộ, có bốn cánh
tay cầm những thứ vũ khí: gươm, dây roi, xoa hoặc khúc câu.
(34) Bát bộ lực sĩ, Thưởng Ca La: bát bộ lực sĩ chính
là thiên long bát bộ. Thưởng Ca La (Sankara) dịch là Cốt Tỏa
Thiên, đây chính là tên vị thiên thần bộ thuộc của đức Quán Âm,
thống lãnh bát bộ.
(35) Ma Hê Na La Diên (Mahésvara Nàràyana): Ma hê gọi cho đủ là Ma Hê
Thủ La, có nghĩa Đại Tự Tại, dịch là lực sĩ hoặc Kiên cố.
Đây là tên vị thiên thần rất hùng mãnh, có 3 con mắt, 8 cánh tay, ở
cõi Sắc Cứu Cánh.
(36) Kim Tỳ La Đá Ca Tỳ La: gọI tắt là Kim Tỳ La Đà (Kumbhirabà)
dịch là Oai Như Vương, thân hình sắc trắng hồng, tay trái cầm bảo
cung, tay mặt cầm bảo tiễn
(37) Bà Cấp Ta Lâu La: Ta Lâu La cũng gọI là Ca Lâu La, đây chỉ cho vị thần
thống lãnh loài Kim Súy Điểu.
(38) Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La: Chân Đà La tức Khẩn Na
La, đây là chỉ cho tên vị thần thống lãnh loài Nhơn Phi Nhơn.
(39) Tát Giá Ma hòa La: Ma Hòa La cũng gọI Ma Dà La (Makara) tức là
cá Ma Kiệt, loài cá này rất lớn, cơ thể dài đến 700 do tuần. Đây là
tên chỉ cho vị thần thống lãnh loài cá Ma Kiệt.
(40) Cưu Lan Đơn Trà Bán Chỉ La: cũng gọI là Bán Chỉ
Ca (panika), tức là vị đại thần đứng vào hàng thứ ba tronghàng 8 vị dược
xoa đại tướng.
(41) Tất bà già la vương: tức là thọ thần vương, vị thần làm chủ các
loài cây.
(42) Ứng Đức Tì La Tát Hòa La: dịch là Hoan hỉ thần.
(43) Phạm Ma Tam Bát La: tức là Phạm Thiên vương.
(44) Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La: gọI tắt là Diêm ma thiên
(suyàmadeva), vị thiên tử quyết đoán những nghiệp lành dữ của chúng
sanh.
(45) Thích Vương Tam thập tam: tức là trờI Đế Thích ở cõi trờI
Đao LợI, làm chủ 33 cung trờI, đây là chỉ cho vị Đế Thích cùng 32 vị thiên
chủ tùy thuộc.
(46) Đại Biện Công Đức Bà Đát Na: Bà Đát Na dịch
là Tăng Ích, đây là chỉ cho Đại Biện Tài Thiên vương.
(47) Thần Mẫu Nữ, chúng đại lực: tức là thần Quỉ Tử Mẫu, thống
lãnh đại lực dạ xoa.
(48) Tỳ Lâu Lặc Xoa vương (Virùdhaka): Tăng trưởng thiên
vương.
(49) Tỳ Lâu Bác Xoa Tỳ Sa Môn, gọi tắt là Tỳ Sa Môn (Vairasana)
tức Đa Văn Thiên Vương.
(50) Kim Sắc Khổng Tước Vương: tên một vị thần thân mình sắc vàng rực, tay
tả cầm phướng báu, trên báu có chim khổng tước (chim công).
(51) Ma Ni Bạt Đà La (Manibhadra) tức Bảo Hiền, một trong 8 vị dược
xoa đại tướng.
(52) Táng Chi Đại tướng, Phất La Bà: cũng gọI là Phất Bà La
Ha (Puspàraha) dịch là Thực Hoa, một trong 8 vị dược xoa đại tướng.
(53) Nan Đà, Bạt Nan Đà (Nanda, Upananda): dịch là Hoan Hỉ,
Thiện Hoan Hỉ. Tên của 2 vị long vương huynh đệ, Nan
Đà là rồng lớn, Bạt Nan Đà là rồng nhỏ. Hai vị long
vương này mỗI vị đều có 7 đầu, tay hữu cầm đao, tay tả cầm dây.
(54) Bà Già La Long Y Bát La: Bà Già La dịch
là Hàm Hải Long Vương, Y Bát La dịch là Hương Diệp long
vương, mình rồng đầu voi.
(55) Cưu Bàn Trà vương, Tỳ xá xà: Cưu Bàn Trà (Kumbhànda)
dịch là Yểm Mị Quỷ, Tỳ Xá Xà (Pisàca) dịch là Đạm Tinh Khí
Quỷ. Đây là 2 loại quỉ vương trong bát bộ quỉ thần.
Kinh Văn:
“NHƯỢC NĂNG NHƯ PHÁP TỤNG TRÌ, Ư CHƯ CHÚNG SANH, KHỞI TỪ BI TÂM GIẢ, NGÃ THỜI
ĐƯƠNG SẮC NHẤT THIẾT THIỆN THẦN, LONG VƯƠNG, KIM CANG MẬT TÍCH, THƯỜNG TÙY VỆ
HỘ, BẤT LY KỲ TRẮC, NHƯ HỘ NHÃN TINH, NHƯ HỘ KỶ MẠNG.”
Nghĩa: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp, đối với chúng sanh khởi lòng
từ bi, thì lúc đó Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật
Tích, thường theo hộ vệ, không rời bên mình, như gìn giữ tròng mắt, như bảo hộ
tánh mạng của chính họ vậy.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát dạy tiếp: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp...
” Thứ “pháp” mà Quán Thế Âm Bồ-tát nói đến ở đây là pháp gì? Đó là
pháp “Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn”—pháp môn Bốn Mươi Hai Bàn Tay! Quý vị phải biết
rằng: Hiện tại tôi giảng Kinh Đại Bi bởi vì quý vị cần phải
hiểu rõ mọi chỉ dẫn để có thể tu tập cho đúng pháp.
“Y pháp thọ trì” tức là tu tập và hành trì đúng theo những gì đã
dạy trong pháp Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn, và đó không phải chỉ tụng làu làu một mách
từ “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da. Nam Mô A Lị Da...” cho đến hết bài Chú
Đại Bi là đủ. Không phải đơn thuần như thế! Cho nên, đối với pháp môn này, quý
vị cần phải được “chân truyền,” tức là phải được chính thức và thật sự truyền
dạy một cách đúng đắn thì mới được; bằng không, nếu không được chân truyền, mà
chỉ toàn là nói suông và xem kinh nghĩa thôi, thì chẳng thể nào hiểu nổi!
Vậy, nếu người trì tụng Chú Đại Bi chẳng những trì tụng đúng theo
giáo pháp mà còn có thể “đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, thì lúc đó
Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật Tích, thường theo hộ
vệ, không rời bên mình.” Ở đây, “Ta” tức là tiếng tự xưng của Quán Thế
Âm Bồ-tát; Ngài nói rằng: “Lúc bấy giờ, Ta—Quán Thế Âm Bồ-tát—sẽ ra lệnh cho
chư vị Thiện Thần, Long Vương, Hộ Pháp Kim Cang, Mật Tích Bồ-tát, phải luôn
luôn theo sát bên mình người trì tụng Chú Đại Bi ấy.” Như vậy tức là có tám vạn
bốn ngàn vị Kim Cang Tạng Bồ-tát thường xuyên sát cánh, kề cận bên mình người
đó để bảo vệ.
Do đó, những người tụng trì Đại Bi Chú, tu trì Đại Bi Pháp, cần
phải nhớ là không nên sanh dục niệm, chớ khởi những vọng tưởng về desire;
bởi chư Hộ Pháp Thiện Thần đều theo sát bên quý vị, mà nếu tâm trí quý vị cứ
lởn vởn thứ vọng tưởng đó, thì các ngài nhận thấy: “Tên này thật là tệ, chẳng
giữ gìn quy củ gì cả! Thôi, ta không muốn che chở, bảo vệ hắn nữa!”
Cho nên, quý vị tu pháp thì không được sanh vọng tưởng, không được
mơ mộng nhớ nhung cô girlfriend này hay cậu boyfriend nọ!
Nếu quý vị cứ mơ tưởng vẩn vơ như thế, Kim Cang Tạng Bồ-tát sẽ phải lấy bảo
chùy đánh cho quý vị thức tỉnh, và quý vị nếu không đau đầu thì cũng nhức mình
nhức mẩy. Cho nên, nếu quý vị bị nhức đầu hoặc cơ thể cảm thấy đau đớn khó
chịu, đó có thể là do bị Kim Cang Tạng Bồ-tát trừng phạt đấy; Ngài bảo: “Nhà
ngươi thật là tồi tệ, chẳng tuân giữ quy củ gì cả! Hư hỏng quá sức!”
Cho nên, quý vị cần phải thận trọng hơn, đừng bê bối cẩu thả
nữa—không được một mặt thì tụng Chú Đại Bi, mặt khác lại khởi tà tri tà kiến,
dấy sanh vọng tưởng! Hễ tâm quý vị vừa dấy động thì chư Bồ-tát Hộ Pháp lập tức
biết được ngay; bởi các Ngài có Ngũ Nhãn Lục Thông, có thể thấy tường tận được
con người của quý vị từ ngoài vào trong như nhìn xuyên qua lớp thủy tinh trong
suốt vậy!
Quý vị chớ tưởng rằng: “Vô lý, các Ngài làm sao biết được những ý
nghĩ thầm kín của tôi?” Nếu các Ngài không biết, thì các Ngài đã không được tôn
xưng là Phật, là Bồ-tát, là Hộ Pháp! Thế nên, quý vị chớ hoài công đánh lừa các
ngài vô ích. Quý vị không được có lòng cầu may hoặc lừng khừng: “Không sao đâu!
Chỉ là vọng tưởng trong đầu mà thôi, đâu thành vấn đề!” Quý vị phải biết, cái
vọng tưởng này vừa dấy khởi thì tâm quý vị liền trở thành tâm nhiễm ô chứ không
phải là tâm Đại Bi nữa!
“Như gìn giữ tròng mắt, như bảo hộ tánh mạng của chính họ
vậy.” Chư vị Hộ Pháp sẽ che chở bảo vệ người trì Chú Đại Bi chẳng
khác nào bảo vệ đôi mắt hoặc sanh mạng của chính các Ngài vậy.
Kinh Văn:
THUYẾT KỆ SẮC VIẾT:
“NGÃ KHIỂN MẬT TÍCH KIM CANG SĨ,
Ô SÔ QUÂN TRÀ ƯƠNG CÂU THI,
BÁT BỘ LỰC SĨ THƯỞNG CA LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN MA HÊ NA LA DIÊN,
KIM TỲ LA ĐÀ CA TỲ LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN BÀ CẤP TA LÂU LA,
MÃN THIỆN XA BÁT CHÂN ĐÀ LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN TÁT GIÁ MA HÒA LA,
CƯU LAN ĐAN TRA BÁN CHỈ LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN TẤT BÀ GIÀ LA VƯƠNG,
ƯNG ĐỨC TỲ ĐA TÁT HÒA LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.”
Nghĩa:
Lại thuyết kệ sắc lệnh rằng:
“Ta sai Mật Tích Kim Cang Sĩ,
Ô Sô, Quân Trà, Ương Câu Thi,
Bát Bộ Lực sĩ Thưởng Ca La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Ma Hê Na La Diên,
Kim Tỳ La Đà Ca Tỳ La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Bà Cấp Ta Lâu La,
Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Tát Giá Ma Hòa La,
Cưu Lan Đan Tra Bán Chỉ La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Tất Bà Già La Vương,
Ưng Đức Tỳ Đa Tát Hòa La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.”
Lược Giảng:
Lại thuyết kệ sắc lệnh rằng: ... Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ-tát nói
một bài kệ, ra lệnh cho tất cả các Thiện Thần đều phải che chở, ủng hộ người
thọ trì Chú Đại Bi.
“Ta sai Mật Tích Kim Cang Sĩ,/ Ô Sô, Quân Trà, Ương Câu Thi.” Đây là tên của các vị Kim Cang Hộ Pháp. Mỗi vị Kim Cang đều
có thần lực riêng của mình. Có câu “ai có sở trường nấy”—chư vị Hộ Pháp cũng
vậy, vị nào cũng có sở trường hoặc đặc điểm của vị ấy.
Thí dụ, có vị Hộ Pháp thì phát nguyện rằng: “Nếu có người nào tụng
Chú Đại Bi được một trăm lẻ tám (108) biến, thì tôi sẽ thường xuyên túc trực để
ủng hộ người đó; cho dù phải hy sinh tánh mạng, tôi cũng quyết bảo vệ người trì
Chú ấy cho bằng được!”
Trong khi đó, có vị lại nguyện rằng: “Nếu có người nào tụng được dù
chỉ một chữ hoặc một câu của Chú Đại Bi, thì tôi sẽ vĩnh viễn ủng hộ và bảo vệ
người đó!”
Cũng có vị Hộ Pháp nguyện rằng: “Nếu có người nào, đừng nói là tụng
Chú Đại Bi, cho dù chỉ nghe được danh hiệu ‘Chú Đại Bi’ thôi, thì tôi nguyện sẽ
bảo vệ và khiến cho mọi điều mong cầu của người đó đều được thành tựu, muốn gì
được nấy.”
Tuy rằng mỗi vị Kim Cang Hộ Pháp đều lập một lời thệ nguyện khác
nhau, nhưng tựu trung, tất cả đều cùng chung một mục đích—đó là gì? Đó là ủng
hộ người trì Chú Đại Bi, ủng hộ người nghe Chú Đại Bi, ủng hộ người có tín tâm
chân chánh đối với Chú Đại Bi.
Trong Kinh có nói rằng, nếu chúng ta “còn sanh chút lòng nghi, ắt
không được kết quả toại nguyện”; cho nên, nếu quý vị không có tín tâm đối với
Chú Đại Bi, thì quý vị sẽ không thể có được sự thành tựu.
Có người nói rằng: “Tôi tụng Chú rất nhiều mà sao chẳng thấy linh
nghiệm, chẳng thấy công hiệu gì cả?” Đó không phải là do Chú không công hiệu,
mà là vì quý vị thiếu đức tin, thiếu thành khẩn, đầu óc lúc nào cũng lởn vởn
những ý tưởng hoài nghi: “Tại sao không linh nghiệm? Tại sao không thấy có công
hiệu gì cả?”; vì thế mà công hiệu gì, linh nghiệm gì cũng đều không xảy ra cả!
Cho nên, nếu muốn có được sự cảm ứng chân chánh thì thâm tâm quý vị phải hoàn
toàn không còn mảy may hoài nghi.
Đúng ra, nếu tụng Chú Đại Bi mà không thấy hiệu nghiệm thì quý vị
phải hồi quang phản chiếu, tự hỏi chính mình: “Ồ! Phải chăng vì mình thiếu
thành tâm, nên mới không đạt được sự tương ưng với năng lực bất khả tư nghì của
Chú?”
Quý vị không được nói rằng: “Chú Đại Bi không linh nghiệm, những điều giảng nói
trong Chú đều là hoang đường, không có thật!” Chúng ta tuyệt đối không được có
lòng hoài nghi như thế!
Quán Thế Âm Bồ-tát nói rằng: “Ta sai Mật Tích Kim Cang Sĩ.” “Sai”
tức là sai khiến, ra lệnh. Gọi là “mật tích” (hành tung bí mật, kín đáo) bởi lẽ
cho dù những vị Kim Cang Hộ Pháp này đứng ngay bên cạnh quý vị, quý vị cũng
không nhìn thấy được và cũng chẳng hề hay biết. Tất cả các vị Kim Cang Lực Sĩ đều
có sức mạnh phi thường.
“Ô Sô, Quân Trà, Ương Câu Thi” là tên của các vị Hộ Pháp phiên âm
từ tiếng Phạn và vẫn được giữ nguyên như thế trong bài Chú chứ không phiên dịch
ra, cho nên bây giờ chúng ta cũng không cần phải giải thích ý nghĩa của những
tên gọi đó. Quý vị chỉ cần nhớ rằng đó là các vị Kim Cang Hộ Pháp đến để bảo vệ
người trì tụng Chú Đại Bi, như vậy là đủ rồi! Bởi Kim Cang Tạng Bồ-tát có tới
tám vạn bốn ngàn vị, rất đông đảo chứ không phải chỉ có mấy vị trên đây mà thôi
đâu! Cho nên, những tên gọi này, nếu quý vị không hiểu thì cũng không sao!
“Bát Bộ Lực Sĩ Thưởng Ca La.” “Bát
Bộ” tức là Thiên Long Bát Bộ—trời, rồng, cùng tám bộ chúng. “Thưởng Ca La” là
tên của một vị Lực-sĩ thuộc Bát Bộ.
“Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.” Những
vị Hộ Pháp kể trên đều được lệnh của Quán Thế Âm Bồ-tát là phải luôn luôn bảo
vệ, trợ giúp những người trì tụng Chú Đại Bi.
“Ta sai Ma Hê Na La Diên.” “Ma Hê
Na La Diên” chính là thiên chúng của cõi trời Ma Hê Thủ La. “Na La Diên” có nơi
dịch là “đại mãng xà”; tuy nhiên, bất kể đó là ai, nói chung thì tất cả đều
cùng một mục đích là hộ Pháp mà thôi.
Quán Thế Âm Bồ-tát cũng phái Ma Hê Na La Diên, cùng với các vị Hộ
Pháp như “Kim Tỳ La Đà, Ca Tỳ La,/ Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.”
“Ta sai Bà Cấp, Ta Lâu La.” Quán
Thế Âm Bồ-tát lại nói tiếp: “Không phải chỉ có các Kim Cang Lực-sĩ nói trên mà
thôi đâu, Ta còn ban sắc lệnh, khiến các Kim Cang Lực-sĩ, Thiện Thần Hộ Pháp là
Bà Cấp, Ta Lâu La, Mãn Thiện, Xa Bát, Chân Đà La,/ Thường theo ủng hộ
kẻ thọ trì. Họ sẽ luôn luôn kề cận để bảo vệ và giúp đỡ những người
trì Chú Đại Bi.”
“Ta sai Tát Giá Ma Hòa La,/ Cưu Lan, Đan Tra, Bán Chỉ La,/ Thường
theo ủng hộ kẻ thọ trì.” “Đan Tra” chính là vị “Ca Tra”
được nhắc đến ở câu “Ca Tra Bổ Đan Na” trong Chú Lăng Nghiêm. Tất cả những vị
Hộ Pháp này đều được lệnh của Quán Thế Âm Bồ-tát là phải theo dõi để bảo vệ kẻ
trì Chú Đại Bi.
“Ta sai Tất Bà, Già La Vương,/ Ưng Đức, Tỳ Đa Tát Hòa La,/
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì,.” Đây là tên của các vị
quỷ vương hoặc thần vương. Các vị này cũng được lệnh phải thường xuyên kề cận
để che chở cho những kẻ thọ trì, tụng niệm Chú Đại Bi.
Kinh Văn:
“NGÃ KHIỂN PHẠM MA TAM BÁT LA,
NGŨ BỘ TỊNH CƯ DIÊM MA LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN THÍCH VƯƠNG TAM THẬP TAM,
ĐẠI BIỆN CÔNG ĐỨC BÀ ĐÁT NA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN ĐỀ ĐẦU LẠI TRA VƯƠNG,
THẦN MẪU NỮ ĐẲNG ĐẠI LỰC CHÚNG,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
Nghĩa:
Ta sai Phạm Ma Tam Bát La,
Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Thích Vương Tam Thập Tam,
Đại Biện Công Đức Bà Đát Na,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Đề Đầu Lại Tra Vương,
Cả Thần Mẫu Nữ, chúng Đại Lực,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Lược Giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát nói tiếp: “Ta sai Phạm Ma Tam Bát La,/ Ngũ Bộ Tịnh
Cư Diêm Ma La,/ Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.”
“Phạm Ma Tam Bát La” là tên của một vị Hộ Pháp ở cõi trời; còn
“Diêm Ma La” là tên của vị Hộ Pháp thuộc Ngũ Bộ ở cung trời Tịnh Cư. Các vị Hộ
Pháp này được lệnh phải luôn luôn theo bảo vệ kẻ tụng trì Chú Đại Bi.
“Ta sai Thích Vương Tam Thập Tam,/ Đại Biện Công Đức Bà Đát Na,/
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.”
“Thích Vương” tức là vua Đế Thích, Thiên Chủ của cõi trời Ba Mươi
Ba.
“Đại Biện Công Đức Bà Đát Na” tức là vị Hộ Pháp có tài biện luận và
công đức rộng lớn tên Bà Đát Na.
Tất cả những vị Hộ Pháp này đều được Quán Thế Âm Bồ-tát phái đi phù
hộ những người thành tâm trì tụng Chú Đại Bi.
“Ta sai Đề Đầu Lại Tra Vương,/ Cả Thần Mẫu Nữ, chúng Đại Lực,/
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.”
“Đề Đầu Lại Tra Vương” là một trong bốn vị Tứ Đại Thiên Vương.
“Thần Mẫu Nữ” tức là “Quỷ Tử Mẫu” (mẹ của những quỷ con), thống
lãnh bộ chúng Đại Lực—các quỷ thần thuộc hạ của bà đều có sức mạnh phi thường,
riêng bản thân bà thì không.
Vì sao gọi là “Quỷ Tử Mẫu”? Ban đầu, đáng lẽ bà có thể được gọi là
“Thần Tử Mẫu,” nhưng vì bà có hành vi giống như loài quỷ—cứ đi bắt cóc con của
người ta để ăn thịt—nên mới bị gọi là “Quỷ Tử Mẫu.” Nhà nào có trẻ sơ sinh là
Quỷ Tử Mẫu liền tới bắt về ăn; cả trẻ con chừng hai, ba tuổi cũng bị bà bắt ăn
thịt nữa. Bà Quỷ Tử Mẫu có một ngàn (1.000) đứa con trai; những đứa con nít mà
bà đi khắp nơi để lùng bắt và mang về không phải chỉ một mình bà mà cả bầy quỷ
con cùng xúm lại chia nhau ăn.
Một hôm, chư Hộ Pháp Thiện Thần thấy hành vi của Quỷ Tử Mẫu càng
ngày càng quá đáng và không đúng với giáo pháp, bèn quyết định đến bạch với Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni: “Bạch Đức Thế Tôn! Hiện nay trẻ con ở thế gian bị Quỷ Tử
Mẫu bắt ăn thịt gần hết, chỉ còn lại một số rất ít! Nhân loại ở thế gian sắp bị
tuyệt chủng tới nơi rồi; vậy chúng con phải làm gì bây giờ?”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo: “Không sao, việc này không phải là
một vấn đề to tát lắm! Ta đã có cách giải quyết rồi!” Và thế là Đức Phật phái
Mật Tích Kim Cang đi bắt đứa nhỏ nhất trong bầy quỷ con một ngàn đứa của Quỷ Tử
Mẫu về và đem bỏ vào trong bình bát của Phật. Đức Phật lật úp cái bát lại,
khiến đứa nhỏ bị nhốt trong bát, không thoát ra được.
Chú quỷ con bị nhốt một mình trong bát thì sợ hãi khóc òa, Quỷ Tử Mẫu nghe
tiếng khóc liền nhận ra đó là tiếng đứa con út của mình, bèn ra lệnh cho chín
trăm chín mươi chín (999) đứa con còn lại đến hè nhau nhấc cái bát lên cho chú
quỷ út chạy ra, nhưng không thể nào nhấc lên nổi. Thấy thế, Quỷ Tử Mẫu bèn dùng
sức thần thông để lật ngửa cái bát lên, song cái bát vẫn chẳng chịu nhúc nhích.
Ban đầu Quỷ Tử Mẫu chỉ nghĩ là lén cướp lại đứa con mà thôi, nhưng
bây giờ thấy cướp không được thì chỉ còn cách tới hỏi thẳng Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni: “Tại sao Ngài lại bắt cóc con tôi và nhốt nó dưới bình bát của Ngài như
thế? Chao ôi! Nó khóc lóc thảm thiết thế kia mà Ngài chẳng động chút lòng từ bi
nào cả ư?”
Quý vị xem, bà Quỷ Tử Mẫu này dám chỉ trích người khác là không có
lòng từ bi; thế còn bà ăn thịt con của người ta thì thử hỏi bản thân bà có được
chút lòng từ bi nào chăng?
Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới từ tốn hỏi lại: “À! Ngươi có
đông con thế kia thì mất đi một đứa cũng chẳng hề chi! Ngươi có tới một ngàn
đứa con lận, nếu bớt đi một đứa bé này thì có sao đâu?”
Quỷ Tử Mẫu đáp: “Không được! Tôi thì một đứa cũng không thể thiếu
được!”
Đức Phật ôn tồn hỏi: “Ngươi ăn thịt con của người ta, thế thì ngươi
có lòng từ bi chăng?”
Quỷ Tử Mẫu phân trần: “Tôi nào muốn như thế đâu! Ngài cho rằng tôi
thích ăn thịt con nít lắm sao? Nếu không ăn thì cái thân già nua này chịu đói
không nổi! Bởi thịt trẻ con thì mềm mại, thơm ngon vô cùng, mà răng của tôi thì
cũng không còn tốt cho lắm, cho nên tôi mới phải ăn thịt của chúng đấy thôi!”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại hỏi: “Ngươi ăn thịt con của người ta
thì được, còn Ta mới bắt một đứa con út của ngươi thôi mà ngươi đã đau khổ,
cuống quýt đến thế kia! Vậy thì ngươi nghĩ tâm trạng của những kẻ làm cha làm
mẹ trong thiên hạ mà bị mất con là như thế nào?”
Quỷ Tử Mẫu vẫn bướng bỉnh: “Tôi đâu cần phải bận tâm về họ nhiều
như thế! Tôi chỉ lo ăn cho no bụng mình là đủ rồi!”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghiêm giọng phán: “Thế ư? Nếu thế thì Ta cũng chẳng
bận tâm về chuyện của ngươi nữa! Ta chẳng cần biết là ngươi có bị mất con hay
không! Ngươi có bản lãnh thì cứ đem nó về đi!”
Quỷ Tử Mẫu nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói như thế thì lại tìm
cách lật bát, nhưng không tài nào lật lên được. Chẳng còn cách nào khác, Quỷ Tử
Mẫu bèn đến quỳ trước mặt Đức Phật mà khóc lóc năn nỉ, thỉnh cầu Ngài mở lòng
từ bi mà thả con bà ra.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Được! Ngươi muốn Ta trả đứa con lại
cho ngươi, thì cũng được thôi! Ta không ăn thịt con của ngươi đâu, bởi vì Ta
không giống như ngươi—Ta chỉ ăn chay, cho nên, đừng nói là thịt người lớn hay
con nít, bất cứ loại thịt nào Ta cũng không ăn cả!”
Quỷ Tử Mẫu nghe nói như thế thì tự nghĩ: “Ồ! Thì ra người này không
ăn thịt!”; và thắc mắc: “Thế thì Ngài làm sao sống được?”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đáp: “Ta đi hóa duyên các nơi, xin thức ăn
chay.”
Quỷ Tử Mẫu nói: “Thế nhưng tôi biết đi đâu để hóa duyên? Ngài là
Phật nên có thể đi hóa duyên; còn tôi thì đâu làm như thế được. Tôi nào phải là
người xuất gia!”
Đức Phật nói: “Thôi được! Nếu từ rày về sau ngươi sẵn sàng không ăn
thịt trẻ con nữa, thì Ta sẽ bảo các đệ tử của Ta mang thức ăn chay bố thí cho
ngươi—miễn sao ngươi không ăn thịt trẻ con nữa là được.”
Quỷ Tử Mẫu hớn hở thưa: “Nếu tôi có thức ăn đầy đủ thì đương nhiên
là tôi khỏi ăn thịt trẻ con cũng được.”
Thế là, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thả chú quỷ con ra và trả lại cho Quỷ
Tử Mẫu. Do nhân duyên này mà những người xuất gia khi thọ trai đều có lệ “thí
thực.” “Thí” là bố thí, ban phát; “thực” là phạn thực, cơm ăn. Lúc thí thực,
quý Thầy, Cô dành ra một ít thức ăn và xướng rằng:
Đại bàng kim xí điểu,
Khoáng dã quỷ thần chúng,
La-sát Quỷ Tử Mẫu,
Cam-lồ tất sung mãn.
(Chim đại bàng cánh vàng,
Quỷ thần nơi khoáng dã,
Mẹ con quỷ La-sát,
Đầy đủ nước cam-lồ.)
Rồi họ tụng một bài Chú và mấy mẹ con của bà Quỷ Tử Mẫu thảy đều có
được thức ăn no đủ, không còn bị đói khát và do đó không phải ăn thịt con nít
nữa.
Cho nên, chúng ta nhờ không bị Quỷ Tử Mẫu ăn thịt nên bây giờ mới
còn sống và lớn lên cao ráo, khỏe mạnh, lại có được cơ hội học hành, làm việc.
Nếu không nhờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa được Quỷ Tử Mẫu, thì e rằng
nhân loại trên thế giới sẽ không được đông đúc như hiện nay. Ngoài ra, từ đó
Quỷ Tử Mẫu chẳng những không ăn thịt con nít mà còn trở thành kẻ hộ Pháp đắc
lực cho Phật Giáo nữa.
Vậy, khi có người chuyên tâm và theo đúng như giáo pháp mà
trì tụng Chú Đại Bi, thì Quán Thế Âm Bồ-tát gọi Quỷ Tử Mẫu và bảo rằng: “Này
Quỷ Tử Mẫu, đã đến lúc ngươi có thể tạo đôi chút công đức rồi đó. Có người đang
thọ trì Chú Đại Bi này của Ta, vậy ngươi hãy mau mau đi bảo vệ người ấy.” Thế
là Quỷ Tử Mẫu liền thống lãnh một ngàn đứa con trai lực lưỡng, khỏe mạnh, cùng
nhau đi hộ Pháp, cho nên nói là “cả Thần Mẫu Nữ, chúng Đại Lực,/ thường theo
ủng hộ kẻ thọ trì.”
Kinh Văn:
“NGÃ KHIỂN TỲ LÂU LẶC XOA VƯƠNG,
TỲ LÂU BÁC XOA TỲ SA MÔN.
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN KIM SẮC KHỔNG TƯỚC VƯƠNG,
NHỊ THẬP BÁT BỘ ĐẠI TIÊN CHÚNG,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN MA-NI BẠT ĐÀ LA,
TÁN CHI ĐẠI TƯỚNG PHẤT LA BÀ,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN NAN ĐÀ, BẠT NAN ĐÀ,
BÀ GIÀ LA LONG Y BÁT LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN TU LA, CÀN THÁT BÀ,
CA LÂU, KHẨN NA, MA HẦU LA,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.
NGÃ KHIỂN THỦY HỎA LÔI ĐIỆN THẦN,
CƯU BÀN TRÀ VƯƠNG, TỲ XÁ XÀ,
THƯỜNG ĐƯƠNG ỦNG HỘ THỌ TRÌ GIẢ.”
Nghĩa:
“Ta sai Tỳ Lâu Lặc Xoa Vương,
Tỳ Lâu Bác Xoa Tỳ Sa Môn,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Kim Sắc Khổng Tước Vương,
Hai mươi tám bộ Đại Tiên chúng,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Ma Ni Bạt Đà La,
Tán Chi Đại Tướng, Phất La Bà,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Nan Đà, Bạt Nan Đà,
Bà Già La Long, Y Bát La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Tu La, Càn Thát Bà,
Ca Lâu, Khẩn Na, Ma Hầu La,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.
Ta sai Thủy, Hỏa, Lôi, Điển Thần,
Cưu Bàn Trà Vương, Tỳ Xá Xà,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát nói tiếp: “Ta sai Tỳ Lâu Lặc Xoa Vương, Tỳ Lâu Bác
Xoa Tỳ Sa Môn, Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.” Đây đều là tên của các
vị Hộ Pháp Thần Vương của Tứ Đại Thiên Vương. Các vị này từng giây từng khắc
theo bảo vệ người trì tụng Chú Đại Bi.
“Ta sai Kim Sắc Khổng Tước Vương, Hai mươi tám bộ Đại Tiên chúng,
Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.” “Khổng Tước Vương” chính là
Đại Bàng Kim Sí Điểu (chim đại bàng cánh vàng). “Hai mươi tám bộ Đại Tiên
chúng” tức là “nhị thập bát tú”—hai mươi tám vì tinh tú. Lúc giảng Kinh
Lăng Nghiêm tôi đã giảng cho quý vị nghe cả rồi.
“Ta sai Ma Ni Bạt Đà La, Tán Chi Đại Tướng Phất La Bà, Thường theo
ủng hộ kẻ thọ trì.” Quán Thế Âm Bồ tát lại phái Ma Ni Bạt
Đà La cùng Tán Chi Đại Tướng Phất La Bà, vốn là những vị Kim Cang Hộ Pháp, đến
ủng hộ người trì Chú Đại Bi.
“Ta sai Nan Đà, Bạt Nan Đà, Bà Già La Long, Y Bát La, Thường theo
ủng hộ kẻ thọ trì.” Nan Đà và Bạt Nan Đà đều là những vị
Long Vương; còn Bà Già La Long và Y Bát La là Hộ Pháp của Long Vương.
“Ta sai Tu La, Càn Thát Bà, Ca Lâu, Khẩn Na, Ma Hầu La, Thường theo
ủng hộ kẻ thọ trì.” Quán Thế Âm Bồ tát lại phái A Tu La
cùng với Nhạc Thần Càn Thát Bà của Ngọc Đế, và luôn cả Ca Lâu Na, Khẩn Na La,
Ma Hầu La thuộc Thiên Long Bát Bộ, tất cả phải thường xuyên theo phù hộ người
trì tụng Chú Đại Bi.
“Ta sai Thủy, Hỏa, Lôi, Điển Thần, Cưu Bàn Trà Vương, Tỳ Xá
Xà, Thường theo ủng hộ kẻ thọ trì.” “Thủy, hỏa, lôi điển
thần” tức là thủy thần (thần nước), hỏa thần (thần lửa), lôi thần (thần sấm) và
điển thần (thần sét). Cưu Bàn Trà và Tỳ Xá Xà vốn là quỷ, nay đều biến thành kẻ
hộ pháp và cùng nhau bảo vệ người trì Chú. Cho nên, quý vị chỉ cần niệm Chú Đại
Bi thì ngay cả ma cũng đến hộ pháp cho quý vị.
Kinh Văn:
“THỊ CHƯ THIỆN THẦN, CẬP THẦN LONG VƯƠNG, THẦN MẪU NỮ ĐẲNG, CÁC HỮU NGŨ BÁCH
QUYẾN THUỘC ĐẠI LỰC DẠ XOA, THƯỜNG TÙY ỦNG HỘ TỤNG TRÌ ĐẠI BI THẦN CHÚ GIẢ.”
Nghĩa: “Các vị thiện thần cùng thần Long Vương, thần Mẫu Nữ này, mỗi vị có
năm trăm Đại Lực Dạ-xoa làm quyến thuộc, thường theo ủng hộ người trì tụng Thần
Chú Đại Bi.”
Lược giảng:
“Các vị thiện thần cùng thần Long Vương, thần Mẫu Nữ này, mỗi vị có năm trăm
Đại Lực Dạ-xoa làm quyến thuộc.” Tất cả các vị thiện thần hộ Pháp kể
trên—Thiên Long Bát Bộ, Tứ Thiên Vương, cùng hết thảy long chúng, quỷ chúng,
thần chúng, và hết thảy Kim Cang Lực Sĩ, thần Long Vương, thần Mẫu Nữ, ...—mỗi
một vị đều có năm trăm quyến thuộc. Những quyến thuộc ấy toàn là quỷ Đại Lực Dạ
Xoa và tất cả đều “thường theo ủng hộ người trì tụng Thần Chú Đại Bi.”
Kinh Văn:
“KỲ NHÂN NHƯỢC TẠI KHÔNG SƠN KHOÁNG DÃ, ĐỘC TÚC CÔ MIÊN, THỊ CHƯ THIỆN THẦN,
PHIÊN ĐẠI TÚC VỆ, TÍCH TRỪ TAI CHƯỚNG.
NHƯỢC TẠI THÂM SƠN, MÊ THẤT ĐẠO LỘ, TỤNG THỬ CHÚ CỐ, THIỆN THẦN LONG VƯƠNG, HÓA
TÁC THIỆN NHÂN THỊ KỲ CHÁNH ĐẠO.
NHƯỢC TẠI SƠN LÂM KHOÁNG DÃ, PHẠT THIỂU THỦY HỎA, LONG VƯƠNG HỘ CỐ, HÓA XUẤT
THỦY HỎA.”
Nghĩa: “Người đó, nếu ở nơi không sơn khoáng dã ngủ nghỉ một mình, các thiện
thần này sẽ thay phiên túc trực bảo vệ, ngăn trừ tai chướng; nếu ở nơi thâm sơn
quên đường lạc lối, tụng trì Chú này, thiện thần, Long Vương sẽ hóa làm thiện
nhân chỉ đúng đường về; nếu ở nơi núi rừng khoáng dã, thiếu thốn nước lửa, Long
Vương vì ủng hộ sẽ biến hóa ra nước lửa.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát nói tiếp: “Người đó, nếu ở nơi không sơn khoáng dã
ngủ nghỉ một mình...” “Không sơn” tức là nơi vắng vẻ, không có người
ở. “Khoáng dã” là nơi rất hoang vu, rất ít người lai vãng. Như vậy, giả sử
người trì Chú Đại Bi đó sống đơn độc một mình ở chốn núi rừng hoang vắng để tu
hành, thì “các thiện thần này sẽ thay phiên túc trực bảo vệ.”
“Thay phiên (phiên đại)” tức là luân phiên, lần lượt thay phiên nhau. Chẳng hạn
vị thiện thần này tức trực bảo vệ trong hai tiếng đồng hồ, sau đó có vị khác
đến thay thế; vị mới đến này canh gác được hai tiếng đồng hồ thì lại có một vị
khác nữa đến gác thay. Hoặc là, vị rồng này đến túc trực bảo vệ được hai giờ
đồng hồ thì có vị thần đến bảo: “Hết phiên của ngài rồi, ngài hãy về nghỉ đi.
Bây giờ đến lượt tôi bảo vệ người này!” Rồi hai tiếng đồng hồ sau thì có thể là
đứa con trai lớn của Quỷ Tử Mẫu xuất hiện và nói: “Hết phiên trực của ngài rồi
đấy, chắc ngài cũng tired lắm rồi. Ngài hãy về nghỉ ngơi đi,
tôi sẽ ở đây tiếp tục bảo vệ người này!” Đó gọi là “phiên đại túc vệ,” tức là
thay phiên nhau túc trực để sẵn sàng bảo vệ người trì Chú Đại Bi.
“Ngăn trừ tai chướng.” Người trì Chú Đại Bi đó nếu
có tai nạn gì thì đều được tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, bình an vô sự; nếu có
chướng ngại gì thì cũng được hóa giải, không thể xảy ra.
“Nếu ở nơi thâm sơn mà quên đường lạc lối, tụng trì Chú này, thiện
thần, Long Vương sẽ hóa làm thiện nhân chỉ đúng đường về.” Giả sử quý vị đi vào sâu trong núi và bị lạc đường, mất phương
hướng, không phân biệt được đông tây nam bắc là đâu với đâu; lại thêm cây cối
um tùm rậm rạp che khuất ánh sáng mặt trời, khiến cho quý vị càng thêm hoang
mang bối rối, không biết phải theo hướng nào mà đi cho đúng. Bấy giờ, nếu quý
vị có thể tụng niệm Chú Đại Bi thì chư thiện thần cùng Long Vương sẽ biến thành
người để chỉ đường cho quý vị: “Hãy đi về phía này!” và dẫn đường cho quý vị.
“Nếu ở nơi núi rừng khoáng dã, thiếu thốn nước lửa, Long Vương vì
ủng hộ sẽ biến hóa ra nước lửa.” Giả sử người trì tụng
Chú Đại Bi phải ở chốn thâm sơn cùng cốc, hoang vu vắng vẻ, chịu thiếu thốn mọi
bề, hoàn toàn không có nước và cũng chẳng có lửa, thì Long Vương vì muốn bảo vệ
và giúp đỡ người đó, sẽ biến hóa ra nước và lửa cho người đó dùng.
Bây giờ tôi tổng hợp bài Chú Đại Bi, tóm tắt ý nghĩa toàn bài bằng
bốn câu kệ như sau:
Đại Bi Đại Chú thông địa thiên,
Nhất bách nhất thiên Thập Vương hoan,
Đại bi đại từ năng khử bệnh,
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền.
(Đại Chú Đại Bi xuyên trời đất,
Ngàn ngày trăm biến, mười vua vui,
Đại từ đại bi trừ bệnh tật,
Gương nghiệt soi tới, biển treo cao!)
“Đại Bi Đại Chú thông địa thiên” (Đại Chú Đại Bi xuyên trời đất). Ở
đây có Đại Chú đại từ đại bi, vốn là “Chú trung chi vương” (vua trong các loại
Chú), thông thiên triệt địa, suốt trời thấu đất. Một khi quý vị niệm Chú Đại Bi
thì các vị thần ở cõi trời đều kính cẩn đến lắng nghe. Cả các loài quỷ cũng
vậy, ai nấy đều cung kính chắp tay và quỳ xuống yên lặng lắng nghe quý vị tụng
Chú Đại Bi. Vì sao Chú Đại Bi có công năng hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại
đạo? Bởi vì bè lũ thiên ma ngoại đạo hễ nghe tới Chú Đại Bi thì chẳng khác nào
nhận được hiệu lệnh, tất cả đều phải răm rắp y theo mệnh lệnh mà thi hành.
“Nhất bách nhất thiên Thập Vương hoan” (ngàn ngày trăm biến, mười vua vui). Một ngàn ngày tức là ba
năm. Nếu quý vị mỗi ngày có thể tụng Chú Đại Bi đủ một trăm lẻ tám (108) biến,
và cứ đều đặn tụng niệm như thế trong ba năm—hoặc là mỗi ngày tụng một ngàn
biến và tụng suốt ba năm thì càng tốt hơn nữa—thì Thập Điện Diêm Quân (mười vua
Diêm La cai quản mười điện) ở địa ngục sẽ sanh lòng hoan hỷ, và bảo rằng: “Hay
lắm! Người này đang tu Chú Đại Bi!” Nếu có thể tu pháp Đại Bi, niệm Chú Đại Bi
một trăm lẻ tám biến, đồng thời lại có thể tu pháp Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn nữa,
thì sẽ được rất nhiều lợi ích, công hiệu gấp bội,
“Đại bi đại từ năng khử bệnh” (đại từ đại bi trừ bệnh tật). Như tôi đã nói ở phần trước, trên thế
gian này có tám vạn bốn ngàn thứ bệnh, nếu quý vị thành tâm trì niệm Chú Đại Bi
thì đều trị lành được cả.
“Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền” (gương nghiệt soi tới, biển treo cao). Trong địa ngục, ở chỗ của
Thập Điện Diêm Quân có một đài gương, trên đó đặt một tấm gương soi, gọi là
“nghiệt kính đài” (đài gương soi tội). Vì sao gọi là “nghiệt kính đài”? Khi đọa
địa ngục, nhìn vào gương soi tội này thì quý vị sẽ thấy hiện lên tất cả những
tội nghiệt mà mình đã gây tạo lúc còn sống. Mọi hành vi, việc làm của quý vị
đều hiện ra trong gương—rõ ràng từng cảnh mục, từng chi tiết, chẳng khác nào
trên màn ảnh xi-nê vậy. Chẳng hạn trước kia quý vị đã từng giết người, thì
trong gương sẽ hiện rõ cảnh giết chóc đó. Quý vị hoặc là đã từng ăn trộm ăn
cướp, làm điều bất chánh, ăn gian nói dối, rượu chè cờ bạc... nhất nhất mọi
hành vi của quý vị trước đây đều hiện ra đầy đủ trong tấm “nghiệt kính,” chẳng
sót điều gì.
Nếu quý vị là người trì tụng Chú Đại Bi thì khi dùng nghiệt kính để
soi sẽ không thấy hiện lên gì cả, bởi mọi tội nghiệt mà quý vị gây ra đều đã
tiêu tan, không còn nữa. Bấy giờ, trong địa ngục sẽ treo cho quý vị một tấm
biển, trên đó có viết rằng: “Tất cả quỷ thần đều phải cung kính, tôn trọng
người này. Đây là một người thọ trì Chú Đại Bi.” Và đó là ý nghĩa của câu
“nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền.”
Bàng môn quỉ quái nan độn hình
Câu lưu pháp bảo đa biến hóa
Trừ tà phù chánh bí văn linh.
Quyến-Sách Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment